Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Mã số Khai Thuế Cá Nhân (ITIN Individual Taxpayer Identification Number)


ITIN là gì?

Mã số Khai Thuế Cá Nhân (Individual Taxpayer Identification Number, hay ITIN) là số cứu xét thuế do Sở Thuế Vụ cấp. Đó là số có chín chữ số luôn bắt đầu bằng số 9 và có dãy số từ 70-88 ở số thứ tư và thứ năm, thí dụ 9XX-70-XXXX. IRS cấp số ITIN cho những người bị đòi hỏi phải có số nhận diện người đóng thuế Hoa Kỳ nhưng chưa có, và không đủ điều kiện được Số An Sinh Xã Hội (Social Security Number, hay SSN) từ Ban Điều Quản An Sinh Xã Hội (Social Security Administration, hay SSA). ITIN sẽ được cấp bất kể tình trạng nhập cư vì cả ngoại nhân thường trú lẫn ngoại nhân không thường trú đều bị đòi hỏi phải có số khai thuế hay báo cáo Hoa Kỳ theo Luật Thuế Vụ. Những người này phải có đòi hỏi khai thuế và nộp bản khai thuế lợi tức liên bang hợp lệ mới được cấp số ITIN, trừ khi họ đáp ứng điều ngoại lệ.



ITIN dùng để làm gì?
ITIN chỉ để báo cáo thuế liên bang, và không dùng để phục vụ cho bất cứ mục đích nào khác. IRS cấp số ITIN để giúp người dân tuân theo luật thuế vụ Hoa Kỳ, và cung cấp phương tiện để giải quyết và ghi chép hữu hiệu cho bản khai thuế và tiền trả cho những người không đủ điều kiện được Số An Sinh Xã Hội. Số ITIN không cho phép làm việc tại Hoa Kỳ hay giúp có đủ điều kiện được quyền lợi An Sinh Xã Hội hoặc Khấu Trừ Thuế Lợi Tức Do Lao Động.



Người nào cần có ITIN?
IRS cấp số ITIN cho kiều bào ngoại quốc và những người khác bị đòi hỏi phải báo cáo hay khai thuế liên bang và không đủ điều kiện được SSN. Ngoại nhân nào không thường trú không đủ tiêu chuẩn được SSN cần nộp bản khai thuế Hoa Kỳ chỉ để xin hoàn thuế theo những điều khoản của hiệp ước thuế Hoa Kỳ, sẽ cần có ITIN.


Những thí dụ khác về người cần ITIN bao gồm:
• Người nước ngoài không thường trú cần phải nộp bản khai thuế Hoa Kỳ. 
• Người nước ngoài thường trú Hoa Kỳ (dựa theo số ngày cư trú tại Hoa Kỳ) nộp bản khai thuế Hoa Kỳ. 
• Người phụ thuộc hay người hôn phối của công dân Hoa Kỳ/ngoại nhân thường trú. 
• Người phụ thuộc hay người phối của người có thị thực là ngoại nhân không thường trú.



Làm thế nào tôi biết mình cần có ITIN?
Nếu quý vị không có SSN và không đủ tiêu chuẩn được SSN, nhưng cần cung cấp số nhận diện thuế liên bang hay nộp bản khai thuế lợi tức liên bang thì phải nộp đơn xin ITIN.

Nếu quý vị nộp đơn xin SSN nhưng chưa được giải quyết, thì không nộp W-7. Chỉ điền vào Mẫu W-7 nếu Ban Điều Quản An Sinh Xã Hội (Social Security Administration, hay SSA) báo cho quý vị biết là không thể cấp SSN.

Muốn xin số SSN, xem mẫu SS-5, Application for a Social Security Card (Đơn Xin Thẻ An Sinh Xã Hội). Muốn lấy Mẫu SS-5 hoặc muốn biết mình có đủ tiêu chuẩn được SSN hay không, viếng thăm Mạng Lưới Ban Điều Quản An Sinh Xã Hội hoặc liên lạc văn phòng SSA. Theo luật, thì người nước ngoài không thể có cả ITIN và SSN. IRS giải quyết bản khai thuế thể hiện SSN hoặc ITIN trên khoảng trống mà mẫu thuế đòi hỏi SSN. IRS sẽ không nhận, và không giải quyết các mẫu thể "SSA205c", "nộp đơn xin", "NRA", có khoảng trống, v.v…



Làm thế nào để nộp đơn xin ITIN?
Mẫu W-7, Đơn Xin Số Nhận Diện Người Đóng Thuế của IRS để nộp. Đính kèm bản khai thuế lợi tức liên bang hợp lệ, trừ khi quý vị đủ điều kiện được điều ngoại lệ, và chứng minh danh tánh bản gốc, có công chứng, hay chứng thực và giấy tờ về tình trạng ngoại nhân của quý vị. Do nộp bản khai thuế như là bản đính kèm cho đơn xin ITIN, quý vị không nên gởi bản khai thuế đến địa chỉ nêu trong hướng dẫn Mẫu 1040, 1040A hay 1040EZ. 

Các giấy tờ cần thiết
1. W-7
2. Giấy khai thuế: Form 1040
3. Passport bản chính + copy passport (công chứng)
4. Khai sinh bản chính + copy khai sinh (công chứng)
5. Hôn thú bản chính + copy hôn thú (công chứng)
Nếu không phải bằng tiếng Anh phải dịch sang tiếng Anh.

Gởi đến địa chỉ

Internal Revenue Service (Sở Thuế Vụ)
Austin Service Center
ITIN Operation
P.O. Box 149342
Austin, TX 78714-9342


Quý vị cũng có thể nộp đơn dùng dịch vụ của Đại Điện Thu Nhận được IRS ủy quyền hay viếng thăm Trung Tâm Trợ Giúp Người Đóng Thuế của IRS thay vì gởi thông tin qua bưu điện cho IRS tại Austin. Trung Tâm Trợ Giúp Người Đóng Thuế ( Taxpayer Assistance Centers, hay TACs) tại Hoa Kỳ có giúp đỡ trực tiếp cho người xin ITIN trên căn bản không cần lấy hẹn hoặc lấy hẹn. Đương đơn ngoài Hoa Kỳ nên liên lạc với văn phòng IRS hải ngoại để biết văn phòng đó có nhận đơn xin Mẫu W-7 hay không. Đơn Vị ITIN của IRS tại Austin cấp số qua bưu điện.



Khi nào nên nộp đơn xin ITIN?
Quý vị nên điền vào Mẫu W-7 ngay sau khi sẵn sàng nộp bản khai thuế lợi tức liên bang, vì quý vị cần đính kèm bản khai thuế vào đơn xin. Nếu quý vị đáp ứng một trong những ngoại lệ cho đòi hỏi khai thuế thì nộp Mẫu W-7, cùng với giấy tờ chứng minh danh tánh, tình trạng ngoại nhân và các loại giấy tờ bổ sung cần thiết để chứng minh quý vị đủ điều kiện được ngoại lệ càng sớm càng tốt sau khi biết rằng mình được ngoại lệ đó. Quý vị có thể nộp đơn xin ITIN vào bất cứ lúc nào trong năm, tuy nhiên, nếu nộp bản khai thuế đính kèm vào Mẫu W-7 sau ngày đáo hạn của bản khai thuế thì quý vị sẽ bị tính tiền lãi và/hoặc tiền phạt. Quý vị nên nộp bản khai thuế năm hiện tại vào trước ngày đáo hạn để tránh bị tính lãi và/hoặc tiền phạt.



Tôi có thể nhờ giúp làm đơn xin ITIN ở đâu?
Quý vị có thể gọi số miễn phí của IRS là1-800-829-1040 để biết thông tin và giúp đỡ điền vào Mẫu W-7 và bản khai thuế, hoặc để xem tình trạng đơn xin của mình sau khi nộp Mẫu W-7 được sáu tuần.

Có trợ giúp tại Trung Tâm Trợ Giúp Người Đóng Thuế của IRS tại Hoa Kỳ, giúp trực tiếp làm đơn xin ITIN trên căn bản không cần lấy hẹn hoặc lấy hẹn. Đương đơn ngoài Hoa Kỳ nên liên lạc với văn phòng IRS hải ngoại để biết văn phòng đó có nhận đơn Mẫu W-7 hay không.

Quý vị cũng có thể dùng dịch vụ của Đại Lý Thu Nhận được ủy quyền của IRS.



Làm thế nào và khi nào có thể nhận số ITIN?
Nếu đủ điều kiện được ITIN và đơn xin điền đầy đủ thì quý vị sẽ nhận thư từ IRS cho số nhận diện đóng thuế, thường là trong vòng sáu tuần. Nếu chưa nhận ITIN hay thư tín khác sau khi nộp đơn được sáu tuần thì quý vị có thể gọi số miễn phí 1-800-829-1040 của IRS để hỏi về tình trạng đơn xin của mình.



ITIN có hợp lệ để nhận diện không?
Không. ITIN không phải là nhận diện hợp lệ ngoài hệ thống thuế. Vì ITIN chỉ dành để giải quyết thuế, IRS không áp dụng cùng tiêu chuẩn như những cơ quan cung cấp chứng nhận danh tánh chính hiệu. Đương đơn ITIN không cần đích thân nộp, và IRS sẽ không công nhận mức xác thực của giấy tờ nhận diện. ITIN không chứng minh danh tánh ngoài hệ thống thuế Liên Bang, và không được đưa ra hay chấp nhận là để nhận diện cho mục đích không liên quan đến thuế.



ITIN có hợp lệ cho mục đích làm việc không?
Không. ITIN chỉ dành cho mục đích thuế lợi tức liên bang mà thôi. Có ITIN sẽ không thay đổi tình trạng nhập cư hay quyền làm việc tại Hoa Kỳ của quý vị.



Có thể dùng ITIN làm giấy tờ tùy thân xin giấy phép lái xe tiểu bang không?
Không. ITIN không phải là nhận diện hợp lệ ngoài hệ thống thuế. Muốn biết thêm thông tin xem liên lạc DMV cung cấp cho các sở xe động cơ tiểu bang (Department of Motor Vehicles, hay DMV).
# Lưu ý:
 

Nếu không tự làm được thì bạn cần điền:


1. W-7
2. Passport bản chính + copy passport (công chứng)
3. Khai sinh bản chính + copy khai sinh (công chứng)
4. Hôn thú bản chính + copy hôn thú (công chứng)
Nếu không phải bằng tiếng Anh phải dịch sang tiếng Anh.


Đem hết những giấy tờ đó tới trực tiếp văn phòng IRS chi nhánh tại địa phương cư trú, cộng chung với bản khai thuế 1040. Một khi nhân viên IRS nơi đây tiếp nhận hồ sơ và đóng dấu mộc họ sẻ gởi đi giúp bạn thì kết quả sẻ chắc chắn hơn.

IRS sẽ gởi cho bạn số ITIN, tới khi đó bạn dùng số ITIN được cấp để hoàn thiện mẩu 1040 cho năm 2011 và chính thức gởi cho IRS.
Trong trường hợp tới thời điểm April 15, mà bạn vẫn chưa nhận được số ITIN, bạn điền đơn xin gia hạn ngày khai thuế.
 http://www.irs.gov/Individuals/General-ITIN-Information

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

BẰNG CHỨNG QUAN HỆ HÔN THÊ HÔN PHU HOẶC VỢ CHỒNG

Bài viết là tổng hợp các bài viết của nhiều luật sư khác nhau. Bài này có thể áp dụng cho các diện bảo lãnh vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu ở hầu như khắp mọi nơi trên thế giới như Canada, Mỹ, Pháp. Úc, v.v…

Nếu bạn nộp đơn xin visa diện hôn thê hôn phu, bạn sẽ phải thu thập những bằng chứng bạn có ý định kết hôn thật. Nếu bạn nộp đơn xin visa diện vợ chồng, bạn sẽ phải thu thập những bằng chứng bạn đã kết hôn thật.



Sau đây là một vài điều giúp bạn chứng minh quan hệ của bạn.

1. Mở một tài khoản ngân hàng chung. Có một vài quốc gia mà bạn không thể mở tài khoản ngân hàng chung. Trong một vài trường hợp, bạn có thể mở tài khoản chung ở Mỹ nếu cung cấp được cho ngân hàng những giấy tờ nhận dạng. Tốt nhất là cả hai người sử dụng tài khoản chung đó để đặt tiền vào và rút tiền ra.

2. Làm đơn xin thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ chung. Tài chánh chung là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên di trú xem xét khi quyết định hôn nhân thật hay giả.

3. Thêm tên trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nếu bạn có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì bạn hãy thêm tên của người thừa hưởng là người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn. Tương tự như vậy, nếu bạn có di chúc thì bạn hãy sửa lại di chúc của bạn để thêm tên của người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn là người thừa hưởng di chúc.

4. Sửa đổi hợp đồng thuê nhà. Nếu hai người sống chung mà chỉ có một người có tên trong tờ hợp đồng thuê nhà thì bạn yêu cầu chủ nhà sửa đổi hợp đồng thuê nhà để thêm tên của người kia. Ngoài ra, bạn cũng nên thâu lượm thêm những bằng chứng khác chứng minh hai người ở chung với nhau, như biên lai mướn nhà có tên của cả hai người trên đó, bằng lái x echo thấy địa chỉ chung, và thư từ gửi về địa chỉ đó cho người này hoặc người kia.

5. Giấy tờ điện thoại. Hãy chứng minh rằng hai người gọi điện thoại cho nhau, nhất là khi sống xa nhau. Điều này dễ thực hiện nếu bạn có hóa đơn điện thoại với chi tiết những cuộc gọi. Không nên sử dụng thẻ điện thoại vì chúng không cò chi tiết những cuộc gọi. Một phương pháp rẻ tiền là dùng MagicJack hoặc Skype, v.v… Với MagicJack, bạn bấm vào nút MY ở phía trên bên trái của màn ảnh. Nó sẽ dẫn bạn đến trang https://web01.magicjack.com/my/login.html để bạn vào số điện thoại MagicJack hoặc địa chỉ email và khẩu lệnh của bạn. Khi vào trong đó, bạn chọn My Contacts trước, My Call Logs kế tiếp và sau cùng là Show. Bạn sẽ thấy chi tiết những cuộc gọi đi và goi đến (số điện thoại, ngày/giờ, thời gian nói chuyện). Chi tiết những cuộc gọi thường chỉ được lưu trong vòng 6 tháng. Do đó, bạn nên in ra một vài lần trong năm.

6. Sử dụng kỹ thuật cao. Nếu bạn là người thích kỹ thuật hay dùng Instant Messages (IMs còn gọi là Tin nhắn nhanh) và Text Messages (SMS còn gọi là Tin nhắn văn bản), hãy chứng minh điều đó. Thí dụ, trong Skype, bạn chọn View và Recent để tìm những tin nhắn nhanh hay tin nhắn văn bản cuối cùng của bạn. Cũng như điện thoại, chi tiết những tin nhắn thường chỉ được lưu trong vòng 6 tháng. Do đó, bạn nên in ra một vài lần trong năm.

Nếu bạn dùng Facebook hoặc những phương tiện xã hội khác, xin lưu ý rằng chính phủ sẽ để ý đến bạn. Cả Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) lẫn nhân viên lãnh sự đều báo cáo rằng họ có thể xem xét phương tiện xã hội khi điều tra tính chất hợp lệ của một quan hệ. Bạn có thể sử dụng phương tiện xã hội để chứng minh quan hệ của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tự kiểm duyệt chính bạn bằng cách tránh nói đến những sinh hoạt có thể bất hợp pháp hay phản ảnh xấu về bạn.

7. Gửi tiền. Nếu bạn không có tài khoản chung vì lý do diện hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng sống xa nhau, bạn có thể hỗ trợ tài chánh cho người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn như nhiều người khác đã từng làm chuyện đó. Thay vì gửi tiền mặt, bạn nên gửi tiền dưới dạng có thể dung làm bằng chứng. Western Union, MoneyGram, và chuyển tiền bằng điện báo ngân hàng là những cách tốt để gửi tiền vì bạn sẽ biên nhận với tên họ người gửi và tên họ người nhận. Những cách đó mặc dù tốt nhưng có thể đắt tiền. Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mở tài khoản cùng ngân hàng với người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn. Có những ngân hàng không thu lệ phí hoặc thu lệ phí thấp khi bạn chuyển tiền giữa các tài khoản khác nhau của những khác hàng khác nhau trong cùng hệ thống ngân hàng. Khi bạn gửi tiền, bạn nên ghi chú mục đích như “Tiền để ăn Tết”. Điều này có thể có ích cho bạn.

8. Đi du ngoạn chung. Chứng minh rằng bạn đi du lịch hay nghỉ phép chung với người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn là một cách rất tốt để chứng minh quan hệ thật. Bạn nên lưu giữ vé máy bay, giấy đặt phòng/đăng ký phòng/hóa đơn khách sạn có tên của hai người, hình ảnh, và dấu hộ chiếu (nếu bạn đi du lịch ở nước ngoài).

9. Gặp bố mẹ của người hôn thê hôn phu hoặc của người phối ngẫu. Nếu bạn chưa gặp bố mẹ người hôn thê hôn phu hoặc bố mẹ người phối ngẫu của bạn thì bạn hãy cố gắng gặp họ. Hãy chứng minh những cuộc đi chơi và hãy chụp hình chung. Nếu bạn không thể gặp mặt họ thì hãy cố gắng liên lạc với họ bằng điện thoại (chứng minh những cuộc gọi), thư từ (như cố gắng gửi cho họ thiệp chúc sinh nhật hoặc thiệp Giáng Sinh), hoặc bằng Internet (tin nhắn nhanh hoặc tin nhắn văn bản).

10. Trang bị tập ảnh (album) của bạn. Hãy xếp theo thứ tự thời gian những hình ản trong suốt quá trình quan hệ, kể từ lúc hai người gặp mặt nhau cho đến bây giờ. Không nên chỉ có ra những tấm hình chỉ có hai người mà phải có cả những tấm hình chụp với bạn bè và gia đình của hai người. Bạn nên dùng những máy chụp hình ghi ngày tự động. Bạn nên ghi trên từng tấm hình chú thích về duyên cớ, nơi và ngày chụp hình cùng tên và quan hệ của những người trong hình. Tuy nhiên xin bạn lưu ý rằng Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) sẽ không trả lại bất cứ hình ảnh nào. Do đó, bạn nên lưu lại những tấm hình của bạn.

11. Báo cho chỗ làm của bạn biết. Thông thường, chỗ làm của bạn muốn biết thông tin về họ hàng hoặc bạn bè của bạn là người mà họ có thể liên lạc khi có chuyện khẩn cấp hay/và là người thừa hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay sức khỏe của chỗ làm. Hãy cho họ tên họ của hôn thê hôn phu hoặc của người phối ngẫu của bạn.

Dĩ nhiên là có một vài quan hệ dễ chứng minh hơn những quan hệ khác. Ở một thái cực này, bạn sẽ dễ chứng minh trường hợp của bạn nếu bạn tổ chức đám cưới với hàng trăm khách mời, có con chung, có bất động sản hoặc tài khoản ngân hàng đứng tên chung và khai thuế chung. Ở một thái cực khác, bạn sẽ khó chứng minh trường hợp của bạn nếu bạn là người hôn thê hôn phu chỉ gặp mặt nhau có một hoặc hai lần (hay là một cặp vợ chồng có kết hôn sống xa nhau), nếu bạn không nói lưu loát tiếng của người kia, nếu quá trình văn hóa khác nhau, nếu bạn có nhiều cuộc hôn nhân trước, và tuổi của hai người cách nhau nhiều thập niên. Đa số trường hợp nằm ở giữa.

Khi đi phỏng vấn, bạn hãy mang theo bản chánh của những giấy tờ nói ở trên cùng với bản sao của chúng. Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và Sở Di Trú Canada (CIC) chấp nhận bản sao, nhưng họ có quyền yêu cầu bản chánh. Ngoài ra, tất cả giấy tờ bằng tiếng khác phải kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (trong trường hợp ở Canada) có công chứng.

Người bảo lãnh sẽ phải dự cuộc phỏng vấn nếu bảo lãnh ngay trong Canada hay trong nước Mỹ.

Sau đây là những dấu hiệu cho thấy khả năng hôn nhân gian lận mà nhân viên di trú hoặc nhân viên lãnh sự sẽ xem xét. Nếu càng có nhiều dấu hiệu trong trường hợp của bạn thì bạn càng cấn có nhiều bằng chứng để chứng minh quan hệ của bạn:

• Hai người cách nhau nhiều tuổi;
• Đàn bà lớn hơn đàn ông nhiều tuổi;
• Người bảo lãnh và người được bảo lãnh không nói được tiếng của nhau;
• Vợ chồng sống xa nhau vì những lý do ngoài lý do học vấn và nghề nghiệp;
• Vợ chồng sống xa nhau ở hai nước khác nhau một thời gian dài mà người ở Canada hoặc ở Mỹ không viếng thăm người phối ngẫu của mình ở nước ngoài;
• Văn hóa và nguồn gốc dân tộc khác nhau nhiều;
• Gia đình hay/và bạn bè không biết cuộc hôn nhân của bạn;
• Hôn nhân được dàn xếp bởi một người thứ ba;
• Kết hôn ngay lập tức sau khi người được bảo lãnh sợ hoặc nhận được giấy báo phải rời khỏi Canada hoặc Mỹ;
• Lời khai về những câu hỏi mà hai vợ chồng cùng phải biết khác nhau;
• Hôn nhân ghi trong giấy tờ cá nhân của người vợ hoặc của người chồng hoặc của cả hai;
• Hai người không ở chung với nhau kể từ khi kết hôn;
• Người được bảo lãnh là bạn bè trong gia đình;
• Lúc trước, người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh những người nước ngoài, nhất là những người phối ngẫu nước ngoài.

Bạn phải thu thập bằng chứng trong suốt quá trình quan hệ kể từ lúc hai người mới gặp nhau lần đầu cho đến bây giờ. Điều kiện luật định mà bạn phải tôn trọng là ở thời điểm kết hôn, cả hai người có ý định sống chung. Để xem xét ý định của bạn ở thời điểm đó, chính phủ sẽ cần phải duyệt xét bằng chứng của bạn trước và sau hôn nhân. Thí dụ, nếu bạn sanh con một năm sau ngày đám cưới thì điều đó là một bằng chứng gián tiếp về ý định hôn nhân thật của hai vợ chồng bạn.

Luật đặt trách nhiệm dẫn chứng lên đương đơn. Điều này có nghĩa rằng đơn của bạn sẽ không được chấp thuận trừ phi bạn thỏa mãn được chính phủ bằng cách chứng minh rằng bạn kết hôn thật. Điều này khác với hồ sơ hình luật mà bị cáo được cho là vô tội trừ phi chính phủ chứng minh ngược lại.

Hungviet

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

3 Thay Ðổi Quan Trọng Của Luật Di Trú Trong Năm 2012

Sự Thay Ðổi Thứ Nhất Của Sở Di Trú:
Việc tiến hành duyệt xét đơn mới I-601A xin hủy bỏ vi phạm.

 Việc này vẫn chưa được thực hiện, nhưng hy vọng sẽ đến trong một ngày không xa. Việc tiến hành duyệt xét loại đơn mới mẻ này được thực hiện để giúp cho những người thân trực hệ của các công dân  Mỹ đã sống ở Hoa Kỳ bất hợp lệ trên 6 tháng, và đối diện với luật cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm nếu họ rời Hoa Kỳ để xin chiếu khán (visa) di dân ở nước ngoài. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn xin Hủy Bỏ Vi Phạm Tạm Thời I-601A, những người thân trực hệ của các công dân Mỹ sẽ có thể rời khỏi Hoa Kỳ để tham dự những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân mà không còn sợ đơn xin Thẻ Xanh sẽ bị từ chối vì đã ở qúa hạn tại Hoa Kỳ.

Những người nộp đơn xin huỷ bỏ vi phạm trên mẫu đơn mới sẽ đòi hỏi việc chứng minh những khó khăn trầm trọng sẽ xảy đến người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ. Tình trạng "khó khăn trầm trọng" có nghĩa là những gì sẽ xảy ra nếu đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ vĩnh viễn, hoặc "khó khăn trầm trọng" sẽ xảy ra nếu cha mẹ hay người phối ngẫu công dân Mỹ phải thay đổi chỗ ở để đi theo đương đơn.

Cần lưu ý rằng Sở di trú USCIS sẽ chỉ cứu xét tình trạng khó khăn trầm trọng xảy ra với người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ. Nếu qúy vị phân trần những khó khăn trầm trọng xảy ra cho chính mình hoặc những người khác ở bên cạnh người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ, thì qúy vị phải chứng minh tình trạng khó khăn trầm trọng sẽ ra sao đối với người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ. Nếu chỉ thuần túy ước muốn sống chung với người thân ở Hoa Kỳ sẽ không được xem là "khó khăn trầm trọng". Càn phải có nhiều bằng chứng vững chắc nếu muốn chứng minh tình trạng "khó khăn trầm trọng".

Một cá nhân có thể nộp đơn xin hủy bỏ vi phạm tạm thời vì cư ngụ quá hạn nếu họ từng thực sự cư ngụ ở Hoa Kỳ; ít nhất 17 tuổi; là người được bảo lãnh có tên trong đơn xin chiếu khán di dân (đơn I-130) xác nhận diện bảo lãnh là người thân trực hệ của công dân Hoa Kỳ; đáp ứng tích cực thủ tục xin chiếu khán di dân và đã trả tiền lệ phí nộp đơn xin chiếu khán di dân cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ; có thể chứng minh rằng việc từ chối nhập cảnh sẽ đưa đến tình trạng khó khăn trầm trọng cho người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ.


 Sự Thay Ðổi Thứ Hai Của Sở Di Trú:
 Những Lợi Ích Của Người Còn Sống: Một chọn lực mới cho những người đang sống ở Hoa Kỳ sau khi "Người Thân Ðủ Tiêu Chuẩn" qua đời

Trong quá khứ, chỉ có người góa bụa của một công dân Mỹ có thể tiếp tục nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi người hôn phối bảo lãnh qua đời. Ðạo luật INA 240(I) mở rộng thêm sự lựa chọn cho những lợi ích di trú của người còn sống đến những hạng mục liên hệ thân nhân khác, bao gồm cả những người được hưởng quyền lợi đi theo (như con cái của đương đơn chẳng hạn) của các diện bảo lãnh gia đình.

Luật mới này ưu tiên nhắm vào các đương đơn xin chiếu khán đang ở Hoa Kỳ. Trong thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa rõ luật này sẽ áp dụng dễ dàng ra sao đối với những người hiện sống ở Việt Nam.  Sở di trú hiểu rằng nhóm chữ "người thân đủ tiêu chuẩn" có thể là Người bảo lãnh hoặc Người được bảo lãnh (Ðương đơn chính). Nói cách khác, nếu Người được bảo lãnh đã kết hôn hoặc là người mẹ/người cha độc thân qua đời, thì người hôn phối còn sống và những đứa con còn sống của Người được bảo lãnh sẽ vẫn hợp lệ để xin chiếu khán di dân.

Ðể xin phục hồi đơn bảo lãnh đã được chấp thuận theo tiêu chuẩn nhân đạo, hoặc của một đơn bảo lãnh đã bị từ chối vì "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời, người được hưởng quyền lợi nên gửi thư yêu cầu xin phục hồi đến trung tâm di trú hoặc văn phòng di trú địa phương nào đã chấp thuận đơn bảo lãnh.

Mặc dù sự liên hệ gia đình ở Hoa Kỳ là sự quan tâm lớn trong việc xin "phục hồi vì lý do nhân đạo", nhưng sẽ không có những đòi hỏi khắt khe mà người được hưởng quyền lợi ở Việt Nam phải chứng mình về tình trạng vô cùng khó khăn của mình, hoặc đối với những người thân đang sống tại Hoa Kỳ, để việc phục hồi có thể được chấp thuận sau khi "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời.

 Sự Thay Ðổi Thứ Ba Của Sở Di Trú:
 Chương trình "DACA"  


"DACA" là những chữ viết tắt của chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Cho Những Người Ðến (Mỹ) Từ Thơ Ấu (tức Deferred Action for Childhood Arrivals".
Chương trình này cho phép những cá nhân hội đủ những điều kiện cụ thể để xin cứu xét lệnh tạm hoãn trục xuất từ Sở di trú. Nếu họ nhận được giấy tạm hoãn trục xuất, họ sẽ không bị đặt trong tình trạng phải di chuyển nơi cư trú hoặc bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
Họ sẽ được phép sống hợp lệ và làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong 2 năm và có thể được gia hạn. Chương trình mới này không mang lại Thẻ Xanh. Ðây chỉ là một thủ tục giúp cho họ được sống tạm thời hợp pháp tại Hoa Kỳ. Mẫu đơn và hướng dẫn cho chương trình này đã có sẵn trên trang nhà của Sở di trú tại: http://uscis.gov/i-821d.

Qúy vị có thể xin Lệnh Hoãn Thi Hành Cho Những Người Ðến Từ Thơ Ấu nếu hội đủ những tiêu chuẩn sau đây:

- Qúy vị đến Hoa Kỳ trước khi 16 tuổi và phải ít nhất 15 tuổi vào thời điểm nộp đơn.

- Qúy vị cư ngụ liên tục ở Hoa Kỳ từ ngày 15 tháng 6 năm 2007 đến hiện tại.

- Qúy vị dưới 31 tuổi cho đến ngày 15 tháng 6 năm 2012, hoặc diện di trú hợp lệ hết hạn vào ngày 15 tháng 6 năm 2012.

- Qúy vị hiện đang đi học, hay đã tốt nghiệp, hoặc có chứng chỉ hoàn tất bậc trung học, hoặc có chứng chỉ phát triển giáo dục phổ thông, hay qúy vị là cựu quân nhân được giải ngũ danh dự từ Lính Tuần Phòng Bờ Biển hay từ Quân Lực Hoa Kỳ.

- Qúy vị chưa từng bị một tội đại hình, hoặc một tội tiểu hình đáng quan tâm, hay từ ba tội tiểu hình trở lên, và không làm một hành động nào mang tính đe dọa cộng đồng.

- Qúy vị có mặt tại Hoa Kỳ cho đến ngày 15 tháng 6 năm 2012, và cho đến thời điểm thực hiện việc yêu cầu xin hoãn lệnh trục xuất từ Sở di trú USCIS.

Những hướng dẫn của Sở di trú về mẫu đơn I-821D có một danh sách đầy đủ về những những gì mà đương đơn cần làm để chứng minh diện của mình và việc cư ngụ tại Hoa Kỳ.

Chương trình mới này không áp dụng cho những trẻ em vẫn còn diện hợp pháp, hoặc đến Hoa Kỳ sau ngày 15 tháng 6 năm 2007.

Hỏi Ðáp Di Trú

- Hỏi: Người phối ngẫu và con cái của thường trú nhân có thể hợp lệ nộp đơn mới I-601A xin hủy bỏ vi phạm không?

- Ðáp: Không. Sở di trú USCIS sẽ chỉ giải quyết đơn xin huỷ bỏ vi phạm cho những người thân trực hệ của người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ, vì số chiếu khán dành cho các diện này luôn luôn có sẵn.

- Hỏi: Nếu đơn xin hủy bỏ vi phạm của tôi được chấp thuận, liệu tôi có thể xin điều chỉnh diện cư trú mà không cần phải rời Hoa Kỳ không?

- Ðáp: Không. Những người được chấp thuận đơn xin hủy bỏ vi phạm hiện diện bất hợp lệ phải rời khỏi Hoa Kỳ để tham dự cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân chính thức của họ với nhân viên lãnh sự.

- Hỏi: Ðương đơn xin chiếu khán phải nộp đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh cách nào theo điều luật 204(I), nếu đơn bảo lãnh đã được chấp thuận trước khi người thân hội đủ tiêu chuẩn qua đời?

- Ðáp: Sở di trú đề nghị những người có đơn bảo lãnh đã được chấp thuận nên xin phục hồi đơn bảo lãnh bằng cách viết thư cho văn phòng di trú đã chấp thuận đơn bảo lãnh, chứ không phải nơi đã nộp đơn. Lá thư cần ghi chú rõ đương đơn muốn xin phục hồi đơn theo điều luật 204(I).

- Hỏi: Khi đơn bão lãnh được phục hồi, người ta có thể vẫn giữ ngày ưu tiên của đơn bão lãnh I-130 cũ không?

- Ðáp: Ðơn bảo lãnh được phục hồi sẽ vẫn duy trì ngày ưu tiên nguyên thủy. Ðiều luật INA 204(I) yêu cầu sở di trú tiến hành duyệt xét đơn bình thường như thể người thân đủ tiêu chuẩn chưa qua đời.

- Hỏi: Có phải "hiện đang đi học" tính cho đến ngày đơn I-821D được nộp không?

- Ðáp: Ðúng. Ðể được xem là "hiện đang đi học", qúy vị phải đã được theo học vào ngày nộp đơn I-821D.

- Hỏi: Chương trình này đòi hỏi 5 năm hiện diện ở Hoa Kỳ sau ngày 15 tháng 6 năm 2007. Liệu những chuyến đi ngắn ra khỏi Hoa Kỳ sẽ gây trở ngại vì yêu cầu cư ngụ liên tục không?

- Ðáp: Một thời gian vắng mặt ngắn khỏi Hoa Kỳ sẽ không gây trở ngại quy đînh cư ngụ liên tục nếu thời gian này ngắn, và nếu việc này không liên hệ đến một án lệnh bị cấm nhập cảnh, bị trục xuất hoặc di chuyển nơi cư ngụ khỏi Hoa Kỳ.

Nguồn:  rmiodp.com

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY MIỄN THỊ THỰC

1. Đối tượng được xét cấp Giấy miễn thị thực

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu:
a. Có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; Và

b. Có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Lưu ý: Giấy miễn thị thực có giá trị dài nhất là 05 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu hoặc giấy tờ cư trú của nước ngoài là 06 tháng.

2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

a. Một (01) Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: Có thể khai trực tuyến trên mạng sau đó in ra và ký và dán ảnh vào tờ khai đã hoàn thiện; hoặc khai, ký và dán ảnh theo tờ khai mẫu được tải từ mạng xuống.

Lưu ý: Mục "trẻ em đi cùng" chỉ khai khi trẻ em đi chung hộ chiếu với đương đơn (hộ chiếu của đương đơn có ghi rõ tên và ảnh của trẻ em đó). Không khai mục này khi trẻ em đó đi cùng chuyến đi với đương đơn nhưng có riêng hộ chiếu.
b. Hai (02) ảnh màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm (hoặc 2 inches x 2 inches), phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội mũ: 01 ảnh dán vào Tờ khai, 01 ảnh ghim hoặc đính kèm Tờ khai.
c. Hộ chiếu (Passport) nước ngoài hoặc giấy tờ cư trú do nước ngoài cấp như Re-entry Permit hoặc Green Card:
Nộp bản chính, và 01 bản sao(nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện). Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi dán giấy miễn thị thực vào hộ chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ.
d. Giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao để lưu hồ sơ (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán, hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện). Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi đối chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ, một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; hoặc
+ Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; hoặc
+ Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam; hoặc
+ Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; hoặc
+ Giấy khai sinh; hoặc
+ Thẻ cử tri mới nhất; hoặc
+ Hộ chiếu Việt Nam đã hết giá trị sử dụng (người có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng không thuộc đối tượng cấp Giấy miễn thị thực); hoặc
+ Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị); hoặc + Sổ hộ khẩu; hoặc
+ Sổ thông hành cấp trước 1975; hoặc
+ Thẻ căn cước cấp trước 1975; hoặc
+ Trích lục Bộ khai sanh cấp trước 1975; hoặc
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.
e. Trong trường hợp không có các giấy tờ ở khoản (d), đương đơn có thể nộp một trong những giấy tờ sau:
+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài (Mẫu Giấy Bảo lãnh - PDF); hoặc
+ Giấy bảo lãnh của công dân Việt Nam
Lưu ý: Công dân Việt Nam bảo lãnh phải là người đang có quốc tịch Việt Nam, có hộ chiếu Việt Nam hoặc Giấy Chứng minh nhân dân Việt Nam còn giá trị. Nộp kèm theo bản chụp hộ chiếu Việt Nam hoặc Chứng minh thư nhân dân Việt Nam. Hai loại Giấy bảo lãnh này không cần phải có thủ tục xác nhận hoặc chứng thực thêm.

3. Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam
a. Một (01) Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: Có thể khai trực tuyến trên mạng sau đó in ra và ký và dán ảnh vào tờ khai đã hoàn thiện; hoặc khai, ký và dán ảnh theo tờ khai mẫu được tải từ mạng xuống.

b. Hai (02) ảnh màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm (hoặc 2 inches x 2 inches), phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội mũ): 01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấm ảnh ghim hoặc đính kèm Tờ khai.
c. Hộ chiếu nước ngoài: Nộp bản chính, và 01 bản sao (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện). Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi dán giấy miễn thị thực vào hộ chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ.
d. Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh mối quan hệ là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ:
+ Giấy đăng kí kết hôn; hoặc
+ Giấy khai sinh; hoặc
+ Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con; hoặc
+ Các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc
+ Quyết định nuôi con nuôi
Lưu ý: Nộp 01 bản sao để lưu hồ sơ (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện). Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi dán giấy miễn thị thực vào hộ chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ.

4. Phí xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực
Trả bằng MONEY ORDER cho "EMBASSY OF VIETNAM".

5. Gửi trả kết quả

Nếu muốn Đại sứ quán gửi trả kết quả qua đường bưu
điện, quý vị cần cung cấp một bì thư đã trả tiền cước phí, ghi rõ địa chỉ người nhận, của dịch vụ có tracking numbers USPS Express Mail. Vì sự an toàn của giấy tờ của quý vị, xin đề nghị quý vị KHÔNG sử dụng các dịch vụ phát chuyển thư khác.

6. Thời gian giải quyết
07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7. Việc cấp lại, cấp từ lần 2 Giấy miễn thị thực
- Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực, Giấy miễn thị thực hết giá trị hoặc được cấp hộ chiếu mới) tại Đại sứ quán, đương đơn chỉ cần làm một Tờ khai, không cần xuất trình giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực hoặc Giấy miễn thị thực hết giá trị) tại cơ quan khác (không phải do Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cấp), người đề nghị nộp hồ sơ và thủ tục giải quyết như cấp lần đầu.

8. Liên hệ với Phòng Lãnh sự của Đại sứ quán
- Giờ tiếp nhận hồ sơ tại Đại sứ quán: 9:30 đến 12:30 các buổi sáng thứ Hai – thứ Sáu

- Giải đáp thắc mắc qua điện thoại: Sáng từ 10h00 đến 12h00 từ thứ 2 đến thứ sáu hàng tuần tại số (202)
861- 0737 ext. 125
- Tra cứu kết quả: Sau 20 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ tại ĐSQ hoặc 30 ngày làm việc kể từ khi gửi đủ hồ sơ qua đường bưu điện nhưng chưa nhận được kết quả, quý vị có thể gọi số: (202) 861- 0737 ext. 125 hoặc
202 861 2293.
- Fax: (202) 861 1297 và (202) 861 0917
- Địa chỉ: 1233, 20th Street, NW, Suite 400, Washington, DC 2003

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Cần làm gì sau khi nhận thư phỏng vấn?

Khi nhận thư phỏng vấn đương đơn cần gọi điện thoại lấy hẹn chích ngừa và khám sức khoẻ.

1. Đến trung tâm kiểm dịch y tế số 40 Nguyễn văn Trỗi, Q. Phú Nhuận để tiến hành việc chích ngừa. Khi đi chích ngừa, đương đơn phải mang theo thư mời phỏng vấn. Nếu có trẻ nhỏ, đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy chích ngừa của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến nay.
Sau khi chích ngừa xong, đương đơn sẽ được trung tâm cấp một phiếu xác nhận các mũi chích ngừa màu vàng và được hẹn chích thêm các lần 2 và 3.
2. Song song với việc chích ngừa, đương đơn nên đăng ký khám sức khoẻ tại một trong hai trung tâm khám sức khoẻ được Lãnh sự quán Hoa kỳ chỉ định tại TP.HCM:
- Phòng khám sức khoẻ xuất cảnh bệnh viện Chợ Rẫy.
- Phòng khám sức khoẻ của tổ chức IOM tại số 1B Phạm Ngọc Thạch, Q.1.
Lưu ý: Khi đi khám sức khoẻ, đương đơn cần có hai (02) thư mời phỏng vấn, passport, phiếu chích ngừa và 1 tấm ảnh 4x6 nếu khám tại bệnh viện Chợ Rẫy hoặc 2 tấm ảnh 5x5 nếu khám tại IOM. Lệ phí khám sức khoẻ tại mỗi thời điểm có thể thay đổi, đương đơn cần liên hệ hỏi trước để chuẩn bị.
- Sau khi hoàn tất việc chích ngừa và khám sức khoẻ, đương đơn cần chuẩn bị sắp xếp giấy tờ cho ngày phỏng vấn.
Kiểm tra sức khỏe
Tất cả các đương đơn xin thị thực, không phân biệt độ tuổi, cần phải hoàn tất việc kiểm tra sức khoẻ tại một trong số các cơ sở Y Tế được Lãnh sự quán chỉ định. Đương đơn cần hoàn thành 2 bước sau:
1. Chích ngừa
- Mức phí chích ngừa phụ thuộc vào độ tuổi và loại chủng ngừa mà đương đơn cần được chích.
- Vui lòng mang tất cả những hồ sơ tiêm chủng của đương đơn đến trung tâm Kiểm dịch TP Hồ Chí Minh để tiến hành việc chủng ngừa.
40 Nguyễn Văn Trỗi
Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3844-5306

2. Khám sức khoẻ

- Kiểm tra sức khoẻ tại một trong số các cơ sở Y Tế được Lãnh sự quán chỉ định.
- Thông thường, đương đơn được trả kết quả sức khỏe khoảng 2 ngày sau khi khám.
- Đương đơn cần phải đem theo thư mời phỏng vấn, hộ chiếu, hai tấm hình làm thị thực và phí kiểm tra sức khỏe.
- Mức phí cho đương đơn từ 15 tuổi trở lên là 110 đô-la Mỹ và trẻ em dưới 15 tuổi là 80 đô-la Mỹ.
- Bệnh viện Chợ Rẫy nhận thanh toán bằng tiền Việt Nam đồng hoặc Đô La Mỹ.
- Tổ chức Quốc tế về Di dân (IOM) chỉ nhận thanh toán bằng tiền Đô la Mỹ.
Địa chỉ của các cơ sở Y Tế:
Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám Xuất cảnh
201B Nguyễn Chí Thanh
Phường 12, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3856-5703
Website: http://www.choray.org.vn/huongdan.asp
Tổ chức Quốc tế về Di dân (IOM)
1B Phạm Ngọc Thạch
Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3822-2058 / 3822-2057 / 3822-2061
Xin lưu ý rằng bác sĩ sẽ thảo luận với đương đơn về kết quả khám sức khỏe và những điều trị tiếp theo nếu cần. Đương đơn phải tuân theo hướng dẫn điều trị của các cơ sở Y Tế được Lãnh sự quán chỉ định. Vui lòng không mở phong bì đựng kết quả sức khỏe do cơ sở Y Tế cấp cho đương đơn. Thông thường, kết quả sức khỏe có giá trị trong 6 tháng.

Thư bổ túc con mới sinh


Bạn chuẩn bị bản chính hoặc bản trích lục/bản sao:
+ Giấy khai sinh của con bạn
Viết số case number bằng viết chì lên góc phải, sau đó scan mầu và email kèm theo thư này đến NVC.

Địa chỉ email của National Visa Center là: NVCINQUIRY@state.gov

Mẫu thư:

Subject: HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS) - Request for updating additional family member.

Ref: HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS)
Preference Category: (diện bào lãnh F1, K1 v.v...)

Petitioner's name: (họ tên người bảo lãnh)
Date of Birth: (ngày sinh của người bảo lãnh, thí dụ 01 JAN 1960)

Principal applicant: (họ tên đương đơn chính)
Date of Birth: (ngày sinh của đương đơn chính, thí dụ 30 DEC 1963)


Dear Sir/Madam,

My name is (họ tên đương đơn chính) and I am the principal beneficiary of this petition.

I would like to inform you the newest member of our family, my new born daughter. Would you please kindly update my case by adding her name as the derivative applicant into the petition.
- Name: (họ tên con gái)
- Date of birth: (ngày sinh, thí dụ 01 MAR 1998)
(Birth Certificate enclosed.)

Please inform me the result of this request. Your prompt response would be much appreciated. Thank you very much.

Regards,
(Họ tên đương đơn chính)
Email: (ghi địa chỉ email)
Phone number: (ghi số điện thoại)

chú ý: Mẫu thư trên là bổ túc cho con gái. Nếu là con trai bạn phải thay chữ daughter thành chữ son. Chỉ cần scan giấy khai sinh của người con nếu gởi bằng email hoặc copy giấy khai sanh của người con nếu gởi bằng bưu điện.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Các bệnh bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ


Người mang một trong các bệnh sau sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ
- Chancroid (Hạ cam)
- Gonorrhea (Bệnh lậu)
- Granuloma inguinale.
- Leprosy, infectious (Bệnh hủi lây nhiễm)
- Lymphogranuloma venereum.
- Syphilis, infectious stage (Bệnh giang mai, thời kỳ truyền nhiễm)
- Tuberculosis (Lao phổi)


Lưu ý:
- Ngày 4/1/2010 bệnh Human immunodeficiency virus (HIV) infection (HIV hay còn gọi là AIDS) không còn nằm trong danh sách các bệnh bị cấm nhập cảnh.

- Bệnh viêm gan B hay C không nằm trong những định nghĩa của những bệnh truyền nhiễm bị cấm nhập cư vào Mỹ.

http://www.uscis.gov/USCIS/New%20Structure/Laws%20and%20Regulations/Memoranda/2009/HIVInadmissibilityFinalHHSRule.pdf