Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Làm thế nào để thay thế thẻ An Sinh Xã Hội đã hư hỏng?

Câu hỏi:
Làm thế nào để thay thế  thẻ An Sinh Xã Hội đã hư hỏng?
Trả lời:
Trong khi quý vị có thể thay thế thẻ An Sinh Xã Hội khi đánh mất hay bị mất trộm, quý vị có thế không phải làm như vậy. Nhớ được số An Sinh Xã hội của mình là điều quan trọng nhất. Quý vị có thể cần có một thẻ mới khi quý vị bắt đầu một công việc và chủ nhân đòi hỏi phải được xem thẻ này. Để biết thêm tin tức về việc nhận thẻ thay thế hãy viếng http://www.socialsecurity.gov/ssnumber/

Câu hỏi:
Nếu tôi đợi đến 70 mới về hưu , sự khác biệt sẽ như thế nào?
Trả lời:
Sự khác biệt có thể khá đáng kể. Thí dụ tuổi hưu đúng hạn của quý vị là tuổi 66 và phúc lợi hưu bổng hàng tháng ở hạn tuổi đó là  $1000. Nếu quý vị có ý trì hoãn việc nhận phúc lợi đến tuổi 70, số phúc lợi hưu bổng sẽ tăng lên đến $1320.  $4000.00 là số tiền phụ thêm hàng năm cho đến hết cuộc đời của quý vị. Sự gia tăng nầy xuất phát những tin chỉ làm việc trí hoãn khí quý vị quyết định nhận phúc lợi hưu trí quá tuổi hưu đúng han.
Khoảng  phúc lợi ở tuổi 70 như trong ví dụ này là 32 phần trăm nhiều hơn số phúc lợi mà quý vị lãnh ở mức đứng tuổi hưu. Và số phúc lợi cao hơn này sẽ vẫn tiếp tục cho tới khi nào quý vị còn sống. Quý vị có thể ước tính phúc lợi tương lai của mình ở những độ tuổi khác nhau bằng cách sử dụng Retirement Estimator ở http://www.socialsecurity.gov/estimator.
Câu hỏi:
Tôi được biết rằng An Sinh Xã Hội sẽ trả Trợ Cấp Lợi Tức Bổ sung cho trẻ em sinh thiếu tháng. Điều này có đúng không?
Trả lời:
SSI nhằm giúp đỡ những người có tài sản và thu nhập hạn chế và trong hầu hết các trường hợp tài sản và thu nhập của cha mẹ sẽ được dùng để cứu xét cho hồ sơ của em bé. Đối với trẻ em hội đủ điều kiện về thu nhập và tài sản , An Sinh Xã Hội có phát Trợ Cấp Lợi tức bổ sung cho trẻ em nhẹ cân cho dù trẻ có sinh thiếu tháng hay không? Trẻ em cân nặng dưới 1200 grams (khoảng 2 pounds, 10 ounces ) lúc ra đời có thể hội đủ điều kiện xin SSI trên căn bản sinh ra với trọng lượng thấp. Trẻ em có số cân khoảng 1.200 và 2.000 gram khi sinh (khoảng £ 4 6 ounces) được coi là nhỏ so với tuổi thai do đó cũng có thể hội đủ điều kiện.
Ngay cả khi trẻ em sinh non không rơi vào dạng trẻ em sinh với trọng lượng thấp, các em này cũng có thể hội đủ điều kiện để xin SSI nếu có đủ bằng chứng trong hồ sơ cho thấy rằng các em nầy hội đủ tiêu chuẩn tàn tật của trẻ em vì một lý do khác. Hay đến http://www.socialsecurity.gov/applyfordisability/child.htm để biết thêm chi tiết.

Câu hỏi:
Tôi nhận được chi phiếu SSI vào ngày đầu của mỗi tháng. Nếu ngày đầu của tháng rơi vào ngày thứ bảy, chuyện gì sẽ xảy ra?
Trả lời:
Nếu quý vị nhận được chi phiếu Trợ cấp lợi tức bổ sung vào ngày đầu tiên của tháng, và nếu ngày đầu của tháng rơi vào Thứ Bảy, Chủ Nhật hay những ngày lễ , chi phiếu của quý vị sẽ đến trước một ngày theo lịch của hệ thống ngân hàng.Để biết thêm thông tin , hãy truy cập Lịch trình thanh toán phúc lợi An Sinh Xã Hội tại http://www.socialsecurity.gov/pubs/calendar.htm.
Giữ tham khảo này một cách tiện dụng. Và xin nhớ rằng , nếu quý vì có tiền chuyển ngân trực tiếp , quý vị sẽ không bao giờ phải chờ chi phiếu ở thùng thơ, ngân khoản này sẽ trực tiếp chuyển đến trương mục ngân hàng của quý vị.
Câu hỏi:
Tại sao có khoảng thời gian 5 tháng chờ đợi cho chương trình phúc lợi tàn tật An Sinh Xã Hội?
Trả lời:
Luật pháp yêu cầu phải chờ đợi khoảng thời gian 5 tháng trong thời kỳ đầu của tình trạng tàn tật , vì sở An Sinh Xa Hỏi chi trả phúc lợi cho những người với tình trạng tàn tật lâu dài.  Phúc lợi tàn tật An Sinh Xã Hội chỉ được chi trả sau khi quý vì đã trở thành tàn tật ròng rã suốt 5 tháng. Do đó phúc lợi tàn tật An Sinh xã Hội sẽ bắt đầu vào tháng thứ sáu sau ngày tàn tật của quý vì bắt đầu. Quý vị sẽ không nhận được phúc lợi trong thời gian chờ đợi. Hãy tìm hiểu thêm về những thông tin trên mạng của chúng tôi về phúc lợi tàn tật tại http://www.socialsecurity.gov/pubs/10029.html.

Angie Hoquang
Public Affairs Specialist
Social Security Administration

Calitoday

Khai thuế khi làm thủ tục bảo trợ tài chính

Tên gọi và ý nghĩa các loại mẫu đơn: W-2, 1099, 1040EZ, 1040. Giấy tờ khai thuế khi làm thủ tục bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh
W-2: Được dùng bởi chủ nhân, như công ty hãng xưởng, để báo cáo thu nhập hàng năm và thuế đánh trên thu nhập đó của một cá nhân. Mẫu này có nhiều copies, được chủ nhân gửi đến sở thuế liên bang, tiểu bang, thành phố quận hạt và cá nhân nhân viên.

1099 Mẫu này cũng có cùng mục đích như mẫu W-2 nhưng không có phần thuế. Mẫu được dùng bởi nhà banks, công ty dịch vụ nhỏ, trong đó báo cáo thu nhập hàng năm của cá nhân đó nhưng không giữ trước tiền thuế của nhân viên.

1040EZ1040 là các mẫu đơn mỗi cá nhân dùng để khai thuế thu nhập hàng năm với sở thuế. Tùy theo hoàn cảnh mà đương sự sẽ dùng mẫu 1040 hay 1040EZ.

Giấy tờ khai thuế khi làm thủ tục bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh? giấy khai thuế (IRS) Form 1040, 1040EZ kèm theo W-2 hoặc/và 1090.

Chú ý: Form 1040, 1040EZ kèm theo W-2 hoặc/và 1090 có thể thay tất cả các giấy này chỉ bằng 1 tờ Tax transcipt. Xin Tax Transcript:

http://www.irs.gov

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Hoàn cảnh sáng tác bài hát - Hạ Trắng

Hạ Trắng là một ca khúc trữ tình do Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1961 (sau bài Diễm Xưa). Bài hát này đã được rất nhiều ca sĩ thể hiện, thành công nhất là: Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Elvis Phương.



Hoàn cảnh sáng tác bài hát

Trịnh Công Sơn có kể lại câu chuyện về "Giấc mơ Hạ trắng"

Ở Huế mùa hạ, ve kêu râm ran trên những tàn cây như một giàn hợp xướng và nắng nóng oi bức như địa ngục. Thêm vào đó còn có gió Lào. Vừa tắm xong là người đã ướt đẫm mồ hôi. Bao nhiêu nhiên liệu tích lũy trong cơ thể đều tan ra thành nước. Những đồ vật và áo quần cũng có cảm giác như vừa rút trong lò lửa ra. Những mặt đường gần như bốc khói với nhiệt độ 42 - 43 độ.

Có một mùa hạ năm ấy tôi bị một cơn sốt nặng, nhiệt độ trong người và bên ngoài bằng nhau. Tôi nằm sốt mê man trên giường không còn biết gì. Và bỗng có một lúc nào đó tôi cảm thấy hương thơm phủ ngập cả căn phòng và tôi chìm đắm vào một giấc mơ như một cơn mê sảng. Tôi thấy mình lạc vào một rừng hoa trắng thơm ngào ngạt, bay bổng trong không gian đó. Đến lúc tỉnh dậy người ướt đẫm mồ hôi và tôi nhìn thấy bên cạnh giường có một người con gái nào đó đã đến cắm một bó hoa dạ lý hương trắng rất lớn. Chính cái mùi thơm của dạ lý hương đã đưa tôi vào giấc mơ kia. Giấc mơ trong một mùa hạ nóng bức. Trong vùng tôi ở, quanh đó chỉ có một nhà duy nhất trồng dạ lý hương nên tôi biết ngay người mang hoa đến là ai.

Sau một tuần lễ tôi hết bệnh. Nghe tin bố người bạn đang hấp hối tôi vội vàng đến thăm. Ông chẳng có bệnh gì ngoài bệnh nhớ thương và buồn rầu. Câu chuyện rất đơn giản. Hai ông bà đã lớn tuổi thường nằm chung trên một sập gụ xưa. Cứ mỗi sáng bà cụ thức dậy sớm và xuống bếp nấu nước sôi để pha trà cho ông cụ uống. Một buổi sáng nọ, cũng theo thường lệ, bà cụ xuống bếp bị gió ngã xuống bất tỉnh và chết. Mấy người con ở gần đó tình cờ phát hiện ra và đưa bà cụ về nhà một người để tẩm liệm. Sau đó chôn cất và giấu ông cụ. Tất nhiên, khi ông cụ thức dậy hỏi con, mẹ các con đi đâu rồi, thì họ trả lời là mẹ sang nhà chúng con để chăm sóc mấy cháu vì chúng bị bệnh. Vài ngày sau vẫn chưa thấy bà về ông mới trầm ngâm hỏi các con có phải mẹ các con đã chết rồi phải không. Lúc ấy mọi người mới khóc òa lên. Từ đó ông nằm trên sập gụ một mình cơm không ăn, trà không uống cho đến lúc kiệt sức và đi theo bà cụ luôn.

Câu chuyện này ám ảnh tôi một thời gian. Và sau đó tôi kết hợp giấc mơ hoa trắng mùa hạ với mối tình già keo sơn này như áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau để viết nên bài "Hạ Trắng".


Người đồng bảo trợ - Điều kiện

Người đồng bảo trợ tài chính là gì?
- Người đồng bảo trợ (khác địa chỉ) là người sẽ cùng chịu trách nhiệm về tài chính với người bảo trợ chính đối với chính phủ Hoa Kỳ (dùng mẫu đơn I-864). Trong đó người đồng bảo trợ cam kết với chính phủ Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm về tài chánh cho người được bảo trợ khi họ đặt chân tới Hoa Kỳ và trở thành Thường trú nhân.

- Người đồng bảo trợ (cùng địa chỉ) là người sẽ cùng chịu trách nhiệm về tài chính với người bảo trợ chính đối với chính phủ Hoa Kỳ (dùng mẫu đơn I-864A). Trong đó người đồng bảo trợ cam kết với người bảo trợ chính là đồng ý dùng thu nhập của mình để sử dụng vào việc bảo trợ cùng với người bảo trợ chính.

Những ai được quyền đồng bảo trợ tài chính?
Bất cứ ngươì nào (anh chị em, họ hàng, bạn bè...) đều có thể đồng bảo trợ

Với điều kiện:
- Đủ thu nhập.
- Ít nhất 18 tuôỉ.
- Là US citizen, lawful permanent resident (thẻ xanh) hay U.S. National.

Và phải thực hiện những điều sau đây:
- Điền I-864A nếu cùng địa chỉ với ngươì bảo trợ chính.
- Điền I-864 nếu khác địa chỉ với ngươì bảo trợ chính.
- Giấy khai thuế và W-2 của 3 năm mới nhất.
- Giâý chứng nhận việc làm hoặc cùi lương.
- Copy bằng QT, US passport hay thẻ xanh.
- Nếu quan hệ thân thuộc với ngươì bảo lãnh (con: thì phải có giấy khai sinh; Vợ/chồng: thì phải có giấy kết hôn).

Một đơn bảo lãnh có tối đa mấy người đồng bảo trợ?
Có tối đa 2 người đồng bảo trợ.

Các điều kiện và các giấy tờ như phần: Những ai được quyền đồng bảo trợ tài chính?

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Giải pháp diệt mối mọt bằng hệ thống Termidor-Mỹ

Mối là một mối quan tâm của những nhà quản lý nhà ở 49 trong 50 tiểu bang của Mỹ. Hàng năm mối gây thiệt hại nhà cửa nhiều hơn so với lửa, và các chi phí thiệt hại của mối là gấp hai lần thiệt hại do bão.

Ngày nay, những chuyên gia diệt mối rất hay thích sử dụng hệ thống Termidor. Một hệ thống kiểm soát mối mọt bằng  công nghệ hàng đầu đang được ưa dùng ở Mỹ. 



Termidor là một hệ thống mới và nó kiểm soát mối bằng hàng rào hóa học và đã được các nhà nghiên cứu của Mỹ và nước ngoài kiểm tra và đưa ra đánh giá đây là hệ thống kiểm soát  mối hiệu quả nhất .


Mối là loài côn trùng sống kiểu xã hội và phần lớn là làm tổ dưới lòng đất. Chúng ăn thức ăn bằng hình thức chủ yếu từ miệng sang miệng.. Termidor có lợi thế của hành vi xã hội này để kiểm soát và tiêu diệt cả tổ mối.
Termidor đã dựa vào đặc tính của mối mọt khi chúng mang thức ăn có hóa chất trên lưng để quay về tổ hóa chất cũng sẽ lây nhiễm vào cơ thể chúng và lây sang những con khác.
Hóa chất có trong Termidor (Fipronil) có tác dụng chậm và cho phép các con mối bị nhiễm tiếp tục công việc bình thường của nó, mối mọt vẫn còn hoạt động một thời gian đủ để hóa chất lây lan cho toàn bộ ổ mối trước khi chết.
Độc đáo của Termidor chuyển giao hiệu lực quản lý các tổ mối  nhanh hơn rất nhiều so với hệ thống mồi. Thông thường, Termidor sẽ cung cấp kiểm soát 100% mối trong 3 tháng hoặc ít hơn. Bả có thể mất từ nhiều tháng đến vài năm để kiểm soát các thuộc địa.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Visa di dân vào Mỹ - Câu hỏi thường gặp (tiếp theo)

31. Tôi đã kết hôn với một công dân Mỹ và dự định di dân qua Mỹ. Tôi phải làm gì?
Nếu bạn đã kết hôn và có ý định qua Mỹ định cư thì người hôn phối công dân Mỹ phải nộp đơn I-130 cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để nộp đơn bảo lãnh cho bạn theo diện người thân trực hệ.

32. Người hôn phu/hôn thê công dân Mỹ đang bảo lãnh cho tôi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi kết hôn?
Nếu bạn muốn kết hôn tại Hoa Kỳ và ở lại định cư tại Hoa Kỳ sau khi kết hôn xong thì bạn cần phải xin visa diện hôn phu/hôn thê (Đơn bảo lãnh I-129F). Nếu bạn muốn kết hôn ngoài Hoa Kỳ rồi sau đó qua Hoa Kỳ định cư thì bạn cần phải xin visa di dân (Đơn bảo lãnh I-130).

33. Hôn phu/hôn thê của tôi và tôi sẽ không kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ. Họ có thể tiếp tục xin visa diện hôn phu/hôn thê không?
Không. Nếu hai người không kết hôn với nhau trong vòng 90 ngày sau khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ, họ không thể tiếp tục tiến trình xin visa diện hôn phu/hôn thê.

34. Tôi có thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê khi hôn phu/hôn thê của tôi đang ở Mỹ không?
Không. Đương đơn diện hôn phu/hôn thê phải xin visa K-1 ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài, bởi vì họ phải nhập cảnh vào Hoa Kỳ với visa đó.

35. Tôi có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ với visa diện hôn phu/hôn thê, kết hôn rồi sau đó rời Hoa Kỳ để đi hưởng tuần trăng mật không?
Sau khi kết hôn xong, bạn nên liên hệ với Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để biết thêm thông tin. Nếu bạn rời Hoa Kỳ mà không xin phép USCIS để tái nhập cảnh Hoa Kỳ thì bạn sẽ cần phải nộp đơn xin visa di dân để có thể trở lại Hoa Kỳ. Bạn sẽ phải nộp cho USCIS đơn I-131 để xin Advance Parole (Thị thực nhân đạo được cấp trước).

36. Tôi nghe nói đến visa K-3. Visa K-3 là visa gì?
Visa K-3 (Người hôn phối) và visa K-4 (Con dưới 21 tuổi) là visa không di dân nhằm mục đích giúp người hôn phối của công dân Mỹ có đơn bảo lãnh I-130 đã nộp cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nhưng chưa được chấp thuận nhập cảnh vào Hoa Kỳ với con dưới 21 tuổi trong lúc chờ đơn bảo lãnh được chấp thuận và chờ đơn xin visa di dân được xử lý.

37. Visa K-1 và visa K-3 khác nhau ra sao?
Visa K-1 được cấp cho người hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ sẽ kết hôn trong nước Mỹ và sẽ nộp đơn xin thường trú sau khi kết hôn. Visa K-3 và visa K-4 được cấp cho người hôn phối (K-3) của công dân Mỹ có đơn bảo lãnh diện người thân trực hệ và cho những người con dưới 21 tuổi của họ (K-4). Visa K-3 và K-4 cho phép những đương đơn qua Mỹ ở trong lúc đơn bảo lãnh diện di dân đang được xử lý bởi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và cho phép họ nộp đơn xin visa di dân sau khi đơn bảo lãnh được USCIS chấp thuận.

38. Những ai hội đủ tiêu chuẩn để được cấp visa K-3?
Đó là hôn phối của công dân Mỹ và những người con dưới 21 tuổi của họ thừa hưởng đơn bảo lãnh diện người thân trực hệ đã nộp cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và đang chờ đơn bảo lãnh được chấp lãnh và chờ được cấp visa di dân. Xin lưu ý rằng con của công dân Mỹ chỉ hội đủ điều kiện để cấp visa K-4 nếu họ không có quyền làm giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước và nếu cha hay mẹ của họ hội đủ tiêu chuẩn để được cấp visa K-3.

39. Người con diện K-4 có bắt buộc phải là người thừa hưởng đơn bảo lãnh I-130 diện người thân trực hệ không?
Nếu người con dưới 21 tuổi sẽ nộp đơn xin visa diện K-4, người bảo lãnh không cần nộp đơn I-130 riêng cho trẻ trong diện người thân trực hệ. Tuy người bảo lãnh không bắt buộc phải nộp đơn I-130 riêng cho trẻ lúc ban đầu, nhưng sẽ phải nộp đơn I-130 riêng cho trẻ khi trẻ điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú nhân.

40. Tôi là công dân Mỹ. Con tôi không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước. Vậy con tôi có thể nộp đơn xin visa K-4 không?
Con bạn chỉ có thể nộp đơn xin visa K-4 nếu người cha hay người mẹ nộp đơn xin visa K-3. Nếu không thì con bạn phải tiếp tục diện visa di dân.

41. Nếu tôi được bảo lãnh diện người thân trực hệ thì tôi hội đủ điều kiện xin visa K-3 phải không?
Không hẳn như vậy. Để có thể nộp đơn xin visa K-3, đơn bảo lãnh của bạn phải chưa được Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận.

42. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị từ chối visa di dân? Tôi có thể xin visa K-3 hay K-4 không?
Không. Nếu bạn đã nộp đơn xin visa di dân và đã bị từ chối thì bạn không hội đủ điều kiện xin visa diện K.

43. Tại sao nhân viên lãnh sự không lấy tất cả giấy tờ của tôi? Tôi có trình tất cả ở nơi cửa sổ.
Nhân viên lãnh sự sẽ thỉnh thoảng đưa giấy từ chối yêu cầu đương đơn nộp những giấy tờ mà đương đơn đã mang theo trong ngày phỏng vấn. Điều này xảy ra vì đương đơn cũng cần phải cũng cần phải cung cấp những thông tin khác mà đương đơn không có sẵn trong ngày phỏng vấn và nhân viên lãnh sự muốn duyệt xét tất cả cùng một lúc ở một thời điểm khác vì lý do hoặc là đương đơn gặp khó khăn trong việc tìm giấy tờ nhanh chóng hoặc là thông tin cung cấp ở dạng không thể lưu giữ ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán (thí dụ như một tập ảnh khổ lớn).

44. Tôi phải làm gì để có thể theo dõi hồ sơ bị gửi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)?
Hồ sơ bị gửi trờ lại cho USCIS sẽ được gửi trở lại cho văn phòng nơi đã nhận đơn bảo lãnh lúc ban đầu. Thông thường, một vài tháng sau ngày phỏng vấn, văn phòng đó sẽ liên hệ với người bảo lãnh. Thời gian chờ đợi có thể lâu hơn tùy theo số lượng hồ sơ tồn đọng. Lúc đó, người bảo lãnh sẽ được yêu cầu bổ sung thông tin cho USCIS. Sau khi hồ sơ bị gửi trở lại cho USCIS, Bộ phận di dân thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM sẽ không làm gì khác thêm cả.

45. Tại sao cuộc phỏng vấn của tôi quá ngắn? Nhân viên lãnh sự chỉ hỏi tôi một vài câu hỏi.
Nhân viên lãnh sự được tham khảo nhiều thông tin liên quan đến mỗi hồ sơ ngay trước khi đương đơn đến trình diện tại cửa sổ. Thông tin thâu lượm được trong cuộc phỏng vấn chỉ là một phần của những chứng từ được xem xét bởi mỗi nhân viên lãnh sự. Do thời gian eo hẹp, cuộc phỏng vấn phải diễn ra một cách mau chóng. Do đó, nhân viên lãnh sự được huấn luyện để chỉ đặt những câu hỏi mà họ cảm thấy thích hợp trực tiếp cho quyết định cấp visa của họ hay không.

46. Tôi được nhân viên lãnh sự cho biết tôi không đủ điều kiện để được cấp visa do lý do tôi có thể là gánh nặng xã hội, nhưng lợi tức của người bảo lãnh / người đồng bảo trợ của tôi trên bảng qui định mức độ nghèo khó. Tại sao tôi không đủ tiêu chuẩn?
Luật ủy thác cho nhân viên lãnh sự xem xét toàn bộ hoàn cảnh khi quyết định một đương đơn không hội đủ điều kiện để được cấp visa vì lý do có thể là gánh nặng xã hội. Lợi tức chỉ là một trong những tiêu chuẩn mà nhân viên lãnh sự phải xem xét. Những tiêu chuẩn khác bao gồm sức khỏe, tuổi tác, trình độ giáo dục, kinh nghiệm việc làm, khả năng ngoại ngữ và hoàn cảnh gia đình của đương đơn. Do đó, không có điều gì lạ lùng khi có những đương đơn bị từ chối visa mặc dù lợi tức của người bảo lãnh trên bảng qui định mức độ nghèo khó. Để có thể khắc phục được vấn đề này, đương đơn có thể hoặc là tìm một người đồng bảo trợ đáng tin cậy với đủ lợi tức và tài sản hoặc là chứng minh rằng tình trạng tài chánh đã thay đổi kể từ ngày phỏng vấn.

47. Hộ chiếu có dấu visa còn hiệu lực của tôi đã hết hạn. Tôi đã đổi hộ chiếu mới. Tôi có cần xin lại visa không?
Nếu hộ chiếu có dấu visa của bạn đã hết hạn, visa trên hộ chiếu cũ vẫn còn có thể sử dụng được. Bạn phải trình cả hộ chiếu cũ lẫn hộ chiếu mới ở cửa khẩu.

Xin lưu ý là nếu lúc hủy hộ chiếu cũ, Cục quản lý xuất nhập cảnh vô ý làm hư visa di dân, visa đó sẽ không còn hiệu lực và không thể sử dụng để nhập cảnh vào Mỹ. Trong trường hợp này, xin bạn mang hộ chiếu và visa của bạn lại Lãnh sự quán với một lá thư giải thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mặc dù sẽ không có vấn đề gì trong việc cấp lại visa, nhưng bạn có thể bị đóng lại lệ phí visa.


48. Người hôn phối hay/và cha mẹ của tôi đã di dân qua Mỹ. Tôi có tên trong đơn bảo lãnh, nhưng tôi chọn ở lại Việt Nam. Làm thế nào để tôi biết tôi có thể đi theo qua sau không?
Người hôn phối và con độc thân của một người đã di dân qua Mỹ trước đó có thể được quyền xin visa di dân sau. Nếu bạn muốn biết bạn có đủ tiêu chuẩn để theo qua sau không, xin bạn gửi bản sao của thẻ thường trú nhân, của mẫu I-551 hay của những trang hộ chiếu của đương đơn chính có ghi ngày đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ với tư cách người di dân. Xin bạn gửi cả bản sao giấy khai sinh hay/và giấy kết hôn. Tất cả những giấy tờ đó phải kèm với đơn xin ghi rõ tên họ, địa chỉ và số điện thoại của những đương đơn. Sau khi quyết định rằng bạn đủ điều kiện theo qua sau, Bộ phận thị thực di dân sẽ liên hệ với bạn và hướng dẫn bạn cách xin visa.

49. Tôi có một hồ sơ bảo lãnh cho tôi. Bây giờ tôi có con. Tôi có thể thêm tên con tôi trong hồ sơ không? Tôi phải làm gì nếu tôi sanh con sau khi được cấp visa di dân?
Nếu cha hay mẹ của trẻ là công dân Mỹ, trẻ có thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước. Nếu trẻ không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước, trẻ có thể được hưởng qui chế đi kèm trong hồ sơ bảo lãnh của bạn. Bạn phải thông báo cho National Visa Center hay cho Bộ phận thị thực di dân tùy theo hồ sơ của bạn còn ở National Visa Center hay đã chuyển cho Lãnh sự quán.

Trẻ sanh sau ngày cấp visa có thể theo cha mẹ vào Mỹ không cần visa. Để theo cha mẹ với visa của cha mẹ, trẻ là người không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước và cả đương đơn có visa lẫn trẻ phải đi cùng nhau trong thời gian hiệu lực của visa. Bạn cần chuẩn bị để nộp cho nhân viên di trú ở cửa khẩu khai sanh của trẻ có ghi tên họ cha mẹ (cùng với bản dịch tiếng Anh). Bạn cũng phải có hộ chiếu của trẻ.

50. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời trước khi người được bảo lãnh chính nhập cảnh vào Mỹ?
Nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ thì đơn bảo lãnh sẽ bị thu hồi một cách tự động chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3). Điều này có nghĩa là nhân viên lãnh sự sẽ không thể cấp visa cho bất kỳ đương đơn nào có tên trong đơn bảo lãnh và sẽ phải gởi đơn bảo lãnh về cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).

Nếu có những lý do nhân đạo có sức thuyết phục, nhân viên lãnh sự có thể đề nghị với USCIS cho phục hồi lại hồ sơ. Cách thứ hai là đương đơn liên hệ trực tiếp với văn phòng USCIS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh để xin cho phục hồi lại hồ sơ vì lý do nhân đạo. Nếu USCIS phục hồi lại hồ sơ, nhân viên lãnh sự sẽ liên hệ với đương đơn sau đó.

51. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời sau khi người được bảo lãnh chính đã nhập cảnh vào Mỹ?
Việc những đương đơn đi kèm hội đủ tiêu chuẩn hay không để xin qua Mỹ với đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân dựa trên qui chế thường trú nhân hợp pháp của đương đơn chính chứ không dựa trên tình trạng của người bảo lãnh. Do đó, nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân và có một hay những đương đơn phụ làm đơn xin qua Mỹ với đương đơn chính, thì những đương đơn phụ đó vẫn duy trì được tiêu chuẩn để qua Mỹ với đương đơn chính.

52. Chuyện gì sẽ xảy ra cho hồ sơ của những đương đơn phụ nếu đương đơn chính qua đời?
Nếu người được bảo lãnh chính qua đời ở bất cứ thời điểm nào trước khi những đương đơn phụ di dân qua Mỹ thì nhân viên lãnh sự sẽ không thể nào cấp visa cho những đương đơn phụ. Việc xin phục hồi nhân đạo không áp dụng trong trường hợp này.

53. Sau khi được cấp visa, tôi có bao nhiêu thời gian để nhập cảnh vào Mỹ?
Thông thường, thời gian hiệu lực của visa diện di dân hay diện hôn phu/hôn thê là 6 tháng. Bạn có 6 tháng để nhập cảnh vào Mỹ kể từ ngày được cấp visa. Những đương đơn diện K-3 được cấp visa có hiệu lực trong vòng hai năm.

54. Nếu tôi không đi qua Mỹ được trong thời gian hiệu lực của visa, tôi sẽ phải làm gì?
Bạn phải gửi trả lại visa không dùng đến cho Bộ phận di dân kèm theo một lá thư giải thích lý do tại sao bạn không đi được. Tùy theo lý do, Lãnh sự quán có thể cấp lại visa khác cho bạn sau khi bạn trả lệ phí cho visa mới.

55. Visa của tôi sắp hết hạn. Tôi phải làm gì?
Nếu bạn không thể đi qua Mỹ trong thời gian hiệu lực của visa, bạn phải gửi trả lại visa không dùng đến cho Bộ phận di dân kèm theo một lá thư giải thích lý do tại sao bạn không đi được. Tùy theo lý do, Lãnh sự quán có thể cấp lại visa khác cho bạn sau khi bạn trả lệ phí cho visa mới.

56. Tôi có thể mang bao nhiêu tiền vào Mỹ?
Không có giới hạn về số tiền mà bạn có thể mang vào Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn mang vào Mỹ số tiền trên 10 000 $ US dưới dạng tiền mặt, chi phiếu của người du lịch (Travelers checks) hay những phương tiện có thể đổi thành tiền, bạn phải khai báo lúc nhập cảnh vào Mỹ hay lúc rời khỏi Mỹ.

57. Tôi sẽ trả tiền thuế hải quan trên các đồ dùng trong gia đình khi tôi dọn qua Mỹ không?
Những đồ dùng trong gia đình mà người di dân sở hữu trên một năm cũng như những đồ dùng cá nhân không chứa đồ bị cấm như súng và thuốc có thể nhập cảnh vào Mỹ không bị thuế. Thuốc lá và rượu chỉ có thể mang rất giới hạn số lượng vào Mỹ không bị đóng thuế. Muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể vào trang Web của Hải quan Mỹ. http://www.cbp.gov/xp/cgov/travel/vacat ... g_duty.xml.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Chi phí đại học

Chi phí và nguồn tài trợ
Tác giả: Phạm Khoa


Khái quát về chi phí học đại học
Các trường đại học Mỹ đều có công bố trên trang web của họ thông tin về chi phí, thay đổi tuỳ theo trường công lập, cộng đồng hay tư thục. Chi phí sinh hoạt thay đổi tùy theo khu vực sống. Phải lên kế hoạch tài chính trước khi chọn trường, ít nhất là một năm trước khi xin nhập học, rồi theo đó bắt đầu tìm các nguồn tài trợ. Ngoài học phí còn có các loại lệ phí của trường, tiền mua sách, ăn ở và đi lại.

Mức học phí ít khi thể hiện chất lượng của trường. Trường tư thục thường có học phí cao nhất, trường công lập có học phí thấp hơn một chút và trường cộng đồng có học phí thấp nhất. Học phí trường công lập và cộng đồng càng thấp hơn nhiều nếu bạn là cư dân thường trú của tiểu bang. Để thoả điều kiện này sinh viên thường được yêu cầu cung cấp bằng chứng đã cư ngụ tại tiểu bang ít nhất một năm và có ý định sẽ cư ngụ lâu dài. Thí dụ về bằng chứng ý định cư ngụ lâu dài là bằng lái, giấy đăng ký sở hữu xe hay đăng ký bầu cử tại tiểu bang.

Đây là một thí dụ cho thấy sự khác biệt về học phí của các loại trường trong cùng tiểu bang California. Các con số đều là xấp xỉ và chỉ bao gồm học phí:


Một trong những cách để tiết kiệm chi phí là, thay vì đi thẳng vào đại học, bạn có thể theo học một trường đại học cộng đồng để lấy bằng cao đẳng hai năm trước, và sau đó chuyển sang đại học học tiếp hai năm để lấy bằng cử nhân.


Nguồn tài trợ đại học
Chi phí đại học thường được tài trợ như sau nếu trường hứa hẹn sẽ bảo trợ TOÀN BỘ chi phí:
“Nhu cầu tài chính” của sinh viên được tính bằng tổng chi phí dự kiến cho năm học trừ đi “phần (phải) tự trang trải” của cha mẹ và sinh viên. “Phần tự trang trải” được tính theo công thức của liên bang, căn cứ vào tài sản và thu nhập của cha mẹ và sinh viên;

. Trường qui định một mức cố định chi phí trong phần “nhu cầu tài chính” làm mức mà sinh viên phải tự lo bằng cách vay và làm thêm; thí dụ ở Standford University mức này là $4,000. Sau khi trừ đi khoản $4,000 này và các khoản trợ cấp của liên bang và tiểu bang mà sinh viên nhận được, trường sẽ trợ cấp toàn bộ phần còn lại.


Phần phải tự lo $4,000 nói trên có thể được trang trải bằng các khoản vay của chính phủ liên bang, vay của tư nhân, đôi khi vay của trường, làm việc thêm, và các học bổng bên ngoài.

Ở những trường không có hứa hẹn bảo trợ toàn bộ chi phí, sinh viên phải tự lo nhiều hơn, bằng cách vay tiền và xin học bổng.


Chương trình tiết kiệm miễn thuế 529
Chưa có nhiều gia đình biết về chương trình 529. Chương trình này lấy tên theo Đạo Luật 529, cho phép các bậc cha mẹ mở một tài khoản tiết kiệm đặc biệt; các khoản thu nhập bỏ vào đây tạm thời không cần đóng thuế thu nhập. Thuế sẽ được tính khi rút tiền ra khỏi tài khoản, nhưng nếu rút ra để chi cho đào tạo giáo dục, số tiền đó sẽ hoàn toàn miễn thuế. Từ năm ngoái chính phủ đã quyết định điều khoản miễn thuế này có hiệu lực vĩnh viễn. Từ đó quỹ được các bậc cha mẹ đưa vào tài khoản 529 đã tăng nhanh, theo US News, trong năm ngoái từ tổng số $68.4 tỉ lến đến $90.7 tỉ, giúp hạ thấp hơn phí mở tài khoản, càng làm tăng tính hấp dẫn của nó. Vì hiệu lực miễn thuế đã thành vĩnh viễn, các bậc cha mẹ có thể kế hoạch tiết kiệm cho đại học ngay từ khi con còn nhỏ.



Các trường bảo trợ toàn bộ học phí
Dưới đây là danh sách các trường hứa hẹn bảo trợ toàn bộ học phí cho sinh viên. Danh sách do US NEWS công bố.


Tên trường (Tiểu bang)

Amherst College (MA)
Antioch College (OH)

Barnard College (NY)
Bates College (ME)
Beloit College (WI)
Boston College
Bowdoin College (ME)
Brown University (RI)
Bucknell University (PA)

California Institute of Technology
Campbell University (NC)
Carleton College (MN)
Chapman University (CA)
Claremont McKenna College (CA)
Clarke College (IA)
Colby College (ME)
Colgate University (NY)
College of the Holy Cross (MA)
Columbia University (NY)
Connecticut College
Cornell University (NY)

Dartmouth College (NH)
Davidson College (NC)
Duke University (NC)

Emory University (GA)

Franklin and Marshall College (PA)

Georgetown University (DC)
Gettysburg College (PA)
Grinnell College (IA)

Hamilton College (NY)
Harvard University (MA)
Harvey Mudd College (CA)
Haverford College (PA)

Lafayette College (PA)
Lake Forest College (IL)
Lawrence University (WI)

Macalester College (MN)
Massachusetts Institute of Technology
Middlebury College (VT)
Mount Holyoke College (MA)

Northwestern University (IL)

Oberlin College (OH)
Occidental College (CA)

Pitzer College (CA)
Pomona College (CA)
Princeton University (NJ)

Rice University (TX)

Salem College (NC)
Scripps College (CA)
Smith College (MA)
Southern Arkansas University
Stanford University (CA)
St. Olaf College (MN)
SUNY College of Environmental Science and Forestry
Swarthmore College (PA)

Talladega College (AL)
Thomas Aquinas College (CA)
Trinity College (CT)
Tufts University (MA)

University of Chicago
University of North Carolina–Chapel Hill
University of Northern Colorado
University of Pennsylvania
University of Richmond (VA)
University of Virginia

Vassar College (NY)

Wabash College (IN)
Washington University in St. Louis
Wellesley College (MA)
Wesleyan University (CT)
Williams College (MA)

Yale University (CT)


Nguồn: nguoi-viet.com

Hệ thống tổ chức các trường học ở Mỹ

Trường Tiểu Học

Mẫu Giáo và Lớp 1 đến Lớp 5
(Trẻ em từ 5 đến 10 tuổi)

Phổ Thông Cơ Sở

Lớp 6 đến Lớp 8
(Thiếu niên từ 11 đến 13 tuổi)

Phổ Thông Trung Học

Lớp 9 đến Lớp 12
(Vị thành niên từ 14 đến 18 tuổi)

Giáo dục sau trung học

Đại học,
Đại học cộng đồng, công lập và tư thục,
Trường đại học cộng đồng hoặc đại học hai năm hoặc bốn năm,
Trường huấn nghệ
(Tất cả người lớn có thể ghi danh học)

Các chương trình học không lấy bằng
Chương trình học tiếng Anh
Có ba loại chương trình tiếng Anh chất lượng cao tại Mỹ:

1. Chương trình cấp tốc (IEPs): Thường yêu cầu từ 20 đến 30 giờ học trên lớp mỗi tuần. Khóa học bao gồm học với giáo viên trên lớp, thảo luận nhóm, học trong phòng luyện âm và bài tập ngoài lớp học. Hầu hết các chương trình nằm trong các khóa dự bị đại học, thiết kế nhằm giúp cho sinh viên chuẩn bị vào học một trường đại học hay cao đẳng ở Hoa Kỳ.

2. Chương trình bán cấp tốc: Giống như các chương trình cấp tốc, các chương trình bán cấp tốc cũng bao gồm các giờ học với giáo viên trên lớp, học nhóm, luyện âm, và hoạt động ngoài lớp học, nhưng thường thì sinh viên vẫn theo học các môn học chính khóa khác chứ không chỉ học tiếng Anh.

3. Chương trình chuyên ngành: Nhiều chương trình tiếng Anh tư nhân và một số chương trình do trường đại học tổ chức được thiết kế đặc biệt để phù hợp với nhu cầu của những người làm công tác chuyên môn. Những chương trình này có thể cấp chứng chỉ đặc biệt về tiếng Anh trong các ngành như luật, kỹ thuật, giáo dục, y tế, kiến trúc, lập trình máy tính, hàng không, du lịch khách sạn. Một số chương trình còn cho bạn cơ hội thực tập tại các công ty Mỹ.

Chương trình “sinh viên đặc biệt”
Nếu bạn đã tốt nghiệp trung học hay đại học, hoặc bạn đang theo học đại học hoặc cao học, nhiều trường đại học sẽ cho phép bạn theo học một số lớp ở trình độ cử nhân hay cao học do bạn tuỳ chọn mà không cần phải theo học cả chương trình.

Các sinh viên đặc biệt thường là không đủ tư cách để nhận tài trợ của trường dưới dạng học bổng hay hỗ trợ học phí. Bạn có thể xin tài trợ từ các tổ chức độc lập như Chương trình học bổng Fulbright.

Chương trình trao đổi nghề nghiệp và chuyên môn
Những chương trình này rất đa dạng và chủ yếu dành cho người nước ngoài đến Mỹ hoặc người Mỹ ra nước ngoài. Một số chương trình cho phép bạn nhận bất kỳ công việc gì mà bạn tìm được; một số chương trình khác đòi hỏi bạn chỉ được làm công việc có liên quan đến nghề nghiệp.

Chỉ có những tổ chức do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho phép và cấp chứng nhận đủ tư cách mới có thể quản lý những chương trình này. Chứng nhận này cho phép những người tham gia chương trình xin cấp thị thực trao đổi J-1 tại Đại sứ quán hay Lãnh sự quán của Hoa Kỳ. Thị thực J-1 cho phép người tham gia chương trình được làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian nhất định. Bạn không được học những chương trình học chính qui khi đang tham gia chương trình trao đổi nghề nghiệp. Bạn có thể vào trang web của chính phủ: http://exchanges.state.gov./ để tìm hiểu các chương trình này. Một thí dụ là Chương trình Trao đổi Quốc tế các Nhà Quản lý (International Visitor Leadership Program), hoạt động theo Đạo Luật Fulbright-Hays. Chương trình này mỗi năm chọn lựa môt số nhân vật chuyên môn từ khắp nơi trên thế giới về tụ họp để họ có cơ hội gặp gỡ nhau và trải qua kinh nghiệm sinh hoạt tại Mỹ. Những người tham dự là những nhà chuyên môn hay quản lý hàng đầu hoặc có tiềm năng vươn lên hàng đầu trong chính phủ, chính trị, báo chí, giáo dục và các lĩnh vực khác.


Nguồn: nguoi-viet.com

Chương trình học có bằng cấp


Đặc tính của nền giáo dục Mỹ là tính linh động và đa dạng. Người học có rất nhiều lựa chọn để theo đuổi chương trình học phù hợp nhất với hoàn cảnh và yêu cầu công việc của mình. Bạn có thể theo các chương trình cấp bằng cao đẳng, đại học, cao học, hay chương trình dạy nghề, có thể chọn học toàn bộ chương trình hay làm “sinh viên đặc biệt” chỉ học một phần không lấy bằng cấp. Trong mỗi chương trình, bạn được quyền lựa chọn môn học để thiết kế chương trình theo ý muốn. Sự đa dạng và linh động này là một trong những nguyên nhân làm cho các trường đại học và cao đẳng Mỹ rất hấp dẫn kể cả với người nước ngoài.


Bằng Cử Nhân và Cao Đẳng
Bằng cử nhân thường mất 4 năm và bằng cao đẳng thường mất 2 năm. Chương trình cao đẳng có thể là chương trình giúp bạn có một chuyên môn cụ thể để ra đi làm, cũng có thể là chương trình “chuyển tiếp,” cho phép bạn chuyển sang học thêm hai năm nữa trong một chương trình đại học để lấy bằng cử nhân.

Một trong những điểm hấp dẫn nhất của chương trình đào tạo cử nhân ở Mỹ là tính linh động. Bạn có quyền linh động xây dựng cho mình một chương trình học riêng không giống gì với chương trình của các bạn cùng khóa, miễn hoàn tất đủ số lượng tín chỉ yêu cầu, khoảng 130 đến 180 tín chỉ, thường được hoàn thành trong 4 năm học tập trung. Sinh viên trong từng năm được gọi là sinh viên năm thứ nhất (freshman), sinh viên năm thứ hai (sophomore), sinh viên năm thứ ba (junior) và sinh viên năm cuối (senior). Năm học có thể hơi khác nhau giữa các trường, song thông thường là từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 5. Năm học có thể được chia ra làm hai kỳ, mỗi kỳ 18 tuần được gọi là “học kỳ;” chia làm 4 kỳ hoặc 3 kỳ, mỗi kỳ dài 12 tuần.


Cao Học (Master’s Degree)
Chương trình cao học nhằm hướng sinh viên từ học vị cử nhân đi lên một chuyên ngành, trong các ngành như: quản trị doanh nghiệp (M.B.A.), công tác xã hội (M.S.W.), giáo dục (M.Ed.), mỹ thuật (M.F.A.), luật (L.L.M.), báo chí (Master of Journalism), quan hệ quốc tế (MA in International Relations) và kiến trúc (Master of Architecture).

Học vị cao học chuyên ngành thiên về ứng dụng kiến thức hơn là nghiên cứu thuần túy. Các chương trình cấp học vị chuyên ngành thường đòi hỏi phải hoàn tất từ 36 đến 48 tín chỉ (1 hoặc 2 năm học tập trung) và thường không chấp nhận sinh viên lấy tín chỉ bằng luận án. Các chương trình này không phải lúc nào cũng yêu cầu phải có bằng cử nhân về chuyên ngành theo đuổi cao học.


Tiến Sĩ (Ph.D.)
Chương trình tiến sĩ nhằm đào tạo học giả nghiên cứu hoặc giảng viên đại học tương lai. Việc nhận được bằng tiến sĩ chứng tỏ là sinh viên đó đã thể hiện năng lực của một nhà nghiên cứu trong một chuyên ngành.

Ph.D. (tiến sĩ) là học vị phổ biến nhất được cấp cho các ngành học thuật. Các học vị tiến sĩ khác được cấp chủ yếu cho các chuyên ngành như giáo dục và quản lý doanh nghiệp. Chương trình tiến sĩ bao gồm việc tham gia các lớp nâng cao, hội thảo chuyên đề và viết luận án thể hiện công trình nghiên cứu độc đáo của cá nhân dưới sự hướng dẫn của cố vấn học tập.

Học vị tiến sĩ được cấp cho sinh viên đã hoàn tất một công trình nghiên cứu độc đáo có ý nghĩa, viết luận án thể hiện công trình đó và bảo vệ thành công luận án trước hội đồng giáo sư về chuyên ngành của mình. Quy trình này có thể mất từ 2 đến 3 năm. Do đó, để đạt được học vị tiến sĩ phải mất khoảng từ 5 đến 8 năm sau khi có học vị cử nhân tùy ngành học.


Các chương trình dạy nghề và đào tạo kỹ thuật
Với thời gian từ vài tháng đến hơn một năm, các chương trình dạy nghề và đào tạo kỹ thuật nhằm để đáp ứng những yêu cầu đào tạo nghề cụ thể và thiết thực. Các hoạt động học tập trên thực địa là nội dung chủ đạo của đào tạo nghề. Các lĩnh vực ngành nghề phổ biến là xử lý dữ liệu, lập trình máy tính, xây dựng, cơ khí ô tô, soạn thảo văn bản, và nghiệp vụ thư ký.

Đào tạo kỹ thuật và dạy nghề đòi hỏi học viên phải học các khái niệm, lý thuyết, và thiết kế, cộng với các kỹ năng thực hành. Các chương trình này có tại các trường cao đẳng cộng đồng và trường dạy nghề hai năm. Kết thúc các chương trình đào tạo kỹ thuật và dạy nghề, bạn sẽ nhận được một văn bằng chứng chỉ.


Nguồn: nguoi-viet.com