Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

Mộng Dưới Hoa

Mộng Dưới Hoa
Nhạc: Phạm Đình Chương
Thơ: Đinh Hùng



 Nguyễn Đình Cường:..." Nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã đóng góp nhiều tác phẩm thật đẹp, như những hạt kim cương lóng lánh, vào kho tàng tân nhạc Việt Nam - đây tôi không có tham vọng trình bày về sự nghiệp sáng tác phong phú và giá trị của ông, mà chỉ xin ghi lại một giai thoại nhỏ đã được chính ông kể trong một lần tôi chở ông trên xe khi đi thăm ca sĩ Hoài Trung đang nằm trong một bệnh viện ở Pasadena vào năm 1990. Khi tôi hỏi về trường hợp sáng tác bản Mộng Dưới Hoa thì ông cho hay là khoảng năm 1957 gì đó, ông đọc tập thơ Đường Vào Tình Sử của Đinh Hùng, thấy bài Tự Tình Dưới Hoa hay hay, có nhiều hình ảnh đẹp, lời thơ có vẻ cổ điển ước lệ với mỹ nhân, với trăng sao, mây nước, suối rừng, mơ mộng v,v..., ông bèn âm ư nho nhỏ trong miệng, rồi bật ra thành những nốt nhạc đầu tiên, và ông đã ghi lại trên giấy.

Khi phần nhạc đã hoàn chỉnh thì chỉ có một số lời thơ được giữ nguyên văn, ngoài ra chính ông và thi sĩ Đinh Hùng đã gọt giũa lại rất nhiều. Đến phần điệp khúc, thì cấu trúc của bản nhạc lại thay đổi, không thể dùng 7 chữ được vì chỉ có 6 nốt, nên ông đã yêu cầu Đinh Hùng đặt lời mới cho đoạn đó. Dĩ nhiên công việc này không quá khó khăn với nhà thơ và cũng có phần đóng góp của chính Phạm Đình Chương. Từ đó hai đoạn điệp khúc 6 chữ đã được lồng vào giữa bài hát, một cách rất khéo léo, tự nhiên và nhất quán, nghĩa là vẫn giữ được không khí rất lãng mạn và cổ điển của bài thơ.

Nhớ lại hồi còn ở trong nước, mỗi lần từ Đà Lạt về Sài Gòn, vợ chồng tôi đều đến phòng trà Đêm Màu Hồng để nghe ban Thăng Long trình diễn. Thỉnh thoảng chúng tôi được nghe chính tác giả bài hát này. Đặc biệt mỗi lần hát đến câu "Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại" thì ông ngừng lại ngang xương khiến ban nhạc lỡ bộ, rồi nói: "Lả bóng, các bạn ạ, đừng hát Là bóng, mất đẹp của câu thơ đi." Nói xong câu đao ông lại say sưa và mơ màng hát tiếp, ban nhạc lại ngoan ngoãn đệm theo.
Có thể nói bài hát Mộng Dưới Hoa là một hòa hợp tuyệt vời giữa thơ và nhạc của hai người bạn và cũng là hai thiên tài về thi ca và âm nhạc của chúng ta. Đây cũng là một trong những bản tình ca tuyệt đẹp của nền tân nhạc Viêt Nam. Tuy nhiên trong tuyển tập 20 bài thơ phổ nhạc nhan đề MỘNG DƯỚI HOA xuất bản năm 1991 tại Orange County, Pham Đình Chương lại ghi chú tên bài thơ là Dưới Hoa Thiên Lý. Có thể nhạc sĩ đã nhớ lầm chăng?".

Sau đây chúng ta thử đọc lại cả nguyên bản bài thơ (Đinh Hùng) và phần lời của bản nhạc (Đinh Hùng & Phạm Dình Chương):

Nguyên bản bài thơ: Tự Tình Dưới Hoa

 Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng:
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.
Mắt xanh lả bóng dừa hoang dại,
Thăm thẳm nhìn tôi không nói năng.
Bài thơ hạnh ngộ đã trao tay,
Ôi mộng nào hơn giấc mộng này?
Mùi phấn em thơm mùa hạ cũ,
Nửa như hoài vọng, nửa như say.
Em đến như mây, chẳng đợi kỳ,
Hương ngàn gió núi động hàng mi.
Tâm tư khép mở đôi tà áo,
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi.

Em muốn đôi ta mộng chốn nào?
Ước nguyện đã có gác trăng sao.
Truyện tâm tình: dưới hoa thiên lý,
Còn lối bâng khuâng: Ngõ trúc đào.
Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ,
Nắng trong hoa, với gió bên hồ
Dành riêng em đấy. Khi tình tự,
Ta sẽ đi về những cảnh xưa.
Rồi buổi ưu sầu em với tôi,
Nhìn nhau cũng đũ lãng quên đi.
Vai kề một mái thơ phong nguyệt,
Hạnh phúc xa xa mỉm miệng cười.


Lời bài hát: Mộng Dưới Hoa

Lời 1:
Chưa gặp em tôi vẫn nghĩ rằng,
Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng.
Mắt xanh là bóng dừa hoang dại,
Âu yếm nhìn tôi không nói năng.

Ta gặp nhau yêu chẳng hạn kỳ,

Mây ngàn gió núi đọng trên mi.
Áo bay mở khép nghìn tâm sự,
Hò hẹn lâu rồi - Em nói đi.

Nếu bước chân ngà có mỏi,

Xin em dựa sát lòng anh,
Ta đi vào tận rừng xanh,
Vớt cánh rong vàng bên suối.

Ôi, hoa kề vai hương ngát mái đầu,

Đêm nào nghe bước mộng trôi mau.
Gió ơi, gửi gió lời tâm niệm,
Và nguyện muôn chiều ta có nhau.

Lời 2:
Tôi cùng em mơ những chốn nào,
Ước nguyền chung giấc mộng trăng sao
Sánh vai một mái lầu phong nguyệt,
Hoa bướm vì em nâng cánh trao.

Hy vọng thơm như má chớm đào,

Anh chờ em tới hẹn chiêm bao.
Dưới hoa tưởng thấy ngàn sao rụng,
Hòa lệ ân tình nguôi khát khao

Bước khẽ cho lòng nói nhỏ,

Bao nhiêu mộng ước phù du,
Ta xây thành mộng nghìn thu,
Núi biếc, sông dài ghi nhớ.

Ôi, chưa gặp nhau như đã ước thề,

Mây hồng giăng tám ngả sơn khê,
Bóng hoa ngả xuống bàn tay mộng.
Và mộng em cười như giấc mê.




Hồ sơ bị hủy bỏ - Xin mở lại hồ sơ

Hồ sơ xin thị thực bị đóng
Điều khoản 203(g) của luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ qui định rằng các đương đơn xin thị thực phải nộp đơn xin thị thực trong vòng một năm kể từ ngày được thông báo chính thức.

Tùy vào từng hồ sơ cụ thể, ngày đương đơn được gởi hồ sơ hướng dẫn nộp đơn xin thị thực (Instruction Package) hay hồ sơ hướng dẫn phỏng vấn (Appointment Package) được xem là ngày thông báo chính thức. Nếu đương đơn không liên lạc với Sở Di Trú, nơi đang giải quyết hồ sơ, trong vòng một năm kể từ những ngày nêu trên, hồ sơ xin thị thực sẽ tạm thời bị đóng. Thông báo về việc tạm đóng hồ sơ (TERMLT-1) sẽ được gởi đến đương đơn trong các trường hợp sau:
. Không nộp đơn xin Thị thực Nhập cư và đăng ký Ngoại kiều DS-230;

. Không đến phỏng vấn mà không có một thông báo bằng văn bản nào gởi đến Bộ phận Thị thực Di dân; hoặc

. Không phản hồi về hồ sơ sau khi đơn xin thị thực bị từ chối theo điều khoản 221(g) của Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ do hồ sơ còn thiếu giấy tờ cần phải bổ túc.

Mở lại hồ sơ xin thị thực di dân
Hồ sơ xin thị thực có thể được mở lại và đơn xin bảo lãnh tiếp tục có hiệu lực nếu:
. Trong vòng một năm kể từ khi được gởi thông báo về việc đóng hồ sơ, đương đơn có thể chứng minh việc không thể theo đuổi hồ sơ xin thị thực là vì lý do khách quan ngoài tầm kiểm soát của đương đơn. Và

. Đương đơn hoặc người bảo lãnh nên liên hệ với Sở Di Trú, nơi đang thụ lý hồ sơ của bạn, bằng thư và cung cấp bằng chứng để trình bày lý do không thể theo đuổi hồ sơ.

Lưu ý:
. Trong một số trường hợp, sau khi hồ sơ được mở lại, đương đơn có hồ sơ bị từ chối theo điều khoản 221(g) của Luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ cần phải đóng lại phí xin thi thực nếu không theo đuổi hồ sơ trong vòng một năm.

. Nếu đương đơn không có phản hồi trong vòng một năm kể từ ngày được gởi thư thông báo tạm đóng hồ sơ, Sở Di Trú sẽ gởi Thông báo đóng hồ sơ chính thức (TERMLT-2). Tại thời điểm hồ sơ bị đóng chính thức, hồ sơ bảo lãnh xin thị thực và tất cả các giấy tờ trong hồ sơ đó sẽ bị hủy bỏ.

. Người bảo lãnh, đương đơn, và đại diện hợp pháp của hồ sơ có nhiệm vụ cung cấp địa chỉ chính xác hiện thời của mình cho Trung tâm Thị thực Quốc gia (NVC) và Lãnh sự quán Hoa Kỳ để đảm bảo những thông báo về hồ sơ xin thị thực được gởi đến đương đơn kịp thời.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Đổi thẻ xanh 2 năm thành 10 năm

I-751, Petition to Remove the Conditions of Residence
Immigration Marriage Fraud Amendments of 1986 (IMFA - tạm dịch là Tu Chính Án Luật Di Trú về việc Hôn Nhân Gian Trá của năm 1986). Ðạo luật này được lập ra để ngăn ngừa những vấn đề lập hôn thú giả để hưởng những điều luật di trú. Ðạo luật này đã tạo nên rất nhiều sự khó khăn cho người thừa hưởng (Beneficiary) và người bảo lãnh (Petitioner).


Ðạo luật này nói rằng người thừa hưởng sẽ được thẻ xanh có giá trị 2 năm nếu:
1. Người thừa hưởng được sự thường trú do sự hôn nhân với công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân. Và
2. Sự hôn nhân đó dưới 2 năm khi người thừa hưởng được sự thường trú.
Ðiều kiện của thẻ xanh 2 năm có thể bỏ đi nếu:
. Người thừa hưởng làm mẫu đơn I-751 chung với người bảo lãnh 90 ngày trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn; Hoặc
. Người thừa hưởnglàm mẫu đơn I-751 và xin miễn sự đòi hỏi làm chung với người bảo lãnh, trong trường hợp ly dị hoặc người bảo lãnh mất trước thời hạn 2 năm.
Ðiều kiện của thẻ xanh 2 năm đã cho Sở Di Trú cơ hội lần thứ hai để khảo sát sự hôn nhân của đương sự có gian trá hay không.
Nếu hôn nhân đã quá 2 năm khi người thừa hưởng được sự thường trú, thì người thừa hưởng phải được thẻ xanh 10 năm. Có trường hợp Sở Di Trú làm sai khi cấp thẻ xanh có giá trị 2 năm cho người thừa hưởng dù rằng ngày được sự thường trú đã quá 2 năm từ ngày làm hôn thú. Trong trường hợp đó, người thừa hưởng có quyền khiếu nại để điều chỉnh thẻ xanh và không phải làm mẫu đơn I-751. Lý do mà sĩ quan của Sở Di Trú Hoa Kỳ tại phi trường làm sai vì khi đương sự đi phỏng vấn và được cấp chiếu khán nhập cảnh bởi Lãnh Sự Hoa Kỳ, lúc đó hôn thú chưa đủ 2 năm, cho nên Lãnh Sự Hoa Kỳ phải cấp chiếu khán với mã số thẻ xanh 2 năm. Nhưng sau đó đương sự nhập cảnh Hoa Kỳ (ngày nhập cảnh là ngày được sự thường trú) sau 2 năm lập hôn thú, theo luật Sở Di Trú phải cấp đương sự thẻ xanh 10 năm. Vì sĩ quan Sở Di Trú dựa vào mã số trên chiếu khán cho nên làm sai và cấp cho đương sự thẻ xanh 2 năm.  
Lưu ý: Đạo luật nói rằng ngày được sự thường trú chứ không phải là ngày được thẻ xanh. Tức là ngày được chấp thuận sự thường trú chứ không phải ngày nhận được thẻ xanh.
- Ðiển hình là trong trường hợp người thừa hưởng được bảo lãnh và phỏng vấn tại quê nhà của họ, khi nhập cảnh Hoa Kỳ lần đầu tiên, thì ngày nhập cảnh đầu tiên là ngày được sự thường trú. Khoảng 1-2 tháng thì Sở Di Trú sẽ gửi thẻ xanh về.
- Trong trường hợp khác, người thừa hưởng hiện có mặt tại Hoa Kỳ và làm hồ sơ thay đổi tình trạng di trú sang diện thẻ xanh, sau khi phỏng vấn và hồ sơ được chấp thuận, thì ngày hồ sơ chấp thuận là ngày được sự thường trú. Khoảng 1-2 tháng sau thì Sở Di Trú sẻ gửi thẻ xanh về.
Ðạo luật này được áp dụng vào trường hợp người bảo lãnh là công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân. Nhưng chúng ta không thấy trường hợp thường trú nhân vì thời nay những hồ bảo lãnh diện phối ngẫu và người bảo lãnh là thường trú nhân, thời gian chờ đợi ngày chiếu khán đáo hạn là trên 2 năm. Những trường hợp đó người thừa hưởng phải được thẻ xanh 10 năm vì từ ngày lập hôn thú đến ngày được sự thường trú đã quá 2 năm.


Làm mẫu đơn I-751 chung với người bảo lãnh
- Nếu người thừa hưởng làm đơn I-751 với người bảo lãnh đơn I-751 phải được nộp trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn. Sau khi Sở Di Trú nhận được mẫu đơn I-751, sự thường trú của người thừa hưởng được tự động gia hạn tới khi nào Sở Di Trú giải quyết xong đơn đó. Sở Di Trú sẽ gửi giấy chứng nhận đơn đã được nhận và thẻ xanh được gia hạn một năm chongười thừa hưởng. Người thừa hưởng có thể đem hộ chiếu của họ lên Sở Di Trú để được đóng mộc chứng nhận thẻ xanh được gia hạn một năm. Mộc trong hộ chiếu của đương đơn có thể dùng để rời khỏi Hoa Kỳ và nhập cảnh lại Hoa Kỳ.

Nếu sau một năm Sở Di Trú chưa xét xong mẫu đơn I-751 của người thừa hưởng, đương đơn có thể đem hộ chiếu đến Sở Di Trú, để Sở Di Trú tiếp tục gia hạn thẻ xanh lại cho một năm. Sau đó Sở Di Trú sẽ tiếp tục gia hạn thẻ xanh hàng năm đến khi nào họ giải quyết xong đơn I-751.
Trong trường hợp đơn I-751 không được nộp trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn, sự thường trú của người thừa hưởng sẽ tự động bị chấm dứt (terminated) và Sở Di Trú có thể bắt đầu thủ tục trục xuất người thừa hưởng.
Ðơn I-751 có thể nộp sau khi thẻ xanh 2 năm hết hạn, nếu người thừa hưởng có thể chứng minh rằng họ có lý do chính đáng về sự nộp đơn không đúng hạn của họ. Nếu Sở Di Trú nhận đơn nộp trễ của người thừa hưởng sự thường trú của người thừa hưởng sẽ được tiếp tục đến khi nào Sở Di Trú giải quyết xong đơn của người thừa hưởng.
- Khoảng 1-3 tháng sau khi nộp đơn người thừa hưởng sẽ được hẹn đi làm biometric. Nếu người thừa hưởng không đến làm biometric thì đơn I-751 sẽ bị từ chối và Sở di trú sẽ chuyển hồ sơ của người thừa hưởng qua tòa di trú để tiến hành thủ tục trục xuất. Do đó người thừa hưởng phải làm đơn yêu cầu Sở Di Trú dời ngày hẹn đi làm biometric nếu không đến được theo hẹn.
- Ðơn I-751 phải được nộp với bằng chứng cụ thể chứng minh rằng sự hôn nhân của họ là chân thật.
. Nếu đương đơn nộp đủ những bằng chứng cụ thể, Sở Di Trú có thể miễn phỏng vấn hai vợ chồng. Trong trường hợp phỏng vấn được miễn, Sở Di Trú sẽ báo cho người thừa hưởng đơn I-751 được chấp thuận và thẻ xanh 10 năm sẽ được gởi về địa chỉ trong đơn I-751.
. Nếu Sở Di Trú không hài lòng về những giấy tờ đã nộp, hoặc những giấy tờ nộp còn thiếu, Sở Di Trú sẽ gửi hồ sơ của đương sự đến Sở Di Trú địa phương để xếp đặt ngày giờ cho 2 vợ chồng đương sự đi phỏng vấn.
. Ngoài ra để đảm bảo sự công minh Sở di trú vẫn phỏng vấn một số ít hồ sơ I-751 (tính theo % số lượng đơn hiện có trong tháng) dù rằng là bằng chứng cụ thể được đầy đủ, có con cái chung... Những hồ sơ này được lấy ra ngẫu nhiên (bốc thăm).
Nếu Sở Di Trú xét hồ sơ cần phải phỏng vấn, cả hai vợ chồng đương sự phải có mặt ngày phỏng vấn. Phỏng vấn theo mẫu đơn I-751 thường là khó hơn hồ sơ thẻ xanh 2 năm theo diện phối ngẫu. Vì Sở Di Trú sẽ tách rời hai vợ chồng ra và hỏi mỗi người những câu hỏi y như nhau để xem hai vợ chồng trả lời giống nhau hoặc khác nhau. Nếu sự trả lời khác nhau của hai vợ chồng đưa đến sự nghi ngờ hôn nhân chân thật, hồ sơ sẽ bị trì hoãn lại để Sở Di Trú có thể cho sĩ quan điều tra của họ ra tận nhà để điều tra. Sĩ quan điều tra của Sở Di Trú sẽ liên lạc với những người ở cùng nhà và hàng xóm của đương sự để xem những người ở cùng nhà và hàng xóm có biết người thừa hưởng và người bảo lãnh có sống chung với nhau như vợ chồng hay không. Nếu 2 vợ chồng được phỏng vấn chung thì khả năng là hồ sơ của bạn được bốc trúng ngẫu nhiên.
Nếu người thừa hưởng hoặc người bảo lãnh không đi phỏng vấn chung sau khi được hẹn thì sự thường trú của người thừa hưởng sẽ tự động bị chấm dứt (terminated) tính từ ngày thẻ xanh 2 năm hết hạn. Vì lý do đó, nếu người thừa hưởng hoặc người bảo lãnh không đi phỏng vấn được theo ngày Sở Di Trú đã định, người thừa hưởng nên làm đơn yêu cầu Sở Di Trú dời ngày hẹn đi phỏng vấn vào ngày khác khi cả hai vợ chồng có thể đi phỏng vấn chung. Nếu đơn I-751 bị từ chối, Sở Di Trú sẽ báo cho người thừa hưởng biết lý do đơn bị từ chối và Sở Di Trú sẽ chuyển hồ sơ của người thừa hưởng qua tòa di trú để tiến hành thủ tục trục xuất.
Thường Sở Di Trú không tiến hành hồ sơ trục xuất ngay sau khi đơn I-751 bị từ chối, cho nên người thừa hưởng có thể lợi dụng cơ hội đó để làm mẫu đơn I-751 mới và xin miễn sự đòi hỏi làm đơn chung với người bảo lãnh. Khi người thừa hưởng làm mẫu đơn I-751 mới, Sở Di Trú sẽ hoãn sự tiến hành hồ sơ trục xuất để Sở Di Trú có cơ hội xét đơn I-751 mới đó.


Làm mẫu đơn I-751 một mình
Trong trường hợp ly dị hoặc người bảo lãnh mất, người thừa hưởng có thể tự nộp I-751 ngay sau khi có quyết định ly dị của tòa án hoặc sau khi người bảo lãnh mất.

Ðơn I-751 phải được nộp với bằng chứng cụ thể chứng minh rằng sự hôn nhân của họ là chân thật. Ðể quyết định rằng sự hôn nhân là chân thật, câu hỏi chính cần trả lời là ý định của hai người lúc lập hôn thú. Cho nên, nếu hai người thật sự là vợ chồng nhưng sự hôn nhân của hai người không thành, tức là không còn sống với nhau như vợ chồng trong thời gian thẻ xanh 2 năm, Sở Di Trú có thể chấp thuận đơn I-751 đó. Nhưng Sở Di Trú có thể nhìn vào sự đổ vỡ hôn nhân của 2 người để quyết định về sự chân thật trong hôn nhân của 2 người.
Nếu Sở Di Trú hài lòng với sự giải thích và bằng chứng đó thì Sở Di Trú có thể chấp thuận đơn I-751.
Nếu Sở Di Trú không hài lòng với sự giải thích và bằng chứng thì Sở Di Trú sẽ từ chối đơn I-751 đó. Khi Sở Di Trú từ chối đơn I-751, Sở Di Trú phải cho biết lý do trên thư từ chối. Khi đơn I-751 bị từ chối, sự thường trú và giấy phép đi làm của người thừa hưởng sẽ bị kết thúc. Người thừa hưởng không được kháng cáo sự từ chối. Nhưng thường sau khi đơn I-751 bị từ chối, Sở Di Trú sẽ chuyển hồ sơ qua tòa di trú để tiến hành thủ tục trục xuất. Khi đó Người thừa hưởng có quyền yêu cầu tòa di trú xét lại đơn I-751 của đương đơn. Sở Di Trú có bổn phận chứng minh rằng chi tiết trong đơn I-751 không đúng và sự từ chối là hợp pháp. Trong thời gian hồ sơ được tòa di trú xét sử, Người thừa hưởng được Sở Di Trú cấp giấy tạm chứng minh sự thường trú.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Di Dân Diện Lao Động - Mỹ

Chỉ tiêu visa di dân diện bảo lãnh lao động là 140.000 visa một năm.

Trong một vài trường hợp, người chủ phải được sự chấp thuận của Department of Labor (Bộ Lao Động) trước khi nộp đơn I-140 cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Tiến trình đó gọi là Labor Certification (Chứng chỉ lao động)
Trong trường hợp này, ngày ưu tiên là ngày nộp giấy tờ cho Bộ Lao Động. Tuy nhiên, bạn phải cẩn thận một điều bởi vì khi Bộ Lao Động yêu cầu bổ sung thông tin, họ ấn định thời gian 45 ngày để trả lời. Nếu người chủ trả lời trễ thì hồ sơ sẽ có ngày ưu tiên khác. Đó là ngày mà Bộ Lao Động nhận được trả lời.
Khi đơn I-140 được chấp thuận, người được bảo lãnh phải nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng (nếu đang ở Mỹ) hay xin visa di dân (nếu ở ngoài nước Mỹ).


1. Diện ưu tiên 1 (EB-1):
(Giám đốc/Người có năng khiếu đặc biệt Và Nghiên cứu gia/Giáo sư đại học nổi tiếng)
Thẻ xanh diện ưu tiên 1 được cấp cho giám đốc, người có năng khiếu đặc biệt, và nghiên cứu gia/giáo sư đại học nổi tiếng.
Lợi điểm:
Những người đủ tiêu chuẩn diện này có thể xin thẻ xanh mà không cần phải trải qua tiến trình xin chứng chỉ lao động (Labor Certification) mất nhiều thời gian.

a. Thẻ xanh cho giám đốc của các công ty đa quốc gia
Thẻ xanh cho giám đốc của các công ty đa quốc gia có thể rất quí giá đối với những công ty hiện hữu hay những công ty mới hoạt động kinh doanh tại Mỹ. Hàng năm, có thể có 40.000 ngàn người được cấp visa hay thẻ xanh diện này. Diện này chưa bao giờ có quá nhiều người nộp đơn.
Điều kiện để đạt được tiêu chuẩn cho visa diện này:
Công ty Hoa Kỳ phải liên hệ với công ty nước ngoài dưới dạng chi nhánh, công ty liên kết, công ty mẹ hay công ty lép vốn. Công ty hội viên không đủ tư cách là thực thể có liên hệ.
Đương đơn phải có 1 năm kinh nghiệm quản lý toàn thời gian trong vòng 3 năm trước khi vào Mỹ.
Gia đình:
Người hôn phối và con dưới 21 tuổi của đương đơn cũng nhận được thẻ xanh và có thể làm việc và sống thường trú ở Mỹ.
- Lợi điểm của visa diện này là đương đơn tiết kiệm được nhiều tháng chờ đợi để được cấp visa. Ngoài ra, người giám đốc không cần bằng cấp đại học. Cuối cùng là đương đơn không cần chứng chỉ lao động (Labor Certification). Chứng chỉ lao động bắt buộc công ty phải đăng tìm người ở Mỹ và chứng minh rằng không có công dân hay trường trú nhân Mỹ nào đáp ứng yêu cầu tối thiểu của công việc. Tiến trình xin chứng chỉ lao động (Labor Certification) phải mất nhiều tháng trời mới xong.
- Công ty nước ngoài có thể là liên doanh với công ty Mỹ với điều kiện là công ty nước ngoài sử dụng "quyền phủ quyết tiêu cực" trên hoạt động của công ty Mỹ. Điều này thông thường có nghĩa là 50% quyền sở hữu. Chiến lược này hữu hiệu đối với những công ty mới cần đối tác kinh doanh có sẵn ở Mỹ.

b. Năng khiếu đặc biệt
Có một số người có thể hội đủ tiêu chuẩn để xin thường trú với tư cách là người có năng khiếu đặc biệt. Đơn xin phải kèm theo bằng chứng chứng minh rằng đương đơn đã nhận được những khen thưởng cấp quốc gia hay quốc tế và những thành tựu của đương đơn được công nhận trong lãnh vực chuyên môn.
Điều kiện:
Bằng chứng để hỗ trợ đơn bảo lãnh cho một người có năng khiếu đặc biệt gồm có bằng chứng về thành tích quan trọng mà đương đơn đã đạt một lần được (có nghĩa là một giải thưởng quan trọng được quốc tế công nhận như Giải Nobel) hay tối thiểu ba giấy tờ sau đây :
- Tài liệu chứng minh đương đơn đã lãnh những giải hay những phần thưởng kém quan trọng được công nhận ở cấp quốc gia hay quốc tế vì sự xuất sắc trong lãnh vực (cần thư xác nhận những giải thưởng và chứng nhận những giải thưởng đó được công nhận trong nước).
- Tài liệu chứng minh đương đơn là thành viên của những hội trong lãnh vực đòi hỏi những thành tựu xuất chúng nơi thành viên của hội, những thành tựu đó được đánh giá bởi những chuyên viên được công nhận cấp quốc gia và quốc tế trong lãnh vực của họ.
- Tài liệu ấn hành trong những sách báo chuyên nghiệp hay trong những sách báo thương mại quan trọng hay trong những phương tiện thông tin quan trọng nói về đương đơn, liên quan đến việc làm, tác phẩm hay sản phẩm của đương đơn trong lãnh vực. Tài liệu đó phải có nhan đề, ngày đăng và tên tác giả, và tất cả bản dịch nếu có.
- Chứng từ đương đơn tham gia vào nhóm hội thảo hay với tham gia với tư cách cá nhân làm trọng tài để phân xử việc làm, tác phẩm hay sản phẩm của những người khác trong cùng lãnh vực chuyên môn hay trong lãnh vực có liên kết.
- Chứng từ đương đơn có những đóng góp mới và quan trọng trong ngành về các vấn đề khoa học, nghiên cứu, nghệ thuật, thể thao hay liên quan đến kinh doanh.
- Chứng từ đương đơn là tác gỉả của những bài nghiên cứu trong lãnh vực, đăng trong các tạp chí chuyên nghiệp, thương mại hay trong những phương tiện thông tin quan trọng khác (cần thư nói về sự quan trọng của tạp chí).
- Chứng từ đương đơn đã giữ một vai trò leading hay tối quan trọng trong những tổ chức hay cơ quan có danh tiếng xuất sắc (thư của trưởng ban nghiên cứu của trường đại học của bạn nói rằng bạn là người tối quan trọng và thư của một người khác chứng nhận rằng trường đại học của bạn là trường giỏi nhất trong lãnh vực).
- Chứng từ đương đơn có lương cao hay so với những người khác trong ngành. Hay:
- Những chứng từ tương đương khác nếu những tiêu chuẩn khác chưa áp dụng cho công việc của đương đơn.
Người bảo lãnh:
Đương đơn có thể tự mình bảo lãnh mình hay được một người chủ đứng ra bảo lãnh.

c. Nghiên cứu gia/Giáo sư nổi tiếng
Đơn xin diện này cần có người chủ đứng ra bảo lãnh. Diện này dành cho các trường đại học hay các công ty tư muốn bảo lãnh những nghiên cứu gia nổi tiếng
Điều kiện:
Điều kiện đầu tiên là công việc nghiên cứu phải là công việc
- Điều kiện thứ hai là đơn bảo lãnh cho nghiên cứu gia hay gíáo sư nổi tiếng phải kèm theo chứng từ rằng người đó được quốc tế công nhận là nổi bật trong lãnh vực nghiên cứu hay dạy học ghi trong đơn bảo lãnh. Chứng từ đó phải có ít nhất hai trong số những văn kiện liệt kê sau đây:
- Giấy tờ chứng minh đương đơn đã nhận được những giải hay phần thưởng vì sự xuất sắc trong lãnh vực nghiên cứu hay dạy học.
- Tài liệu chứng minh đương đơn là thành viên của những hội trong lãnh vực đòi hỏi những thành tựu xuất chúng nơi thành viên của hội.
- Tài liệu ấn hành trong những sách báo chuyên nghiệp viết bởi những người khác về công trình của đương đơn trong lãnh vực nghiên cứu hay dạy học. Tài liệu đó phải có nhan đề, ngày đăng và tên tác giả, và tất cả bản dịch nếu có.
- Chứng từ đương đơn tham gia vào nhóm hội thảo hay với tham gia với tư cách cá nhân làm trọng tài để công trình của những người khác trong cùng lãnh vực chuyên môn hay trong lãnh vực có liên kết.
- Chứng từ đương đơn có những đóng góp nghiên cứu khoa học mới trong lãnh vực nghiên cứu hay dạy học.
- Chứng từ đương đơn là tác gỉả của những sách hay bài nghiên cứu trong ngành (trong những tạp chí phát hành ở quốc tế).
- Ngoài ra, phải có bằng chứng nghiên cứu gia/giáo sư có 3 năm kinh nghiệm dạy học hay/và nghiên cứu trong lãnh vực. Kinh nghiệm dạy học hay nghiên cứu trong thời gian đương đơn học lên cao chỉ có thể được chấp nhận khi đương đơn đã có bằng cao và nếu đương đơn được giao hoàn toàn trách nhiệm dạy học trong lớp hay nếu công trình nghiên cứu dẫn đến việc lấy bằng được công nhận là nổi tiếng trong lãnh vực. Chứng từ liên quan đến kinh nghiệm dạy học hay/và nghiên cứu phải dưới dạng thư của người chủ hiện tại hay người chủ trước và phải bao gồm tên, địa chỉ và chức vụ của người viết thư, và sự diễn tả những công việc mà đương đơn đã làm hay đã thi hành.
- Người chủ phải nộp bằng chứng rằng cơ quan có khả năng trả lương. Điều này có nghĩa là nếu việc làm còn tùy thuộc vào tiền trợ cấp chưa nhận được, hay vào việc gia hạn sự trợ cấp sắp hết hạn, thì đơn bảo lãnh sẽ khó được chấp thuận. Thông thường, trường đại học nộp một bản khai liên quan đến khả năng trả lương và nguồn lương.
- Nếu công việc làm là ở một người chủ tư không liên quan đến trường đại học, người chủ phải có ít nhất 3 nhân viên làm việc nghiên cứu toàn thời gian và phải có những thành tựu trong ngành chứng minh qua các giấy tờ.
- Khác với những đương đơn có năng khiếu đặc biệt, giáo sư hay nghiên cứu gia nổi tiếng cần có thư nhận việc, nhưng tiến trình xin giấy chứng chỉ lao động (Labor Certification) không cần kéo dài. Do đó, giáo sư hay nghiên cứu gia nổi tiếng có thể có qui chế thường trú khá nhanh.



2. Diện ưu tiên 2 (EB-2):
Những người chuyên môn có khả năng đặc biệt và có bằng cấp cao (Miễn trừ vì lợi ích quốc gia hay National Interest Waiver)
- Diện này dành cho những người có bằng cấp cao (M.S., Ph.D., J.D., M.B.A., M.A.) hay chứng minh được khả năng đặc biệt trong lãnh vực khoa học và kinh doanh.
- Chỉ tiêu của visa diện ưu tiên 2 này là 40.000 visa hàng năm cộng số visa còn dư lại của diện ưu tiên 1.
Thí dụ: Nhà hóa học với bằng Ph.D.(Tiến sĩ)
- Kỹ sư với bằng đại học về Kỹ sư Cơ khí (Mechanical Engineering) và 5 năm kinh nghiệm tương đương với bằng M.S. (Cao học) về kỹ sư
- Ủy viên ban quản trị được trả lương cao, có 10 năm kinh nghiệm và được công nhận vì những đóng góp quan trọng trong công nghiệp của mình.
- Thẻ xanh diện này có thể được cấp cho nhân viên làm việc cho công ty có hoạt động tại Mỹ nhưng không có kinh nghiệm với công ty mẹ ở nước ngoài.
- Trước khi nộp đơn bảo lãnh diện ưu tiên thứ hai, người chủ phải xin giấy chứng chỉ lao động (Labor Certification). Tiến trình này bắt buộc người chủ phải đăng quảng cáo công việc và chứng minh rằng số nhân công Mỹ thỏa mãn điều kiện tối thiểu của công việc thiếu hụt. Giai đoạn này có thể gây chậm trễ việc cấp thẻ xanh từ 6 đến 18 tháng tùy theo tiểu bang.
- Tiến trình xin chứng chỉ lao động (Labor Certification) có một ngoại lệ quan trọng. Ngoại lệ đó giúp giảm được nhiều thời gian chờ đợi để được có thẻ xanh: đó là diện Miễn trừ vì lợi ích quốc gia (National Interest Waiver hay NIW). NIW được cấp cho những người có năng khiếu đặc biệt làm việc trong lãnh vực kinh doanh hay nghiên cứu hay có bằng cao có thể chứng minh được rằng hoạt động của họ có lợi ích nhiều cho nền kinh tế quốc gia, hệ thống sức khỏe hay an sinh của Hoa Kỳ. Việc cấp NIW phức tạp nhưng quan trọng đối với một số lớn công ty, đặc biệt là các công ty khoa học hay kỹ thuật cao cấp.
a. Miễn trừ vì lợi ích quốc gia (National Interest Waiver)
Một vài người có thể đủ tiêu chuẩn để được hưởng National Interesr Waiver (NIW). NIW có nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ cấp thẻ xanh mà không bắt buộc phải có thư nhận việc và không cần phải qua tiến trình xin chứng chỉ lao động (Labor Certification).
Để hội đủ tiêu chuẩn, đương đơn cần phải bằng cấp tương đương với bằng cao học (Master’s degree) hay cao hơn của Mỹ và chứng minh được rằng đương đơn có khả năng đặc biệt. Để chứng minh khả năng đặc biệt, USCIS đòi hỏi chứng từ gồm có ít nhất 3 trong số những văn kiện sau đây:
- Bằng cấp của một trường có liên quan đến lãnh vực chuyên môn
- Bằng chứng 10 năm kinh nghiệm toàn thời gian trong nghề
- Chứng chỉ hành nghề
- Bằng chứng tiền thù lao được trả chứng minh được khả năng đặc biệt
- Bằng chứng thành viên trong những hội đoàn chuyên môn
- Bằng chứng được đồng nghiệp, thực thể chính phủ, hội đoàn chuyên môn hay cơ sở kinh doanh công nhận vì những thành tựu hay đóng góp quan trọng cho công nghiệp hay cho lãnh vực chuyên môn.
Ngoài những bằng chứng trên, đương đơn cần phải nộp cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) bằng chứng rằng công việc hay công trình nghiên cứu của họ có lợi ích quốc gia quan trọng. Điều này có nghĩa là đương đơn cần phải chứng minh công việc hay công trình nghiên cứu của họ sẽ làm lợi ích của Hoa Kỳ tiến mau như thế nào, chẳng hạn như cải thiện đời sống ý tế của dân Hoa Kỳ, cải thiện điều kiện làm việc, giúp cho nền giáo dục trẻ ở Hoa Kỳ được tiến bộ, v.v…
Sau một quyết định của Tòa năm 1998, USCIS bây giờ đòi hỏi những chứng từ sau đây theo thứ tự để hỗ trợ cho đơn xin thẻ xanh theo diện National Interest Waiver (NIW):
- Bằng chứng chứng minh rằng những ích lợi mang đến do công việc hay công trình nghiên cứu của đương đơn có tầm vóc quốc gia, có lợi cho hơn một vùng nào đó trong nước Mỹ và không có ảnh hưởng xấu cho những vùng khác trong nước. Ngược lại, chúng có lợi cho những vùng khác.
- Bằng chứng chứng minh rằng công việc hay công trình nghiên cứu của đương đơn nằm trong lãnh vực có giá trị thực chất.
- Bằng chứng đương đơn đã hoàn tất ngành học chuyên môn trên mức bình thường trong ngành nhiều.
- Bằng chứng lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại nếu đương đơn bị bắt buộc xin chứng chỉ lao động (Labor Certification).
- Bằng chứng đương đơn không xin National Interest Waiver nhằm mục đích cải thiện sự thiếu hụt nhân công địa phương.
- Bằng chứng đương đơn là tác giả của công trình mới phụng sự cho lợi ích quốc gia.
- Bằng chứng những thành tựu trong quá khứ của đương đơn chứng minh rằng người ta dự đoán được những lợi ích trong tương lai.
Có nhiều cách để chứng minh lợi ích quốc gia:
Trong lãnh vực kinh doanh, người ta cần phải chứng minh vai trò then chốt mà đương đơn sẽ giữ trong một công ty đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia.
- Trong lãnh vực nghiên cứu khoa học hay y khoa, người ta cần phải giải thích công trình nghiên cứu của đương đơn sẽ mang lại lợi ích về kinh tế hay an sinh xã hội như thế nào, chẳng hạn như phát triễn những công nghệ viễn thông mới, tăng gia sức khỏe của những trẻ sanh thiếu tháng, hay cải thiện hiệu quả của hệ thống chuyển giao thuốc.
- Sự miễn trừ có thể được chấp nhận vì những đóng góp vô song được hy vọng là cài thiện lương bổng và điều kiện làm việc, cung cấp nhà ở giá phải chăng, cải thiện môi sinh ở Mỹ hay có lợi ích cho Mỹ.
- Những người có bằng tiến sĩ (Ph.D.) hay Cao học (Master’s Degree) có thể sử dụng những đóng góp quan trọng của mình cho sự tiến bộ của khoa học để hội đủ tiêu chuẩn xin National Interest Waiver (NIW).
- National Interest Waiver (NIW) càng ngày càng bị xét kỹ bởi USCIS vì lý do càng ngày càng có nhiều người xin do ngoại lệ xin thẻ xanh mà không cần phải xin chứng chỉ lao động hay giấy chứng nhận nghề nghiệp (Labor Certification).

b. Chứng chỉ lao động (Labor Certification)
Nếu đương đơn không xin được National Interest Waiver (NIW), đương đơn bắt buộc phải thông qua tiến trình xin chứng chỉ lao động (Labor Certification). Tiến trình này bắt buộc phải đăng quảng cáo để xem có công nhân người Mỹ nào hội đủ tiêu chuẩn làm đơn xin việc hay không.
Chứng chỉ lao động đặc biệt đối với giáo sư đại học
Khác với chứng chỉ lao động bình thường, có một qui định đặc biệt cho phép trường đại học làm đơn xin thẻ xanh cho giáo sư giảng dạy lâu dài mặc dù có những người Mỹ khác hội đủ tiêu chuẩn làm đơn xin việc. Tiến trình này có thể kéo dài bao lâu cũng được tùy theo nhận định của trường đại học là giáo sư nước ngoài đạt tiêu chuẩn hơn những đương đơn người Mỹ. Đây là một lựa chọn rất tốt cho những giáo sư giảng dạy lâu dài không đủ tiêu chuẩn để xin National Interest Waiver (NIW).
Để có thể hưởng trường hợp này, trường đại học phải hội đủ những yếu tố sau đây:
- Trường đại học đã thực hiện công việc tuyển người trong nước và qua cuộc thi.
- Trường đại học phải nộp đơn xin chứng chỉ lao động (Labor Certification) trong vòng 18 tháng kể từ ngày có quyết định nhận người.
- Trường đại học vẫn phải xin chứng chỉ lao động và nộp cho Bộ Lao Động tất cả quảng cáo, danh sách lý lịch việc làm mà trường nhận được và lý do bác đơn xin việc của những người Mỹ.



3. Diện ưu tiên 3 (EB-3)
(Dành cho những chuyên gia có bằng cử nhân đại học (B.S. hay B.A.), những công nhân tay nghề (từ 2 năm kinh nghiệm trở lên) và những công nhân khác
Chứng chỉ lao động (Labor Certification)
Chứng chỉ lao động bắt buộc với diện ưu tiên 3 và với diện ưu tiên 2 không xin được National Interest Waiver (NIW).Để bảo lãnh thẻ xanh cho một công nhân thông qua chứng chỉ lao động, người chủ phải chứng minh đã thực hiện công việc tuyển người một cách thỏa đáng và không có đủ ứng viên người Mỹ đủ tiêu chuẩn để bổ khuyết chức vụ cho công việc cần người đó.
Ngày 27 tháng 12 năm 2004, Bộ Lao Động Hoa Kỳ đã thông báo một qui định mới chi phối tất cả đơn xin chứng chỉ lao động cho người nước ngoài nộp kể từ ngày 28 tháng 3 năm 2005. Người chủ nộp đơn xin chứng chỉ lao động cho Bộ Lao Động để bảo lãnh qui chế thẻ xanh cho người nước ngoài bằng cách chứng minh số công nhân người Mỹ hội đủ tiêu chuẩn tối thiểu cho công việc bị thiếu hụt.
- Qui định mới của Bộ Lao Động, được biết dưới tên Program Electronic Review Management (PERM), sẽ không áp dụng cho những đơn xin chứng chỉ lao động đang chờ giải quyết. PERM cũng không áp dụng cho những đơn xin chứng chì lao động nộp trước ngày 28 tháng 3 năm 2005. Phần tóm tắt dưới đây sẽ mô tả cách thức nộp đơn theo thủ tục PERM.
- PERM cung cấp một hệ thống chứng nhận tự động điện tử thay thế hệ thống dùng giấy. Với hệ thống dùng giấy, cả nhân viên của cơ quan lao động tiểu bang ở địa phương lẫn nhân viên của Bộ Lao Động ở liên bang đều phải duyệt xét tất cả các đơn. Theo thủ tục PERM, người chủ sẽ phải điền một mẫu đơn điện tử gọi là ETA-9089. Trong mẫu đơn đó, người chủ trả lời một loạt câu hỏi liên quan đến người chủ và đến việc tìm người làm. Người chủ phải lưu giữ giấy tờ hỗ trợ cho đơn xin nhưng không cần nộp cho Bộ Lao Động ngoại trừ trường hợp kiểm soát.
- Trong trường hợp không có kiểm soát, Bộ Lao Động ước lượng họ sẽ chấp thuận những hồ sơ PERM trong vòng từ 45 cho đến 60 ngày. Trong trường hợp kiểm soát, nhân viên thẩm duyệt (Certifying Officer) của Bộ Lao Động sẽ gửi thư cho người chủ để yêu cầu bổ sung giấy tờ. Người chủ sẽ có 30 ngày để trả lời lá thư và có thể được gia hạn thêm 30 ngày nếu người chủ xin phép. Sau khi nhận được thư trả lời của người chủ, nhân viên thẩm duyệt có thể chấp nhận đơn xin chứng chỉ hành nghề, yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ hay bắt buộc người chủ tăng gia nỗ lực tìm người dưới sự kiểm tra trực tiếp của Bộ Lao Động.
Những điều khoản chính và phụ của qui định PERM gồm những điều như sau:
Chứng từ về tuyển người:
Trước khi điền mẫu ETA-9089, người chủ phải nỗ lực tuyển người và dẫn chứng việc tuyển người bằng tài liệu. Việc tuyển người đó bị bắt buộc bởi qui định. Ít nhất, người chủ phải:
a. Niêm yết thông báo tìm người làm việc ở những nơi dễ thấy ngay chỗ làm trong vòng tối thiểu 10 ngày làm việc.
b. Đăng thông báo tìm người làm việc trong tất cả phương tiện thông tin truyền bá trong nội bộ cơ quan. Điều này bao gồm thông báo điện tử (thí dụ, thông báo đăng trên trang Web của người chủ) và trong tất cả phương tiện thông tin ấn loát. Điều khoản này và điều khoản bắt buộc niêm yết thông tin nói ở trên không dính dáng gì đến nhau. Thời gian và cách đăng thông báo trong những phương tiện thông tin truyền bá trong nội bộ phải phù hợp với thủ tục thông thường sử dụng bởi người chủ để tuyển người cho những công việc tương tự.
c. Đăng thông báo tìm người qua trung gian của State Workforce Agency (SWA) trong vòng 30 ngày. SWA là văn phòng tiểu bang của Bộ Lao Động ở địa phương. Văn phòng này có quyền hạn ở nơi của việc làm đó.
d. Đăng hai quảng cáo tìm người trong hai ngày chủ nhật khác nhau trong môt nhật báo phổ biến rộng rãi trong vùng của việc làm đó. Quảng cáo đó không cần nói đến tiền lương hay không cần nói đến chi tiết điều kiện của công việc, nhưng phải đủ rõ rang để nhân công người Mỹ biết rõ về cơ hội việc làm. Nếu công việc đòi hỏi kinh nghiệm và bằng cấp cao, người chủ có thể chọn đăng một kỳ quảng cáo trong một tạp chí chuyên ngành thay một trong hai quảng cáo của ngày chủ nhật.
e. Đối với những công việc chuyên gia, người chủ phải làm thêm 3 nỗ lực tuyển người. Ngoài những cách tuyển người nói ở trên, đối với những công việc chuyên gia (có nghĩa là công việc đòi hỏi bằng cấp đại học hay cao hơn), người chủ phải làm 3 trong số 10 nỗ lực tuyển người sau đây trong vòng 180 ngày trước khi nộp đơn xin chứng chỉ lao động:
1. Chợ phiên về việc làm.
2. Trang Web của người chủ.
3. Trang Web tìm việc làm không phải của người chủ. 4. Tuyển người trong trường đại học
5. Những tổ chức thương mại hay chuyên ngành
6. Những công ty thuê mướn người
7. Chương trình giới thiệu nhân viên
8. Thông báo tìm người làm việc niêm yết ở văn phòng tìm việc trong trường đại học
9. Báo địa phương hay báo của dân sắc tộc nếu thích hợp với công việc
10. Quảng cáo trên những đài phát thanh và truyền hình
f. Soạn một bản báo cáo chi tiết về việc tuyển người. Người chủ phải soạn và ký một bản báo cáo về việc tuyển người sau khi hoàn tất việc quảng cáo. Bản báo cáo phải cho biết số người được nhận và số ứng viên người Mỹ bị loại bỏ phân loại theo lý do từ chối hợp pháp liên quan đến công việc. Nhân viên thẩm duyệt có thể yêu cầu người chủ nộp lý lịch việc làm của những ứng viên xin việc người Mỹ và bắt người chủ phân những lý lịch đó theo lý do từ chối.
g. Xét những nhân viên bị sa thải hội đủ tiêu chuẩn: Nếu có thể, người chủ phải thông báo công việc cần người cho những người bị đuổi việc trong vòng 6 tháng đã làm cho người chủ trong công việc mà người chủ đang tìm cách xin chứng chỉ lao động hay trong công việc có liên hệ và xét đơn của họ trước khi điền mẫu ETA-9089. Người chủ phải dẫn chứng bằng tài liệu là họ đã cho công việc cần người cho những nhân viên bị đuổi việc đủ khả năng làm công việc đó, sẵn sàng làm công việc đó và hội đủ tiêu chuẩn cho công việc đó.
Tiền lương thịnh hành:
Chiếu theo PERM, người chủ phải trả 100% của đồng lương mà Bộ Lao Động quyết định là đồng lương thịnh hành cho công việc mà người chủ xin chứng chỉ lao động. Lúc trước, người chủ được phép trả trong khoảng 95 % của đồng lương thịnh hành cho công việc đó. Người chủ phải nộp cho SWA mẫu đơn yêu cầu tiền lương thịnh hành và nhận được trả lời trước khi điền mẫu đơn ETA-9089. Nếu người chủ bất đồng với quyết định về tiền lương thịnh hành, người chủ có thể bổ sung thông tin, nộp đơn khác yêu cầu tiền lương thịnh hành hay chống lại quyết định của SWA về tiền lương thịnh hành.
Điều lệ đặc biệt dành cho giáo sư dạy đại học:
Lúc trước, chứng chỉ lao động xin cho giáo sư dạy đại học được xử lý thông qua thủ tục Special Handling (Xử lý đặc biệt) ở Bộ Lao Động. Theo PERM, thủ tục vẫn còn tồn tại, nhưng mang tên là Optional Special Recruitment (Sự tuyển người đặc biệt tùy ý).
Thủ tục này rất có ích, bởi vì tiêu chuẩn thẩm định ứng viên Hoa Kỳ có lợi hơn cho giáo sư dạy đại học. Theo PERM bình thường, tiêu chuẩn thẩm định như sau: néu bất kỳ công nhân người Mỹ nào hội đủ tiêu chuẩn tối thiểu, người chủ không được tiếp tục nộp đơn để bảo lãnh người công nhân nước ngoài mặc dù người công nhân nước ngoài đạt tiêu chuẩn cao hơn.
Theo Optional Special Recruitment, tiêu chuẩn như sau: nếu giáo sư nước ngoài đạt tiêu chuẩn cao hơn, người chủ có thể tiến hành việc nộp đơn mặc dù có những nhân công người Mỹ khác hội đủ tiêu chuẩn tối thiểu nộp đơn.
Để có thể lợi dụng tiêu chuẩn này, những hồ sơ xin chứng chỉ lao động cho giáo sư đại học nộp ngày 28 tháng 3 năm 2005 hay sau ngày 28 tháng 3 năm 2005 phải chứa những thong tin sau đây:
Mẫu ETA 9089:
Đây là đơn xin chứng chỉ lao động mới chiếu theo PERM. Đơn xin phải nộp trong vòng 18 tháng sau ngày đương đơn được lựa chọn cho công việc theo đúng tiến trình tuyển người có thi tuyển.
Tiền lương hiện hành:
Người chủ phải đồng ý trả 100% của đồng lương hiện hành quyết định cho công việc khi đương đơn trở thành thường trú nhân. Trước đó, người chủ được phép trả trong khoảng 95% của đồng lương thịnh hành cho công việc đó. Nếu người chủ bất đồng với quyết định về tiền lương thịnh hành, người chủ có thể bổ sung thông tin, nộp đơn khác yêu cầu tiền lương thịnh hành hay chống lại quyết định của SWA về tiền lương thịnh hành.
Chứng từ về việc tuyển người:
Người chủ phải tuyển người theo đúng thủ tục bình thường qui định trong PERM hay dẫn chứng bằng văn kiện rằng đương đơn đã được lựa chọn thông qua tiến trình thi tuyển trong đó đương đơn được ghi nhận là đạt tiêu chuẩn cao hơn những ứng viên người Mỹ. Người chủ phải soạn một bản tường trình chi tiết giải thích những nỗ lực tuyển người trong đó người chủ liệt kê tổng số các ứng viên và cho biết những lý do cụ thể và liên quan đến công việc tại sao đương đơn đạt tiêu chuẩn cao hơn những ứng viên người Mỹ khác và người chủ phải ký tên trên bản tường trình đó. Người chủ cũng phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:
- Một bản báo cáo chung kết của hội đồng đề nghị mướn đương đơm để dạy học sau tiến trình tuyển dụng người.
- Một bản sao của quảng cáo đăng tối thiểu trong một tờ tạp chí chuyên môn toàn quốc. Quảng cáo gồm có tên hay tựa công việc, công việc và điều kiện.
- Bằng chứng

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Dùng tài sản hoặc tiền trong bank để bảo trợ - I-864


Người được bảo lãnh có thể dùng tài sản của mình ở ngoài US, như nhà cửa đất đai để bảo trợ?
Được, với những điều kiện:
* Tài sản phải sẵn sàng chuyển thành tiền mặt trong vòng 12 tháng.
* Đương đơn phải chứng minh mình có thể mang số tiền đó hoặc tài sản ra khỏi đất nước mà mình đang sống.
* Tài sản phải tương đương gấp 5 lần số Income còn thiếu so với poverty line.

Về mẫu I-864, người được bảo lãnh muốn dùng tài sản của mình để bù đắp phần thiếu hụt tài chánh của người bảo lãnh không cần phải dùng mẫu đơn nào cả.

- Nếu là tài khoản ngân hàng thì người được bảo lãnh phải nộp bảng lược kê tài khoản trong vòng 12 tháng gần nhất hay một lá thư của ngân hàng cho biết dữ kiện về tài khoản được mở, lược sử về tiền đặt vào và tiền rút ra trong năm vừa qua và số tiền hiện tại còn lại.

- Nếu là nhà cửa thì người được bảo lãnh phải nộp bảng đánh giá nhà cửa soạn bởi một người trung gian về bất động sản cùng với văn tự cầm cố (mortgage) của nơi cho mượn tiền mua nhà. Đó là yêu cầu của Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở những nước khác. Ở Việt Nam thường mua nhà trả tiền mặt, do đó, thay vì là văn tự cầm cố thì phải có giấy không thiếu nợ về nhà cửa.

Can the immigrant visa applicant count assets that he or she owns that are outside the United States, such as real estate or personal property?
Yes, under these conditions:
* The assets must be readily convertible to cash within 12 months
* The applicant must show that he/she can take the money or assets out of the country where they are located. Many countries have strict regulations which limit the amount of cash or liquid assets that can be taken out of the country
* The assets equal at least five times the difference between the sponsor's income and 125 percent of the poverty line for the household size.

http://travel.state.gov/visa/immigrants ... _3183.html

Tóm lại: Muốn dùng tài sản để bù đắp vào phần thiếu hụt thì tài sản ít nhất phải gấp 5 lần so với poverty line. Không phân biệt tiểu bang nào, không phân biệt tài sản đó là của người bảo lãnh hay người được bảo lãnh. Tuy nhiên nếu tài sản đó ở bên ngoài U.S thì phải đủ các điêù kiện trên.

+ Poverty Guidelines

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

Giáo dục Hoa Kỳ - Đại học cộng đồng

Community College


Community College là gì?
Đại học cộng đồng (community college) là đại học công lập trực thuộc chính phủ các bang của Mỹ. Thông thường, community college đào tạo chương trình hai năm để lấy bằng Associate's Degree để đi làm hoặc chuyển tiếp qua đại học đa ngành 4 năm (University) để học nâng cao. Ngoài ra, cũng có thể học một số ngành nghề ngắn hạn tại community college.


 
Lợi điểm của community college


Nhập học tự do
Phần lớn các trường đại học cộng đồng có chính sách nhập học tự do, nghĩa là một học sinh ra trường trung học Mỹ sẽ tự động được hội đủ tiêu chuẩn và điều kiện nhập học. Một số lớn các đại học cộng đồng không đòi hỏi điểm SAT (Scholastic Apptitude Test) hoặc ACT (Apptitude College Test) mà phần đông các đại học 4 năm đòi hỏi.

Tiện lợi
Các trường đại học cộng đồng có thời khóa biểu các lớp học rất thuận tiện cho sinh viên đang hoặc sẽ đi làm vì họ có các lớp học buổi chiều tối hoặc cuối tuần.

Thành phần giáo sư chuyên môn
Nói chung các trường đại học 2 năm và cộng đồng cũng có uy tín như các đại học 4 năm. Điều đáng ghi nhận là phần đông những giáo sư trường đại học 2 năm chỉ chú tâm vào việc giảng dạy, chứ không phải để tham gia vào công việc nghiên cứu. Do đó bạn có nhiều cơ hội được dạy trực tiếp bởi các vị giáo sư hơn là các sinh viên phụ giảng (teaching assisstants).

Lớp học nhỏ
Lớp học lớn và đông sinh viên hay lớp nhỏ và ít sinh viên, có ảnh hưởng đến chất lượng của sự giảng dạy. Bạn có thể cần đến sự chú ý của giáo sư để học tập tốt hơn. Các lớp học trung bình ở các trường đại học 2 năm và cộng đồng thường nhỏ hơn nhiều so với các trường đại học công 4 năm.

Đa dạng
Đại học là môi trường để đào tạo cho mình một kiến thức văn hóa, tiếp thu tư tưởng mới, gặp gở nhiều người khác nhau từ khắp nơi, và trải qua nhiều kinh nghiệm khác nhau. Theo học ở đại học 2 năm và cộng đồng, bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều nhóm sinh viên khác biệt, từ những học sinh mới vừa ra trường trung học đến các người lớn tuổi trở lại trường học sau một thời gian dài xa mái trường. Bạn có thể học chung lớp với những người đã có bằng Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ và muốn trở lại trường để học thêm một số ngành nghề nào đó cần thiết cho sự tiến thân trong nghề nghiệp của họ hay để mở mang kiến thức về một lãnh vực họ thích thú.

Tiết kiệm học phí
Học phí hằng năm của các trường đại học 2 năm và cộng đồng gần bằng phân nữa học phí tại các đại học công 4 năm.



Chọn đại học 2 năm hay vào thẳng đại học 4 năm?
Van Phan
(Viết theo collegeview.com)


Khi nói đến kế hoạch học đại học sắp tới, các bạn sinh viên cần phải suy nghĩ đến chuyện mình có thể đầu tư bao nhiêu thì giờ và tiền bạc vào việc học, và kế đó là loại nghề nghiệp nào mà mình muốn theo trong tương lai.

Nhằm giúp các bạn hình dung được bước kế tới sẽ là gì, sau đây là một số điều được coi là ưu điểm của loại trường đại học hệ hai năm.


Trường đại học hai năm
Mặc dù các trường đại học hệ bốn năm vẫn được báo chí truyền thông chú ý nhiều hơn qua các sinh hoạt ngoài lớp học -như thể thao và văn hóa nghệ thuật- nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học đã không ngần ngại bước thẳng vào các trường đại học hệ hai năm. Nếu nhìn vào những sự kiện thực tế thì điều này chẳng có gì là đáng ngạc nhiên cả. Học đại học hệ hai năm ít tốn tiền hơn, vừa mau ra trường hơn mà cũng vừa dễ có một nghề trong tay hơn. Các trường đại học hệ hai năm cung ứng cho sinh viên cơ hội khởi sự nghề nghiệp sớm sủa hơn, và đặc biệt là sinh viên sẽ ít nợ nần hơn khi ra trường, hoặc có khi còn khỏi mang nợ gì hết nữa. Ðó là chưa nói tới chuyện các bạn sinh viên vẫn còn có thể dùng cái trường đại học hai năm này để làm bệ phóng nếu, sau khi đã tốt nghiệp đại học hai năm rồi, sinh viên đó lại nổi hứng muốn tiếp tục học lên nữa đặng hoàn tất nốt văn bằng cử nhân.


Sinh viên nào đi học trường hai năm
Trong số các sinh viên đi học trường đại học hệ hai năm, có những bạn nhắm tới chuyện đi thẳng vào một trường chuyên nghiệp, hoặc là kỹ thuật hoặc là kinh doanh. Rồi còn có những sinh viên mà thành tích hồi trung học bị trở ngại sao đó hoặc mang nhiều khuyết điểm nhưng sau khi tốt nghiệp trung học lại muốn vươn tới đích là đạt cho được văn bằng đại học bốn năm, hoặc những sinh viên chỉ đơn giản muốn tiết kiệm tiền bạc trong tiến trình hoàn tất các học khóa (courses) căn bản bậc đại học trước khi có thể chuyển tiếp lên một trường đại học bốn năm.


Sinh viên sẽ học được những gì
Tùy theo chương trình học của bạn như thế nào, các sinh viên học đại học hai năm hoặc là chú trọng tới việc hoàn tất các học khóa tổng quát cần thiết để có thể chuyển tiếp lên một trường đại học hệ bốn năm, hoặc theo đuổi các khóa học tập trung vào những ngành nghề chuyên môn, để rồi chỉ sau hai năm theo học tại trường là có thể tung cánh bay nhảy ra ngoài đời mà tự lực cánh sinh. Bởi vì các trường đại học cộng đồng (community colleges) và các trường cao đẳng kỹ thuật (technical colleges) thường có sẵn những mối quan hệ chặt chẽ tới các ngành kỹ nghệ hoặc các hãng, xưởng tại địa phương, sinh viên sẽ tìm thấy một loạt những học khóa được giảng dạy tại các trường đại học hai năm có khả năng đáp ứng trực tiếp thị trường công việc ở địa phương. Ðây là một lợi điểm có tính cách thực tế đầy sức quyến rũ đối với các bạn sinh viên nào muốn sớm hái ra tiền với mảnh bằng chuyên môn khá giá trị từ một trường đại học hai năm trong tay.


Những cơ hội học hỏi thêm
Thêm vào việc học hỏi qua các lớp học, các sinh viên đại học thuộc hệ hai năm còn có cơ hội đi học nghề và thực tập ngay tại cộng đồng mình đang ở. Ngoài chuyện có thể có cái nhìn từ bên trong công việc sau này của mình ra làm sao, các sinh viên học nghề và đi thực tập cũng còn thiết lập được các mối liên hệ quý giá với các ông-ty, xí nghiệp để rồi nhờ đó họ có thể kiếm được việc làm ngay sau khi ra trường, một điều mà đôi khi các sinh viên theo học đại học hệ bốn năm cảm thấy vô cùng lúng túng trước thị trường công ăn việc làm giới hạn như trong thời buổi bây giờ.


Yếu tố chi phí
Ðây chính là chỗ mà các trường đại học hệ hai năm tỏ ra sáng giá nhất. Bởi vì hầu hết các trường đại học hệ hai năm đều được mở ra cho các sinh viên đi đi, về về hằng ngày, sinh viên có nhiệm vụ phải tự tìm lấy nơi ăn, chốn ở, và không cần thiết phải gánh chịu chi phí ăn ở cao như các sinh viên theo học tại các trường đại học hệ bốn năm mà phần đông là từ xa tới.

Ðiều quan trọng nhất là các sinh viên đại học hệ hai năm thường chỉ phải đóng học phí rất thấp so với các sinh viên theo học tại các trường hệ bốn năm. Tính trung bình, chi phí học hành trong một năm tại một trường đại học hệ hai năm là 2,544 đô-la, tức chỉ bằng hoặc hơn một phần ba chi phí học hành trong một năm tại một trường đại học hệ bốn năm.






Những nhận định không đúng về đại học cộng đồng
Van Phan
(Viết theo collegeboard)



Khi nói tới đại học cộng đồng (community college) thì những nhận định không đúng, tức là những chuyện không có thật (myth), thường được lan truyền trong giới phụ huynh và sinh viên. Nhưng các bạn sinh viên phải nắm trong tay các dữ kiện thì mới có thể biết dược những điều như thế là đúng hay sai. Sau đây là những nhận định không đúng vẫn hay được nhắc tới nhất về đại học cộng đồng.


1. Không nên học đại học cộng đồng trừ phi bạn muốn kiếm một nghề?
Sự thật thì các bạn có thể khởi đầu từ đại học cộng đồng rồi sau cùng muốn chọn nghề gì thì chọn. Rồi cũng giống như nhiều sinh viên đại học cộng đồng khác, sau khi tốt nghiệp đại học cộng đồng, bạn cứ việc chuyển trường lên một đại học bốn năm. Ít ai hiểu được rằng một trong số các lý do đại học cộng đồng được dựng nên là nhằm cung ứng cho sinh viên thuộc mọi trình độ và mọi hoàn cảnh một cách thế dễ dàng hơn để có thể lấy một văn bằng tại một college hoặc university hệ bốn năm.

2. Chả có ai ra hồn đi học đại học cộng đồng cả?

Ồ! Không nên nói vậy khi bạn chưa biết hết. Rất nhiều nhân vật tăm tiếng và thành đạt cao từng xuất thân từ đại học cộng đồng mà ra. Sau đây là một danh sách ngắn các cựu sinh viên ngời sáng của đại học cộng đồng:

- Gwendolyn Brooks, thi sĩ đoạt giải Pulitzer.
- Eileen Collins, phi hành gia Cơ Quan Quản Trị Hàng Không và Không Gian Quốc Gia (NASA).
- Joyce Luther Kennard, thẩm phán Tối Cao Pháp Viện California.
- Jeanne Kirkpatrick, đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.
- Jim Lehrer, giám đốc điều hợp chương trình tin tức.
- Robert Moses, vũ sư và sáng lập viên vũ đoàn.
- Sam Shephard, nhà viết kịch đoạt giải Pulitzer.
- James Sinegal, tổng giám đốc điều hành công-ty Costco.
- Maxwell Taylor, đại tướng, chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ.

3. Ðại học cộng đồng chỉ là trường trung học cao cấp, vừa hỗn tạp vừa tự do?
Xin chớ để cho chế độ ghi danh mở rộng tại đại học cộng đồng làm bạn hiểu sai lạc. Ðại học cộng đồng là một trường đại học, tức một college. Người ta trông đợi các sinh viên học hành bằng nỗ lực cao và với kết quả cao y như tại bất cứ trường đại học nào khác vậy. Sự thể sinh viên ở mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi và thuộc mọi trình độ đều có thể đi học đại học cộng đồng không có nghĩa là sinh viên không cảm thấy bị thách thức, hoặc kiến thức của họ không được làm giàu thêm trên ghế nhà trường.

4. Ðại học cộng đồng là chỗ dành cho sinh viên lớn tuổi và đang đi làm toàn thời gian?
Các sinh viên tuổi từ 18 tới 24 luôn tạo thành khối sinh viên đa số trên khuôn viên đại học cộng đồng. Dĩ nhiên là đại học cộng đồng mang đặc tính uyển chuyển khiến cho nơi đây hấp dẫn nhiều đối với các sinh viên lớn tuổi hơn và đang đi làm, nhưng đặc tính uyển chuyển này cũng làm lợi cho các sinh viên trẻ nữa. Các bạn sinh viên có thể dự lớp vào ban đêm cũng như ban ngay, rồi bạn cũng có thể đi học bán thời gian hay toàn thời gian gì tùy ý.

5. Ði học đại học cộng đồng thì khó mà kiếm được tiền tài trợ học hành (financial aid)?
Cho dù học phí tại các trường đại học cộng đồng luôn luôn thấp hơn so vơi các trường đại học hệ bốn năm, tiền fiancial aid lúc nào cũng có sẵn. Tỷ dụ, tiền Federal Pell Grant từ liên bang được cấp không hạn chế cho bất cứ sinh viên nào theo học tại các trường đại học mà phẩm chất giảng huấn đã được công nhận, dù đó là đại học hai năm hay đại học bốn năm. Ngay cả khi theo học bán thời gian tại một đại học cộng đồng, bạn cũng còn có thể lãnh tiền tài trợ học hành nữa, chỉ có nó không được nhiều bằng khi bạn đi học toàn thời gian mà thôi.

6. Chuyển trường từ đại học cộng đồng lên đại học hệ bốn năm coi bộ khó?
Không có gì khó hết khi sinh viên đại học cộng đồng thường xuyên tham khảo ý kiến của vị cố vấn học vụ trong trường để có thể đi đúng hướng (stay on track). Ðiều cần thiết là bạn phải bảo đảm việc lấy đúng các lớp học (tức học khóa, course) có khả năng chuẩn bị cho môn ngành chính của bạn tại một trường đại học hệ bốn năm. Vả lại, một trong các sứ mệnh của trường đại học cộng đồng là giúp đỡ và chuẩn bị cho sinh viên từ hệ đại học hai năm chuyển trường một cách êm thắm lên hệ đại học bốn năm.

7. Các đại học bốn năm đâu có chấp nhận các tín chỉ của đại học cộng đồng?
Luôn có thỏa thuận chấp nhận tín chỉ từ một trường đại học cộng đồng chuyển qua một đại học hệ bốn năm ở địa phương. Hơn nữa, các trường này thường liệt kê, trên giấy trắng mực đen, học khóa (course) nào tại đại học cộng đồng có giá trị tương đương với học khóa nào tại đại học bốn năm. Nếu các bạn sinh viên biết tính toán kỹ lưỡng một chút thì coi như tất cả các tín chỉ của mình từ đại học cộng đồng sẽ được chuyển lên đại học bốn năm êm xuôi.

8. Sau khi học đại học cộng đồng ra, sợ e khó theo nổi đại học bốn năm, hay nói cách khác là học đại học cộng đồng thì sinh viên sẽ “dở” đi?
Các cuộc nghiên cứu cho thấy các sinh viên từ đại học cộng đồng chuyển lên đại học hệ bốn năm đạt điểm số trung bình tương đương, nếu không là khá hơn, các sinh viên khởi sự việc học tại các trường đại học thuần túy bốn năm. Dĩ nhiên là một số sinh viên đại học cộng đồng vẫn phải trải qua “cú sốc chuyển trường” vì “lạ nước lạ cái,” thường được phản ảnh qua tình trạng bị tụt mất khoảng 1/2 điểm GPA trong học kỳ đầu tiên tại một đại học bốn năm. Cái này đâu phải là chuyện lạ, và sau đó thì cũng chưa biết ai sẽ hơn ai! Ðó là chưa nói tới chuyện tại các đại học bốn năm không thiếu gì chuyên viên dạy kèm dành cho các sinh viên nào còn cần tới họ.

9. Sinh viên đại học cộng đồng ưa bỏ cuộc nửa chừng?
Có thể là mọi người từng nghe rằng từ 40 đến 50 phần trăm sinh viên các trường đại học cộng đồng bỏ học nửa chừng trong vòng một năm sau khi họ bắt đầu đi học. Tuy thế, nguồn truy cứu này không đúng ở chỗ nó không tính đến số sinh viên rời trường này để qua trường khác vì lý do này hay lý do nọ. Vả lại, dù học ở trường loại nào thì cũng vẫn có những sinh viên phá ngang tùy hoàn cảnh của từng sinh viên.

10. Trường đại học cộng đồng nào cũng chỉ có vậy thôi?
Trên toàn cõi liên bang Hoa Kỳ, hiện có hơn 1,200 trường đại học cộng đồng khác nhau. Các trường này khác biệt nhau về kích cỡ, về số học khóa (lớp) được giảng dạy, về các dịch vụ yểm trợ sinh viên, về đời sống trong khuôn viên đại học, về cơ chế quản trị sinh viên, và về ban giảng huấn.


Nguồn: nguoi-viet.com

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Trẻ em vị thành niên và thẻ tín dụng

Cha mẹ thường là những người tốt nhất giúp cho con cái họ hiểu biết về tín dụng, và vì ngay cả trẻ con cũng có thể sử dụng thẻ tín dụng, việc dạy con cái về tín dụng càng sớm là điều càng tốt.
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng cho con cái một thẻ tín dụng cũng giống như giúp chúng học hiểu cả đời cách quản lý tín dụng tốt. Dù vậy, các quyết định về tín dụng sai lầm sẽ gây ảnh hưởng đến quý vị trong nhiều năm. Các thảo luận với con cái sớm về cách sử dụng tín dụng sáng suốt có thể giúp trẻ con tránh rắc rối khi thành niên và giúp chúng biết làm thế nào để lấy lợi được nhiều nhất từ tín dụng.

Đó là quyết định của quý vị
Cho con cái một thẻ tín dụng? Điều đó chỉ có thể cha mẹ mới có thể quyết định.
Hãy nghĩ đến tuổi tác, sự trưởng thành, nhu cầu cuộc sống và phương cách tiêu thụ của gia đình.
Dù rằng thẻ tín dụng có thể được cấp cho trẻ con rất nhỏ tuổi, nhiều cha mẹ khoan có quyết định đó cho đến khi con cái họ đến tuổi thiếu niên.



Hãy tự hỏi:
  • Tôi có thoải mái với ý nghĩ con tôi sử dụng thẻ tín dụng?
  • Con tôi có thể dùng thẻ tín dụng cho những chi tiêu gì?
Ví dụ:
• Một thẻ tín dụng / thẻ trả hết có thể tiện lợi trong những lúc khẩn cấp.
• Nếu trường học của con cái quý vị tổ chức một buổi đi xa, con quý vị có thể dùng thẻ trả tiền ăn trưa.
• Nếu con cái quý vị thích lựa quần áo lấy, quý vị có thể cho phép chúng tự đi mua sắm.
  • Con của tôi có trách nhiệm đủ để làm chủ việc sử dụng thẻ tín dụng?
  • Việc cho thẻ tín dụng cho con cái có thể giúp chúng gây dựng trách nhiệm tài chánh?
Nếu quý vị quyết định cho con cái quý vị thẻ tín dụng, điều quan trọng là hiểu biết các phương cách thẻ tín dụng được cấp cho thiếu niên.
Trẻ em vị thành niên và thẻ tín dụng
Ða số các công ty phát hành thẻ tín dụng không cung cấp thẻ tín dụng cá nhân cho trẻ vị thành niên vì trẻ em không thể tham dự vào hợp đồng hợp pháp. Các phụ huynh muốn con em vị thành niên của mình có thẻ tín dung thì họ phải liên kết thẻ đó vào trương mục thẻ tín dụng của họ. Trẻ vị thành niên giữ thẻ xin thêm này được gọi là người có thẻ phụ tức additional cardholder, là người được cho phép dùng hay có trương mục hạng nhì (secondary account holder).
Chỉ có người có trương mục thẻ tín dụng chính (primary account holder) có trách nhiệm trên pháp lý về việc trả tiền. Nếu người có trương mục thẻ tín dụng chính trễ nãi trả tiền, lý lịch hạnh kiểm tín dụng của họ sẽ bị thiệt hại. Tùy vào từng vấn đề, người có thẻ hạng nhì cũng bị ảnh hưởng.
Người có thẻ phụ
Ðiều lệ cho người có trương mục thẻ tín dụng hạng nhì khác biệt nhiều tùy vào công ty ban hành thẻ:
  • Hạn tuổi tối thiểu. Một số công ty cung cấp thẻ ra điều lệ tuổi tối thiểu cho người có thẻ hạng nhì, trong khi các công ty khác thì không.
  • Số trương mục.Tùy vào công ty ban hành thẻ, người mang thẻ hạng nhì có thể được cho thẻ với số thẻ giống như số thẻ của người có thẻ chính, hay một thẻ với số khác. Số thẻ khác nhau có lợi hơn nếu thẻ bị mất hay bị đánh cắp.
  • Bản tường trình hoá đơn. Tùy vào công ty ban hành thẻ định đoạt có nên gộp chung hoá đơn tính tiền trong cùng một bản tường trình hoá đơn hay không. Việc theo dõi chi tiêu bằng thẻ dễ dàng hơn nếu các vụ giao dịch tiền bạc được liệt kê từng phần riêng biệt trong bản tường trình.
  • Tường trình tín dụng. Ða số các công ty tường trình lý lịch trả tiền của người có thẻ chính trong bản tường trình tín dụng của người có thẻ hạng nhì. Một số công ty không tường trình dữ kiện này trong bản tường trình tín dụng của người có thẻ dưới 18 tuổi.
  • Trách nhiệm. Ða số các công ty thẻ tín dụng không đòi hỏi về hạnh kiểm tín dụng hay mức lợi tức của người có thẻ hạng nhì. Người có thẻ chính đồng ý chịu trách nhiệm cho tất cả các mua sắm và rút tiền bằng thẻ của người có thẻ hạng nhì.
  • Tiếp thị. Quảng cáo nhắm vào các người có thẻ hạng nhì khác nhau tùy theo công ty. Các người dùng thẻ hạng nhì có thể nhận được các sự rao mời về thẻ tín dụng nếu như các dữ kiện về người sử dụng được báo tới văn phòng báo cáo tín dụng chính. Một số các công ty tình nguyện không phổ biến bản tường trình dữ kiện về truơng mục tín dụng của trẻ viï thành niên để tránh các quảng cáo rao mời gởi đến cho các trẻ vị thành niên.
  • Ðòi nợ. Nếu người có thẻ chính không trả được nợ thẻ tín dụng, các người đòi nợ có thể liên lạc với người có thẻ hạng nhì nhưng không thể bắt người có thẻ hạng nhì chịu trách nhiệm cho các chi tiêu trong trương mục. Các dữ kiện xấu về người mang thẻ chính có thể được báo cáo tới văn phòng báo cáo tín dụng dưới tên của người có thẻ hạng nhì. Một số công ty tín dụng không báo cáo dữ liệu tín dụng về trẻ vị thành niên. Người có thẻ hạng nhì cần phải tranh luận cho các dữ kiện về món nợ tín dụng mà mình không có trách nhiệm, và nên chống lại áp lực bắt phải trả.
Cách thức quản lý & xài thẻ tín dụng
Nhiều công ty thẻ tín dụng cung ứng cách kiểm soát và quản lý để giúp quý vị quản lý sự tiêu xài trong gia đình của quý vị.
Sử dụng mạng điện toán. Thiết lập cách đường vào trương mục thẻ tín dụng và nhà băng trên mạng điện toán để quý vị và con em của quý vị có thể theo dõi sự tiêu xài của mình. Nếu quý vị biết tiền còn lại trong trương mục, quý vị sẽ ít bị ở trong trường hợp xài quá ngân quỹ, phải trả tiền phạt vì tiêu quá mức ấn định hay trực diện với các hoá đơn nặng tiền vào cuối chu kỳ hoá đơn tính tiền.
Bản tường trình. Thẻ tín dụng, các thẻ trả hết (charge cards) và thẻ khấu trừ (debit cards và một số thẻ trả tiền trước – prepaid cards) liệt kê tất cả các mua sắm trong bản tường trình mỗi tháng, và nhiều công ty cho quý vị theo dõi trên mạng điện toán các vụ mua sắm chưa vào hoá đơn tính tiền giữa các bản tường trình. Một số các công ty cung ứng bản tường trình cuối năm liệt kê các sự mua sắm và quá trình trả tiền để cho quý vị thấy quý vị đã tiêu tiền ở đâu. Một số các công ty cho quý vị theo dõi các giao dịch tiền bạc theo từng tiết mục.
Cảnh báo. Nhiều công ty ban hành tín dụng cung ứng dịch vụ cảnh báo để thông báo cho quý vị biết khi quý vị xài gần hết tín dụng hay khi quý vị xài một khoản tiền nào đó trong thẻ. Quý vị có thể lập ra một hệ thống cảnh báo nhắc nhở hay cảnh giác cho các ngày trả tiền, trả tiền tự động, tiền còn ít, rút tiền hay sinh hoạt không theo mẫu mực. Quý vị có thể dùng phương tiện cảnh báo bằng e-mail, điện thoại, hay qua cách PDA (personal digital assistant) tức trợ giúp cá nhân bằng điện số.
Máy tính tiền. Máy tính trên mạng điện toán là công cụ giáo dục đối tác tốt nhất. Nó cho con em của quý vị biết thời gian mất khoảng bao lâu để trả hết tiền cho một thẻ tín dụng nào đó hay so sánh tiền lời quý vị nợ dựa theo thời gian mượn và lãi xuất.
Thẻ trả hết (charge cards). Một số người nhận thấy thẻ trả hết dễ kiểm soát vì nó buộc người mua phải trả hết nợ mỗi tháng. Vì thẻ này không có giới hạn trước sự tiêu xài, nó có thể là sự lựa chọn tốt cho người đi du lịch hay cho các mua sắm quan trọng.
Tiến hành trả tiền nợ thẻ tín dụng
Sẽ mất khoảng 106 tháng (gần 9 năm) để trả hết $1,000 mỹ kim nợ thẻ tín dụng với 15% tiền lời bằng cách trả tiền tối thiểu hàng tháng tương đương với 3% tiền nợ.
Lãi xuất có thể cộng thêm $576 vào số tiền nợ $1,000.
Thay vào đó, nếu quý vị trả $40 mỗi tháng, nó sẽ mất khoảng dưới ba năm để trả hết, với tốn phí tiền lời là $206. Nguồn cung cấp: Bankrate
Tín dụng cho lứa tuổi 18 trở lên
Để có thể mở một trương mục thẻ tín dụng, những người trẻ trong khoảng tuổi từ 18 đến 21 phải chứng tỏ họ có khả năng trả tiền, hay họ cần phải có thêm một người ký tên chung. Các công ty cấp thẻ cho phép người lớn có tín dụng tốt được ký tên chung trong trương mục của người trẻ.
Khi quý vị ký tên chung trong một trương mục thẻ tín dụng hay mượn tiền, quý vị chịu trách nhiệm cho món nợ trước pháp luật. Hồ sơ tín dụng của quý vị có thể bị thiệt hại nếu tiền nợ chưa trả.
Một khi là người ký tên chung, quý vị phải viết giấy đồng ý trước khi người trẻ dùng thẻ tín dụng có thể xin tăng mức giới hạn tín dụng. Yêu cầu người trẻ này chia sẻ thông tin về trương mục với quý vị, để quý vị có thể đi sâu xát trương mục và hạn chế các hậu quả xấu đến hồ sơ tín dụng của quý vị bằng cách trả tiền nợ thẻ.
Các sự thay thế thẻ tín dụng khác
Thẻ tín dụng không phải là phương thức thuận tiện duy nhất để trả tiền:
Các thẻ trả hết (charge cards), giống như thẻ tín dụng, cho quý vị xài thẻ để mua sắm. Quý vị phải trả tiền trong hoá đơn mỗi tháng, nó tránh khỏi phải trả tiền lời và giúp quý vị quản lý sự tiêu xài của mình. Không giống như thẻ tín dụng, quý vị không thể còn mang nợ trong thẻ trả hết này.
Các thẻ khấu (debit cards), trừ giống như thẻ tín dụng nhưng tiền đã tiêu được rút ra từ trương mục ngân phiếu của quý vị. Các thẻ khấu trừ có thể được dùng để mua hàng hay rút tiền mặt. Nếu quý vị muốn loại này, tìm loại trương mục cho giới trẻ có đi theo với một thẻ khấu trừ.
Các thẻ trả tiền trước (prepaid cards) cũng còn được gọi là thẻ lưu giá trị, giống như thẻ tín dụng hay thẻ khấu trừ nhưng chỉ dự trữ số tiền quý vị chọn cho vào thẻ. Thẻ cũng có thể được dùng để rút tiền tại máy rút tiền tự động ATM hay mua hàng tại các tiệm có nhận các thẻ tín dụng.
Các thẻ bảo đảm (secured cards) là cách cho người không có lý lịch hạnh kiểm tín dụng muốn tạo dựng hạnh kiểm tín dụng. Ðây là các thẻ quý vị ký thác tiền với công ty ban hành thẻ. Nếu quý vị không trả tiền nợ thẻ, tiền ký thác của quý vị sẽ bị mất.
Các hướng dẫn nên chia xẻ với trẻ em
  • Duyệt qua các bản tường trình trương mục nhà băng và các hoá đơn thẻ tín dụng thật kỹ. Tranh luận về các mua sắm không phải của mình trong vòng 60 ngày. Giữ các biên lai và đọ nó với các bản tường trình.
  • Ðừng cho mượn thẻ tín dụng, thẻ trả hết hay thẻ khấu trừ. Quý vị có thể bị chịu trách nhiệm các mua sắm xài bằng thẻ.
  • Trả hơn số tiền tối thiểu hàng tháng; ngay cả trả thêm vài đồng cũng tốt. Trả tiền tối thiểu hàng tháng có nghĩa là thời gian sẽ mất lâu hơn để trả hết tiền quý vị nợ và số tiền lời sẽ tăng lên cho quý vị.
  • Trả đúng hạn, vì tiền trả trễ có thể tăng lãi xuất tiền lời của quý vị và nó mang ảnh hưởng xấu cho lý lịch tín dụng của quý vị.
  • Một lý lịch tín dụng xấu có thể ảnh hưởng đến đời sống của quý vị. Quý vị có thể khó mượn được tiền, mướn chung cư hay ngay cả tìm việc làm.
Trẻ em xa nhà
Chuyến đi chơi do nhà trường tổ chức, du lịch Âu Châu hay đi dạo phố thương mại, các phụ huynh muốn biết con em của họ có đủ tiền để chi dùng.
Thẻ tín dụng, thẻ trả hết, và khấu trừ. Tất cả đều được nhận, nó có thể được dùng để lấy tiền mặt và có thể thay thế nhanh chóng nếu bị mất hay đánh cắp. Trước khi đi các chuyến du lịch quốc tế, kiểm xem các máy rút tiền tự động sẽ nhận số thẻ mật mã cá nhân (PIN) của quý vị. Căn dặn các người trẻ đừng biên số PIN trên các thẻ hay giữ trong ví.
Các thẻ trả trước. Nhiều công ty cung ứng các thẻ trả trước để mua hàng hay để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM. Quý vị có thể bỏ tiền và bỏ thêm nữa vào các thẻ này bằng cách dùng tiền trong trương mục nhà băng hay thẻ tín dụng. Trước khi quý vị mua một thẻ trả trước, nên biết cho chắc là tiền trong thẻ có thể được thế vào nếu thẻ bị mất hay đánh cắp.
Chi phiếu người viễn du (traveler’s checks). Ðối với các chuyến đi chơi xa nhiều ngày, chi phiếu cho người viễn du có thể là một lựa chọn. Hỏi công ty tín dụng hay hội xe cộ nếu họ có cung ứng bất kỳ các giá đặc biệt về chi phiếu người viễn du. Chi phiếu người viễn du hiện nay phát hành bằng giấy hay bằng thẻ.
Chi tiêu và tiết kiệm
Muốn và cần. Giải thích sự khác biệt giữa cái muốn và cái cần là một bài học quan trọng để giúp các người trẻ khai triển việc quản lý tiền bạc và thói quen tiêu tiền cho khôn ngoan.
Cái muốn là những vật quý vị muốn có nhưng sống dễ dàng mà không có nó, như một đồ chơi video mới hay một ly sinh tố giá $4 mỹ kim. Cần là những thứ quý vị không thể sống thiếu nó, như đồ ăn, chỗ ở và đi làm. Quý vị có thể tiết kiệm tiền bằng cách sống thiếu những thứ mình muốn nhưng không thật sự cần.
Ðặt ra sự hạn chế. Nếu con em của quý vị có thẻ tín dụng tùy thuộc vào trương mục tín dụng của quý vị, nên có sự đồng ý với con mình về mức giới hạn chi tiêu trước khi quý vị đưa thẻ cho con. Nên quan tâm đến việc yêu cầu con em của quý vị tự trả cho các vụ tiêu xài – hay có thể yêu cầu chúng nó chỉ trả cho các món hàng đặc biệt.

Nói về tiền: Có nhiều cơ hội để dạy con em của quý vị về tiền.
  • Ðưa cho trẻ em nhỏ tuổi hơn một con heo đất để nó dành dụm tiền mua đồ chơi nó muốn. Ðiều này cho con em thấy không phải lúc nào mình cũng phải mua ngay món hàng – mình có thể để dành tiền mua nó.
  • Khi đi tới tiệm bán hàng, tạo trò chơi so sánh mua sắm bằng cách hỏi con em quý vị tìm các món hàng đang hạ giá.
  • Lần sau nếu con em của quý vị đòi hỏi một món hàng đắt tiền, nói về chuyện phải cần bao nhiêu giờ làm việc để kiếm đủ tiền mua nó.
Nguồn Consumer Action

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Thông báo về đơn bảo lãnh I-130

Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2011 Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà nội hoặc Tổng Lãnh Sự Qúan Hoa Kỳ tại Tp. Hồ Chí Minh sẽ không tiếp nhận đơn bảo lãnh I-130.

XIN LƯU Ý: 
Việt Nam không có văn phòng đại diện của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ.
Kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2011, người bảo lãnh đang sinh sống ở nước ngoài sẽ không thể tiếp tục nộp đơn I-130 (Đơn Bảo lãnh cho Thân nhân) với tất cả Đại sứ quán hoặc Tổng LSQ Hoa Kỳ (Tổng LSQ). Người bảo lãnh đang sinh sống ở nước ngoài , nơi không có văn phòng đại diện của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) (như ở Việtnam), kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2011, sẽ được yêu cầu nộp đơn I-130 bằng đường bưu điện tới hộp thư trong nước của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ tai Chicago. Các Đại sứ quán hoặc Tổng LSQ Hoa Kỳ ở nước ngoài, nơi không có văn phòng đại diện của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ , sẽ chỉ có thể chấp nhận và xét duyệt đơn I-130 trong những trường hợp ngoại lệ liệt kê dưới đây.
Tất cả đơn I-130 đã được nộp tại Đại sứ quán hoặc Tổng LSQ Hoa Kỳ ở nước sở tại nơi không có văn phòng đại diện của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ trước ngày 15 tháng 8 năm 2011 sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nêu trên.
Hướng dẫn thủ tục nộp đơn bắt đầu từ ngày 15 tháng 8 năm 2011:
Bắt đầu ngày 15 tháng 8 năm 2011, người bảo lãnh đang sinh sống ở nước ngoài nếu muốn nộp đơn bảo lãnh cho thân nhân có thể làm như sau:
Nếu người bảo lãnh đang sinh sống ở nước ngoài, nơi không có văn phòng đại diện của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ (như ở Việtnam), đơn I-130 sẽ phải gửi đến hộp thư của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ tại Chicago theo mộtt trong những địa chỉ dưới đây, trừ khi người bảo lãnh yêu cầu và được chấp thuận là trường hợp ngoại lệ dựa trên một trong những yếu tố được nêu sau đây:
Hộp thư của USCIS Chicago cho thư gửi thường:

USCIS
P.O. Box 804625
Chicago, IL 60680-4107
Hộp thư của USCIS Chicago cho thư gửi nhanh và bảo đảm:

USCIS Attn: I-130
131 South Dearborn-3rd Floor
Chicago, IL 60603-5517
Để biết thêm thông tin về việc nộp đơn I-130 với Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) tại Chicago, vui lòng tham khảo thông tin trên website của USCIS tai: www.uscis.gov hoặc liên hệ với USCIS bằng điện thoại số: 1800-375-5283.

Trường hợp ngoại lệ nộp đơn tại các Đại sứ quán hoặc Tổng LSQ Hoa Kỳ nơi không có văn phòng đại diện của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS):
Bắt đầu từ ngày 15 tháng 8 năm 2011, người bảo lãnh cư trú tại đất nứơc không có văn phòng đại diện của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ , nhưng tin rằng trường hợp của mình là ngoại lệ, có thể yêu cầu Phòng lãnh sự tai Đại sứ quán hoặc Tổng LSQ Hoa Ky chấp nhận đơn bảo lãnh. Trường hợp ngoại lệ sẽ được xem xét riêng biệt.
Người bảo lãnh muốn nộp đơn I-130 tại Đại sứ quán hoặc Tổng LSQ Hoa Kỳ nơi không có văn phòng đai diện của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ nên liên hệ voi Phòng lãnh sự để yêu cầu được xem xét trường hợp ngoại lệ của mình và phải giải thích hoàn cảnh thật chi tiết. Phòng lãnh sự sẽ chuyển yêu cầu của người bảo lãnh đến văn phòng đại diện của Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ trong khu vực. Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ sẽ quyết định trường hợp ngoại lệ mà người nộp đơn I-130 trình bày, có thể được chấp nhận hay không. 

Sở Di Trú & Nhập tịch Hoa Kỳ sẽ thông báo hướng dẫn về những trường hợp có thể được xem là ngoại lệ trên website: http://www.uscis.gov

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ với Phòng lãnh sự tại: hcmcinfo@state.gov.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

BÍ QUYẾT XIN VISA THĂM VIẾNG MỸ

Làm cách nào để xin được visa thăm viếng Mỹ.

Sau đây là một vài bí quyết do các luật sư khuyên thân chủ của họ :

1. Hãy khai sự thật lúc phỏng vấn.

2. Hãy đảm bảo rằng những giấy tờ nộp là những giấy tờ thật, chính cống và hợp pháp.

3. Hãy chứng minh rằng bạn có công việc tốt và vững chắc, có những mối quan hệ kinh doanh và tài chánh đầy ý nghĩa, có sợi dây ràng buộc gia đình chặt chẽ hay có liên kết xã hội và văn hóa. Nói một cách khác, bạn phải chứng minh bạn sẽ trở về lại Việt Nam sau chuyến du lịch Mỹ. 



Có hai loại visa thăm viếng Mỹ:

1. Visa với mục đích khoái lạc: Điều náy có nghĩa là bạn đến Mỹ vì những hoạt động hợp pháp có tính cách giải trí hay tiêu khiển. kể cả du lịch, vui chơi, thăm bạn bè hay người thân, nghỉ ngơi, chữa bệnh hay vì những hoạt động có tính chất hữu nghị, xã hội hay dịch vụ. Nói một cách khác, bạn đến Mỹ để thăm gia đình hay bạn bè, để đi Disneyland, v.v…

2. Visa với mục đích kinh doanh: Điều này có dính dáng tới những hội nghị, hội đàm, hay những hoạt động hợp pháp có tính cách thương mại hay nghề nghiệp. Điều này bao gồm đặt hàng cho những sản phẩm chế biến ở nước ngoài, thương lượng hợp đồng, thảo luận với người cùng cộng tác kinh doanh.

Visa thăm viếng Mỹ không cho phép làm việc ở Mỹ. Do đó, đừng nghĩ đến chuyện tìm việc làm khi đến Mỹ. Nếu nhân viên lãnh sự nghĩ rằng ý định của bạn là đến Mỹ để tìm việc làm, họ sẽ từ chối không cấp visa cho bạn.

Để có thể xin visa thăm viếng, ngoài những chuyện khác, bạn cần phải chứng minh với nhân viên lãnh sự rằng :

1. Bạn có nhà ở nước ngoài (như Việt Nam, Thái Lan, Nam Triều Tiên, v.v…) và bạn không có ý định bỏ nhà đó.

2. Bạn có ý định đến Mỹ trong một thời gian giới hạn nào đó thôi (thí dụ : một tháng, sáu tháng, v.v…)

3. Bạn sẽ đến Mỹ nhằm mục đích duy nhất tham gia những hoạt động hợp pháp có liên quan đến kinh doanh hoặc khoái lạc.

4. Bạn đã chuẩn bị tài chánh đầy đủ để chứng minh với nhân viên lãnh sự rằng bạn có khả năng tự nuôi mình (và nuôi gia đình bạn khi bạn đi xa) hay/và thực hiện mục đích du lịch của bạn. Điều này bao gồm việc bạn chứng minh có đủ tiền để trả tiền ăn, tiền khách sạn, v.v… trong thời gian du lịch để không phải đi làm bên Mỹ.

5. Bạn phải có những chương trình cụ thể và thực tế, chứ không phải chỉ có những ý định mơ hồ và không chắc chắn, cho toàn thời gian du lịch. Nói một cách khác, nhân viên lãnh sự muốn biết bạn sẽ đi đâu, bạn sẽ ở đâu, thời gian bạn sẽ ở từng nơi và phương tiện di chuyển từ nơi này qua nơi khác, v.v…

Không có lý do nào để bạn phải căng thẳng khi nhân viên lãnh sự hỏi bạn. Bạn nên nhớ rằng họ có việc phải làm của họ và có những qui định phải tuân theo. Nhân viên lãnh sự Họ phải thật sự thỏa mãn rằng bạn hội đủ tất cả điều kiện trước khi cấp visa cho bạn. Có nhiều người xin visa du lịch và hứa sẽ trở về Việt Nam. Tuy nhiên, sau nhiều năm, họ vẫn còn ở bên Mỹ. Do đó, nhân viên lãnh sự muốn bảo đảm rằng bạn sẽ quay về Việt Nam.

Hungviet

CSPA và Vấn Đề Điền Đơn Xin Thẻ Xanh Trong Vòng Một Năm

Đạo luật Child Status Protection Act (CSPA) là đạo luật bảo vệ con trẻ quá 21 tuổi. Đối với con của những người không phải công dân Mỹ, như trẻ đi kèm trong đơn bảo lãnh diện việc làm hoặc diện gia đình, hay con dưới tuổi vị thành niên của thường trú nhân, có hai giai đoạn:
- Tính tuổi con trẻ dựa trên một công thức toán; và
- Con trẻ phải tìm cách xin visa trong vòng một năm kể từ ngày visa đáo hạn hay ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết.
Trong nhiều trường hợp, tuổi của trẻ tính theo CSPA dưới 21 tuổi nhưng vẫn bị từ chối visa vì quên tìm cách xin visa trong vòng một năm. Theo USCIS và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tìm cách xin visa có nghĩa là điền đơn I-824, DS-230 hay I-485.
Tuy nhiên mới đây, Board of Immigration Appeals (BIA) quyết định rằng tìm cách xin visa không cần thiết phải điền đơn hoặc những giấy tờ nào khác để thỏa mãn điều kiện này. Tìm cách xin visa có thể bao gồm những biện pháp quan trọng được thực hiện nhằm điền đơn trong thời gian thích đáng nhưng không nộp kịp.
Trong trường hợp mới đây, BIA quyết định rằng việc một gia đình mướn luật sư để chuẩn bị đơn và giấy tờ và việc gia đình đó mua phiếu gửi tiền trong thời gian một năm đã thể hiện những biện pháp quan trọng mặc dù đơn được nộp sau khi thời gian một năm đã trôi qua.
Đơn xin điều chỉnh tình trạng của trẻ nộp hơn một năm sau khi visa đáo hạn. Tuy nhiên, cha mẹ của trẻ chứng minh họ đã mướn luật sư để nộp đơn xin điều chỉnh tình trạng trước ngày hết hạn của thời gian một năm.
USCIS từ chối đơn xin điều chỉnh tình trạng của trẻ vì họ cho rằng cụm từ “tìm cách xin” trong đạo luật CSPA có nghĩa là thật sự nộp đơn. Do đơn xin điều chỉnh tình trạng không nộp cho trong thời hạn một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt được giải quyết nên USCIS đã bác đơn này.
BIA bất đồng ý kiến với USCIS. Họ cho rằng đạo luật CSPA dùng cụm từ “tìm cách xin” (sought to acquire) thay vì từ “nộp” (file) chứng minh rằng Quốc Hội có ý muốn rằng đương đơn hay người nước ngoài chỉ phải cố gắng có được qui chế thường trú nhân hợp pháp trong vòng một năm kể từ ngày visa đáo hạn. Điều này đòi hỏi ít hành động hơn là “nộp”.
BIA lưu ý rằng toàn bộ mục đích của đạo luật CSPA là đoàn tụ gia đình và do đó phải được diễn giải để cứu giúp con của những người công dân hay thường trú nhân Hoa Kỳ. Vì vậy, cụm từ “tìm cách xin” qui chế thường trú nhân hợp pháp khá rộng lớn để bao gồm việc cha mẹ mướn luật sư và mua phiếu gửi tiền để trả lệ phí di dân trong thời hạn một năm kể từ ngày visa đáo hạn.
USCIS và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không bắt buộc phải tuân theo quyết định của BIA. Tuy nhiên, USCIS và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần lưu tâm đến ý định của Quốc Hội khi thông qua đạo luật CSPA.
Nếu con bạn bị từ chối không được cho hưởng đạo luật CSPA vì bị cho là đã không “tìm cách xin” visa trong thời hạn một năm kể từ ngày hồ sơ đến lượt được giải quyết thì bạn nên mướn luật sư để đánh giá tình cảnh của bạn và quyết định xem con bạn có được hưởng đạo luật CSPA hay không.

Hungviet

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

Bệnh Huyết Áp Cao Và Nước Tỏi

Tài liệu nghiên cứu do Đại Học Nam Úc (Australia) cho thấy nước tỏi vắt rất hữu hiệu trong thủ tục trị liệu cho các bịnh nhân mắc chứng huyết áp cao. Giáo sư Karin Ried cho hay tỏi còn có khả năng ngừa trị cảm lạnh, tuy vậy uống nước tỏi vắt hiệu nghiệm hơn là ăn tỏi sống hay xay thành bột, làm gia vị trong thức ăn.
 
Tiến sĩ Karin xác nhận kẹo Chocolate đen cũng có khả năng làm giảm áp huyết nhưng không gây tác dụng ngay như nước tỏi.
Ngoài ra Hội đồng Y khoa nghiên cứu các chứng ung thư nhũ hoa và tuyến tiền liệt không nên ăn uống quá nhiều các sản phẩm chế biến từ đậu nành do chúng khiến cho các tế bào ung thư phát triển nhanh.
Những người đã trị dứt các chứng ung thư tương tự cũng cần tránh tiêu thụ các thứ: sữa đậu nành, đậu hũ, các loại bánh mì và phô ma, các thức ăn giả thịt, chứa đậu nành...vv.
 
Đại diện Hội đồng bà Kathy Chapman giải thích: Phụ nữ hiện mắc chứng ung thư nhũ hoa hay đã từng mắc chứng nầy cần phải tránh các sản phẩm chế biến từ đậu nành do chứa chất phyto-oestrogen, gây ảnh hưởng đến các loại thuốc và gây biến chứng các kích thích tố trong cơ thể. Đối với nam giới chất phyto-oestrogen cũng gây ảnh hưởng đến kích thích tố nam androgen.
Các cuộc nghiên cứu trước kia cũng đã cho thấy đậu nành chứa nhiều kích thích tố nữ và không thích nghi cho nam giới do làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục.
Nữ chuyên viên Chapman cho hay: Thực ra đối với nhứng người chỉ cần ăn 1 hay 2 lần tàu hủ và uống 1 vài ly sữa đậu nành hàng tuần, mức độ tác hại không đáng ngại.
Chỉ những người mắc bịnh ung thư nhưng lại ăn uống quá nhiều chất trên mới cần phải sửa đổi va thay đổi lề lối ẩm thực hàng ngày để phòng ngừa.

(Trích từ báo Văn Nghệ Tuần báo - Australia)

Tìm hiểu về HOA

HOA ở đây không phải là tên người thiếu nữ Việt Nam như Liên hay Loan, hay là những bông hoa xinh đẹp được trồng trong vườn.

HOA là chữ viết tắt của Home Owners Association, hiệp hội của những chủ nhà. Khi mua condo hay mua nhà, chúng ta thường gặp phải lệ phí của HOA. Đó là lúc chúng ta biết là cuộc sống của chúng ta gắn liền với những luật lệ của một  hiệp hội gia cư.


HOA là một tổ chức bất vụ lợi do các công ty phát triển nhà đất thành lập để khuyến mãi, quản trị và bán nhà ở những khu gia cư mới. HOA cho phép công ty phát triển nhà đất  quyền lực quản trị HOA, nhưng không phải chịu trách nhiệm về tài chánh và pháp lý của nó. HOA cho phép thành phố đánh thuế đất cao hơn mà không được thành phố cung cấp dịch vụ gì hơn những chỗ khác. Hội viên vào HOA có tính cách bắt buộc cho tất cả người có sở hữu nhà đất trong khu vực quản lý của HOA.

Hầu như tất cả các condo complex đều có HOA. Và hiện nay nhiều khu gia cư nhà đơn lập (single home) cũng có HOA.

HOA  xuất hiện khoảng giữa thế kỷ thứ 19 tại Hoa Kỳ. Nhưng cho đến khoảng thập niên 1960 mới phát triển.

Khởi thủy, người da trắng dùng HOA để ngăn cấm người da mầu dọn nhà tới ở chung xóm với mình. Khi người ta chuyển đổi chủ quyền nhà đất, người mua cam kết rằng: "Không có phần đất nào của tài sản nầy được chuyển đổi, bán, sử dụng hay dùng để ở bởi người Do Thái, người da đen, người Á châu."

Năm 1948 Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán quyết là những giấy tờ chủ quyền nhà đất (warranty deed, grant deed) có các điều khoản kỳ thị đó đều vô giá trị. Tuy nhiên, trên thực tế việc kỳ thị người da mầu vào ở chung khu phố với người da trắng vẫn xảy ra xuyên qua những hợp đồng cá nhân. Cho đến 1968 khi Fair Housing Act of 1968 ra đời sự kỳ thị đó mới hoàn toàn chấm dứt.



Quyền Lực của HOA

HOA được thành lập bởi các nhà phát triển gia cư trước khi đất được phân lô, và những quy định của HOA (Covenants, Conditions, and Restrictions - CC&R) được đăng ký cùng với giấy chủ quyền của người mua nhà về sau. Điều nầy có nghĩa là HOA có thẩm quyền nguyên thủy trên lô đất trước khi người mua nhà là chủ lô đất đó. Do đó, quyền lực của HOA bao trùm tất cả căn nhà trong khu phố thuộc phạm vi của HOA.



Thẩm Quyền của HOA

HOA cung cấp các dịch vụ cho khu phố như cắt cỏ, bảo trì hồ bơi chung, công viên của khu phố v.v. Ở những khu condo, HOA có thẩm quyền trên mái nhà, tường bên ngoài, hàng rào v.v. Do đó, trong các khu condo, lệ phí hàng tháng của HOA bao gồm cả bảo hiểm cho building, và người chủ phố phải mua bảo hiểm cho đồ đạc cá nhân riêng của mình. Nhiều dịch vụ của HOA cũng tương tự như của một thành phố như đường sá, cầu cống, đèn đường v.v. HOA có quyền bắt hội viên đóng góp cho chi phí điều hành và quản lý HOA hàng tháng. Hoặc theo từng nhà, hay theo từng mét vuông (đúng ra theo từng square foot). Và HOA có  thẩm quyền cưỡng chế các chủ nhà trong khu phố không tuân thủ những luật lệ của HOA.



Những Phê Phán Về HOA

Nhiều người ở trong khu có HOA cảm thấy bị tù túng vì bỗng dưng bị nhiều luật lệ gò bó đời sống.  Có những gia đình khi tổ chức party, có nhiều xe đậu trên đường trước cửa nhà,  bị hàng xóm than phiền và bị giấy cảnh cáo của HOA. Nếu tái phạm có thể bị phạt vạ.

Mặc dù hành xử như là một cơ quan công quyền, ban giám đốc của HOA không có trách nhiệm pháp lý và tài chính. Chính các chủ nhà trong khu phố phải chịu trách nhiệm tài chính và pháp lý cho HOA khi HOA bị kiện. Đó là lý do ban giám đốc và quản lý HOA trở nên lộng quyền.

Một trong những thẩm quyền lớn nhất của HOA ảnh hưởng trực tiếp quyền sở hữu nhà đất của người chủ nhà là quyền kéo nhà (foreclosure) nếu chủ nhà không trả tiền lệ phí HOA hàng tháng. Điều đặc biệt là HOA có thể kéo nhà mà không cần ra toà. Đây là điều khoản được quy định trong thỏa thuận mua nhà CC&R. Nhiều người không hiểu điều nầy nên khi có những tranh chấp với HOA, quyết định không trả chi phí hàng tháng. Sau đó họ vất đi mọi thư từ của HOA gởi đến cho mình. Rồi bỗng dưng, có giấy của toà trục xuất mình ra khỏi nhà.

Năm 2008 đại úy Michael Clauer ở Frisco được gởi sang Afghanistan để chiến đấu. Ông có một căn nhà trong Heritage Lakes Home Owners Association tại Frisco, Texas.  Căn nhà trị giá $300,000 và đã được trả hết nợ. Trong thời gian ông đóng quân ở Afghanistan, bà vợ ở nhà không đóng lệ phí HOA 2 tháng tổng cộng là $800. Và căn nhà của ông đã bị Heritage Lakes HOA bán để trả $800 chi phí mà ông đã nợ.




Câu chuyện của đại úy Michael Clauer được Dallas Morning News thông tin lên mạng toàn cầu và gây phẫn uất cho người dân Hoa Kỳ.

Căn nhà của đại úy Clauer sau đó được trả lại cho ông ta vì lý do là luật liên bang đặc miễn thủ tục kéo nhà cho những người đang ở trong quân đội. Nội dung của vụ kiện được hai bên thoả thuận phong kín, không tiết lộ cho công chúng. Nhưng với kinh nghiệm mất nhà vì không trả tiền HOA, đại úy Michael Clauer đã vội vàng bán căn nhà ở Frisco có HOA để dọn đi Virginia và lòng dặn lòng sẽ không bao giờ mua nhà có HOA nữa.

Dĩ nhiên trong những vụ kéo nhà liên quan đến HOA, người chủ nhà vẫn có quyền lấy lại căn nhà của mình, dù không phải là quân nhân hiện dịch. Tuy nhiên đây là thủ tục phiền phức làm cho nhiều người mất ăn mất ngủ, và làm cho căn nhà yêu quí của mình trở nên một gánh nặng cho sinh hoạt gia đình.

Với câu chuyện của đại úy Clauer, và hàng ngàn vụ kiện liên quan đến HOA khắp nơi, các nhà làm luật đang rục rịch muốn thay đổi quy chế về HOA. Tuy nhiên do bản chất HOA là những thoả thuận đã có trước khi phân lô, những thỏa thuận nầy gắn liền với quyền sở hữu đất, cho nên mọi sự thay đổi do lập pháp sẽ rất là khó khăn. Mọi dự luật thay đổi quy chế về HOA sẽ liên quan đến quyền tư hữu của người dân, và quyền tư  hữu là một quyền được coi như là tuyệt đối tại Hoa Kỳ.

Do đó, khi mua nhà có HOA (!) chúng ta cần lưu ý.  HOA, hay Hoa, cả hai đều có thể đem lại chúng ta những giây phút thoải mái trong đời sống, nhưng cũng làm cho chúng ta nhức đầu.

 LS Nguyễn Xuân Phước