Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

Làm gì khi bị vọp bẻ - chuột rút


Đôi khi vấn đề lại thuộc về con người chúng ta. Có một số người do quá ỷ lại vào trình độ bơi khá giỏi của mình. Do đó không cẩn trọng những thao tác khởi động cần thiết trước khi xuống nước rồi lại chủ quanbơi ra khá xa bờ. Đên khi bất ngờ bị vọp bẻ - chuột rút, không biết cách bơi vào bờ nên bị chết đuối.

Vọp bẻ - chuột rút là hiện tượng co rút đột ngột của một hay nhiều nhóm cơ. Trên cạn vọp bẻ chỉ hoành hành một chốc sẽ khỏi, nhưng tai họa đôi khi lại ghé đúng lúc ta rất cần đến cơ bắp để… nổi trên mặt nước (tệ hơn nếu xảy ra ở vùng hầu, họng, thanh quản làm nạn nhân thậm chí chẳng thể kêu cứu).

Nguyên nhân sinh lý thường thấy là do vận động quá sức, quá thình lình, nhiễm lạnh hay mất nhiều nước qua mồ hôi. Do vậy những bạn sẽ và sắp…nhúng chân xuống nước đừng quên “làm nóng” ít phút trên bờ để các bắp cơ được khởi động.

Chú ý uống đủ nước khi trời nắng nóng (nên pha ít muối, hay nhất là chuẩn bị sẵn ở nhà theo tỉ lệ: 1 muỗng cà phê muối/1 lít nước), càng cẩn thận nếu trước đó bạn bị nôn mửa nhiều do say xe hay bị “tào tháo” tróc nã vì ăn uống không hợp phong thổ.




 

Không nên đọ sức với sóng nước quá lâu gây mệt mỏi cơ bắp và gia tăng nguy cơ hạ thân nhiệt. Tương tự với những bạn thích xuống nước lúc trời mới sáng hay nhá nhem tối, trước tiên vì sự đe dọa nhiễm lạnh, sau đó là tình trạng hạ đường huyết do lỡ hẹn bữa điểm tâm hay suất cơm chiều, (tuy nhiên cũng không nên xuống nước khi bụng căng đầy, vì lúc ấy hệ tuần hoàn buộc phải cáng đáng thêm công việc của dạ dày nên không cung ứng đủ oxy cho các bắp cơ và giữ ấm cơ thể).

Khi phát hiện bị vọp bẻ cần nhanh chóng lên bờ hay ít ra cố lết đến vùng nước nông, sau đó tự bạn hay nhờ bạn bè giúp sức chữa vọp bẻ bằng các cách sau:

* Chuột rút ở bắp chân (thường gặp nhất) hãy gắng nhỏm dậy duỗi thẳng chân, đứng bằng gót và ngón giúp cơ bắp vế giãn ra. Có thể gọi người giúp bằng cách nằm xuống giữ chân thẳng tối đa và nhờ ai đó đẩy mạnh các ngón bàn chân ngược về hướng đầu gối;

* Chuột rút ở đùi, nên ngồi xuống, người giúp kéo chân nạn nhân ra thật thẳng, đồng thời nâng gót chân lên cùng lúc dùng tay kia ấn mạnh đầu gối xuống.


Khi bất lực với khả năng bơi vào bờ, việc hoảng loạn quẫy đạp lung tung sẽ khiến bạn chìm mau, do vậy nếu sóng không lớn lắm hãy bình tĩnh thả ngửa cơ thể trên mặt nước chờ người đến cứu (những tạng rỗng trong cơ thể luôn giúp ta nổi một cách tự nhiên, hơn nữa nước biển mặn luôn có lực nâng lớn).

Khi phải quơ tay “la làng” nên dành một tay để đập nước vì khi giơ cả hai tay lên tức đã vô tình… tạo dáng “thủy động học” đẩy bạn nhanhchóng trôi tuột xuống dưới. Nên phòng xa bằng cách đội mũ bơi màu càng sặc sỡ càng tốt để mọi người hay nhân viên cứu hộ có thể phát hiện bạn từ xa.

Nên chọn điểm bơi trong tầm mắt của các chòi cứu hộ, đương nhiên không gì tốt bằng có một chiếc phao bơi bên mình. Sau cùng khi đã bị vọp bẻ, tốt nhất không nên xuống nước lần nữa mà hãy gắng đợi vào ngày hôm sau.


Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Giấy Tờ Đính Kèm Theo Mẫu I-130- Diện F3

F-3: Ngươì có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuôỉ đã lập gia đình
Khi điền đơn I-130 bảo lãnh thân nhân, bạn nhớ những điều sau đây:
- Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi «Not Applicable» hay «NA».
- Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
- Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2011 thì phải ghi là 03/20/2011.

 Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
- USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.

 Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh.
Giấy tờ chứng minh bạn là US citizen:

. Copy giấy khai sinh (nếu bạn được sinh ra tại Mỹ); hoặc
. Copy bằng quốc tịch; hoặc
. Copy US passport
. Copy Form FS-240, Report of birth abroad of a citizen of the United State.
- Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp copy giấy chứng nhận đã đổi tên: Giấy hôn thú; Giấy nhận con nuôi; Giấy đổi tên của Tòa án.

- Nếu bạn là mẹ bảo lãnh con: Nộp copy giấy khai sanh của đứa trẻ trong đó có tên bạn là mẹ và tên đứa trẻ.

- Nếu bạn là cha bảo lãnh con: Nộp copy giấy khai sanh của đứa trẻ trong đó có tên cả cha mẹ và tên đứa trẻ. Và giấy kết hôn của bạn với mẹ đứa trẻ.

- Lệ phí, địa chỉ: I-130

 Vì đây là diện cha/mẹ có quốc tịch bảo lãnh con có gia đình nên cần thêm:
- Copy giấy kết hôn của người được bảo lãnh chính.
- Copy giấy khai sinh của vợ/chồng người được bảo lãnh chính.
- Copy giấy khai sanh của con người được bảo lãnh chính.

Giấy Tờ Đính Kèm Theo Mẫu I-130- Diện F1

F-1: Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con ruột, độc thân trên 21 tuổi.
Khi điền đơn I-130 bảo lãnh thân nhân, bạn nhớ những điều sau đây:
- Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi «Not Applicable» hay «NA».
- Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
- Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2011 thì phải ghi là 03/20/2011

 Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
- USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.

 Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh.
Giấy tờ chứng minh bạn là US citizen:

. Copy giấy khai sinh (nếu bạn được sinh ra tại Mỹ); hoặc
. Copy bằng quốc tịch; hoặc
. Copy US passport
. Copy Form FS-240, Report of birth abroad of a citizen of the United State.
- Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp copy giấy chứng nhận đã đổi tên: Giấy hôn thú; Giấy nhận con nuôi; Giấy đổi tên của Tòa án.

- Nếu bạn là mẹ bảo lãnh con: Nộp copy giấy khai sanh của đứa trẻ trong đó có tên bạn là mẹ và tên đứa trẻ.
 - Nếu bạn là cha bảo lãnh con: Nộp copy giấy khai sanh của đứa trẻ trong đó có tên cả cha mẹ và tên đứa trẻ. Và giấy kết hôn của bạn với mẹ đứa trẻ.

 - Nếu bạn là cha bảo lãnh con ngoài giá thú: Nếu quan hệ cha con không được hợp thức hoá (không được công nhận là con hợp pháp) trước khi đứa trẻ 18 tuổi phải nộp thêm các bằng chứng để chứng minh quan hệ cha con trước khi người con 21 tuổi: Sống cùng nhà; cung cấp tiền bạc nuôi con..

- Lệ phí, địa chỉ: I-130

Vì đây là trường hợp cha/mẹ có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con độc thân trên 21 tuổi và người này có con nhưng không kết hôn thì người con này có thể đi theo nếu độc thân và dưới 21 tuổi.

Trường hợp này cần thêm: Copy giấy khai sanh của con người được bảo lãnh chính.

Giấy Tờ Đính Kèm Theo Mẫu I-130- Diện IR5

IR-5: Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh Cha hoặc mẹ.

Khi điền đơn I-130 bảo lãnh thân nhân, bạn nhớ những điều sau đây:
- Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi «Not Applicable» hay «NA».
- Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
- Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2011 thì phải ghi là 03/20/20011.

Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
- USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.

Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh.
Giấy tờ chứng minh bạn là US citizen:

. Copy giấy khai sinh (nếu bạn được sinh ra tại Mỹ); hoặc
. Copy bằng quốc tịch; hoặc
. Copy US passport
. Copy Form FS-240, Report of birth abroad of a citizen of the United State.
- Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp copy giấy chứng nhận đã đổi tên: Giấy hôn thú; Giấy nhận con nuôi; Giấy đổi tên của Tòa án.

- Nếu bạn là con bảo lãnh mẹ: Nộp copy giấy khai sanh của bạn trong đó có tên bạn và tên mẹ của bạn.
 - Nếu bạn là con bảo lãnh cha: Nộp copy giấy khai sanh của bạn trong đó có tên bạn và tên cha mẹ của bạn. Và copy giấy kết hôn của cha mẹ bạn để chứng minh cha mẹ bạn đã kết hôn trước khi bạn được sanh ra.
 - Nếu bạn là con bảo lãnh cha/mẹ kế: 

. Copy giấy khai sanh của bạn trong đó có tên bạn và tên cha/mẹ của bạn; và
. copy giấy kết hôn của cha/mẹ bạn với cha/mẹ kế để chứng minh cuộc hôn nhân trước khi bạn 18 tuổi.
. Copy giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử của cha/mẹ kế để chứng minh cuộc hôn nhân trước của cha/mẹ kế đã chấm dứt hợp pháp trước khi kết hôn với cha/mẹ ruột của bạn.

Giấy Tờ Đính Kèm Theo Mẫu I-130 - Diện IR3

IR-3: Ngươì có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con nuôi độc thân dưới 21 tuổi.

Khi điền đơn I-130 bảo lãnh thân nhân, bạn nhớ những điều sau đây:
- Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi «Not Applicable» hay «NA».
- Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
- Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2011 thì phải ghi là 03/20/2011.

Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
- USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.

Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh.

Giấy tờ chứng minh bạn là US citizen:
. Copy giấy khai sinh (nếu bạn được sinh ra tại Mỹ); hoặc
. Copy bằng quốc tịch; hoặc
. Copy US passport
. Copy Form FS-240, Report of birth abroad of a citizen of the United State.

- Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp copy giấy chứng nhận đã đổi tên: Giấy hôn thú; Giấy nhận con nuôi; Giấy đổi tên của Tòa án.
- Copy giấy chứng nhận con nuôi để chứng minh việc nhận con nuôi trước khi đứa trẻ 16 tuổi.
  - Các bằng chứng bạn và đứa trẻ đã sống chung nhà ít nhất 2 năm; và các bằng chứng bạn đã nuôi dưỡng đứa trẻ.

Giấy Tờ Đính Kèm Theo Mẫu I-130 - Diện IR2

IR-2: Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con ruột, độc thân dưới 21 tuổi.

Khi điền đơn I-130 bảo lãnh thân nhân, bạn nhớ những điều sau đây:
- Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi «Not Applicable» hay «NA».
- Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
- Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2011 thì phải ghi là 03/20/2011.


Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
- USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.

- Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh.

Giấy tờ chứng minh bạn là US citizen:
. Copy giấy khai sinh (nếu bạn được sinh ra tại Mỹ); hoặc
. Copy bằng quốc tịch; hoặc
. Copy US passport
. Copy Form FS-240, Report of birth abroad of a citizen of the United State.
- Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp copy giấy chứng nhận đã đổi tên: Giấy hôn thú; Giấy nhận con nuôi; Giấy đổi tên của Tòa án.

- Nếu bạn là mẹ bảo lãnh con: Nộp copy giấy khai sanh của đứa trẻ trong đó có tên bạn là mẹ và tên đứa trẻ.

- Nếu bạn là cha bảo lãnh con: Nộp copy giấy khai sanh của đứa trẻ trong đó có tên cả cha mẹ và tên đứa trẻ. Và giấy kết hôn của bạn với mẹ đứa trẻ.

- Nếu bạn là cha bảo lãnh con ngoài giá thú: Nếu quan hệ cha con không được hợp thức hoá (không được công nhận là con hợp pháp) trước khi đứa trẻ 18 tuổi phải nộp thêm các bằng chứng để chứng minh quan hệ cha con trước khi người con 21 tuổi: Sống cùng nhà; cung cấp tiền bạc nuôi con..



Nên hay không nên dạy trẻ sơ sinh dưới nước?


“ Tôi bắt đầu dạy bơi cho trẻ từ năm 1950 và phát hiện những đứa trẻ học bơi càng sớm thì khỏe mạnh hơn, thông minh hơn, dễ thích nghi với môi trường và tò mò hơn. Đó là lời nhận xét của bà Virginia Hunt Newman, tác giả cuốn “ Dạy bơi cho trẻ sơ sinh”

Bà Virginia Hunt Newman là chủ tịch Hội nghị thế giới về chương trình các hoạt động thể thao dưới nước dành cho trẻ sơ sinh. Bà trình bày rất sôi nổi về việc dạy trẻ em bơi càng sớm càng tốt và còn đề cập đến phong trào bơi lội dành cho trẻ sơ sinh đang giảm sút ở Mỹ vì ý kiến chống đối của Học viện nhi khoa Mỹ. Bà nhấn mạnh, gần đây các bác sĩ ở 30 quốc gia đã ủng hộ việc dạy bơi cho trẻ sơ sinh.

Chương trình dạy bơi cho trẻ sơ sinh được thiết kế để dạy cho trẻ cách tự cứu bản thân trong trường hợp cần cấp cứu. Bà Newman cho rằng “có rất nhiều người xem bơi chó không phải là bơi, nhưng nếu một đưa trẻ có thể vẫy đạp trong nước 25 feet và tự cứu được mình, thì đó là bơi.”

Ông John Bainridge, người đã dạy bơi cho hàng ngàn trẻ em dưới 6 tuổi, cũng đồng ý như vậy. John Bainridge vừa là chủ những trường dạy bơi của Úc tại quận Cam, bang California, vừa là chủ tịch HĐQT Hiệp hội các trường dạy bơi quốc gia, đồng thời là sáng lập viên chương trình đào tạo giáo viên dạy bơi cho trẻ sơ sinh.

 
John Bainridge nhấn mạnh một quan điểm hết sức quan trọng: một khi trẻ bắt đầu những bài học, chúng phải tiếp tục học. “ Nếu mọi người muốn an toàn - và khoảng 90 phần trăm phụ huynh có trẻ học bơi luôn luôn muốn điều đó - họ phải tham gia trên cơ sở đó”

Cũng như bà Newman, ông John Bainridge nhất trí với nhận xét: bố mẹ không bao giờ tự mãn về sự an toàn của con mình khi chúng bơi. “ Họ không nên nghĩ những đứa tre, dù lớn đến tuổi nào, đều hoàn toàn được an toàn khi ở trong nước. Đến khoảng 5 tuổi, trẻ em càng phải được giám sát cẩn thận hơn”.


Phản đối quan điểm trên, Ông William Gonda, một bác sĩ nhi khoa ở San Franscisco nói: “Bất cứ ai cũng có thể kể cho bạn nghe về Boby, đứa trẻ 2 tuổi có thể bơi như cá nhưng tôi thì nói có 100 trẻ đã chìm và chết đuối ở đáy hồ. Tỉ lệ trẻ con chết đuối vẫn còn rất cao, đặc biệt là ở California và Texas. Và hầu hết cha mẹ của những trẻ bị chết đuối đều nói “ Tôi nghĩ con tôi an toàn khi ở trong nước.”


Từ 1981, Học viện nhi khoa Mỹ đã phản đối chương trình dạy bơi cho trẻ dưới 4 tuổi. Họ cho rằng “ Cơ sở chứng minh cho việc “bơi” của trẻ sơ sinh còn quá ít. Dường như trẻ sơ sinh chẳng được an toàn gì cả khi ở trong nước. Thật ra, cha mẹ chúng có thể có một cảm giác an toàn sai lầm khi họ tin con mình có thể “bơi” vài kiểu” .


Theo quan điểm của Gonda thì không cần vội vả tập bơi cho trẻ sơ sinh. “Vấn đề là tại sao lại tập bơi cho trẻ sơ sinh? Có phải là do bố mẹ muốn con mình làm mọi chuyện đều sớm hơn bình thường, nào là tập đi, tập nói, tập bơi hay bất cứ chuyện gì khác nữa? ”.


Ông Gonda không chấp nhận quan điểm đó và xem vấn đề trong một bối cảnh xã hội lớn hơn “ Tại sao những ông bố bà mẹ này lại muốn trẻ lớn lên sớm thế? Với tôi, ý tưởng dạy một trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bơi như thế nào thì cũng như dạy một đứa trẻ 7 tuổi lái máy bay đi khắp đất nước”.


Ông Howard Spivak, một bác sĩ nhi khoa chuyên về phòng ngừa ngộ độc và chấn thương tại Học viên nhi khoa Mỹ cho rằng không nên thúc ép trẻ học bơi cho đến khi chúng đủ lớn để nhận thức được nguy hiểm – có nghĩa là phải tới khoảng 5 – 6 tuổi. Khi còn quá nhỏ, trẻ chưa nhận thức được các mối nguy hiểm. Đó là những nguy hiểm không nên có.”


Ông Gonda tranh luận rằng không có đứa trẻ nào có thể được an toàn để “không bị chết đuối” và những kỹ năng bơi cơ bản nhất mà một đứa trẻ mới chập chững biết đi học được khiến cho cha mẹ chúng quá tự tin, từ đó có thể dẫn đến kết quả tai hại. Tất nhiên là trẻ phải học cách tự cứu lấy mình nhưng không cần vội vả đốt giai đoạn như thế”.

Ông Gonda đoán “Cuộc chiến tranh luận xung quanh vấn đề dạy trẻ sơ sinh dưới nước sẽ còn tiếp diễn và mọi người sẽ trả lời họ đúng, chính họ sẽ có câu trả lời chứ không ai khác”.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Giấy Tờ Đính Kèm mẫu I-130 - Diện CR2

 

CR-2: Người có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con ghẻ, độc thân dưới 18 tuổi.

Khi điền đơn I-130 bảo lãnh thân nhân, bạn nhớ những điều sau đây:
- Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi «Not Applicable» hay «NA».
- Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.
- Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2011 thì phải ghi là 03/20/2011.


Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
- USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.

- Giấy tờ không phải bằng tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh.

Giấy tờ chứng minh bạn là US citizen:
. Copy giấy khai sinh (nếu bạn được sinh ra tại Mỹ); hoặc
. Copy bằng quốc tịch; hoặc
. Copy US passport
. Copy Form FS-240, Report of birth abroad of a citizen of the United State.


+Nếu người bảo lãnh hay người được bảo lãnh đổi tên phải nộp copy giấy chứng nhận đã đổi tên: Giấy hôn thú; Giấy nhận con nuôi; Giấy đổi tên của Tòa án.

 +Copy giấy kết hôn hiện của bạn với cha/mẹ của đứa trẻ để chứng minh rằng cuộc hôn nhân trước khi đứa trẻ 18 tuổi.
+Copy giấy ly hôn hoặc giấy chứng tử mà bạn hoặc người hôn phối hiện tại của bạn để chứng minh cuộc hôn nhân trước đã chấm dứt hợp pháp.


+Giấy khai sinh của đứa trẻ.

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

Quy Trình Bảo Lãnh Diện Hôn Phu- Hôn Thê


Sau đây là tiến trình bảo lãnh và xin visa áp dụng cho diện hôn phu hay hôn thê của công dân Hoa Kỳ:

Bước 1:
Người bảo lãnh ở Hoa Kỳ nộp đơn I-129F cho Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS).
 Muốn biết thời gian giải quyết hồ sơ ở USCIS, các bạn có thể vào một trong hai trang Web sau đây:
 1. https://egov.uscis.gov/cris/jsps/Proces ... Center=CSC
2. https://egov.uscis.gov/cris/jsps/Proces ... Center=VSC.

 Bước 2:
Khi USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh, USCIS sẽ gửi cho người bảo lãnh Thông báo chấp thuận bảo lãnh, mẫu đơn I-797. Sau đó, USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến National Visa Center (NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tiếp tục tiến trình giải quyết hồ sơ.

National Visa Center có hệ thống trả lời tự động làm việc suốt 24giờ/ngày, bảy ngày trong một tuần (603-334-0700). National Visa Center chỉ có thông tin hồ sơ khi hồ sơ đã được chuyển đến National Visa Center. Nếu hệ thống tự động không nhận biết được số hồ sơ hay số biên nhận (USCIS), có nghĩa National Visa Center chưa nhận được hồ sơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thông tin cho những câu hỏi thường gặp qua hệ thống trả lời email tự động NVCA@state.gov.
Những thắc mắc về tình trạng hồ sơ hay thông tin về việc thay đổi địa chỉ nên gửi đến:

National Visa Center
32 Rochester Avenue, Portsmouth
NH 03801-2909.
Khoảng hai tuần, sau khi nhận giấy báo chấp thuận (I-797), người bảo lãnh hay người được bảo lãnh có thể liên hệ với National Visa Center để xem NVC nhận được hồ sơ chấp thuận từ USCIS chưa.

 Bước 3:
National Visa Center chuyển hồ sơ bảo lãnh về cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Khoảng từ 5 đến 7 ngày sau khi National Visa Center chuyển hồ sơ cho Lãnh sự quán, người được bảo lãnh có thể liên hệ với Lãnh sự quán ở số điện thoại để xem Lãnh sự quán nhận được hồ sơ từ National Visa Center hay chưa.

Khi biết được National Visa Center đang chuyển hồ sơ về cho Lãnh sự quán, người bảo lãnh nên lập mẫu bảo trợ tài chánh I-134 để gởi về cho người được bảo lãnh. Riêng về người được bảo lãnh thì nên tiến hành những giấy tờ theo như yêu cầu trên trang Web của Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh: [tại đây].

 Bước 4:
Khi Lãnh sự quán nhận được hồ sơ gốc được chuyển từ National Visa Center, Lãnh sự quán sẽ hoàn tất một số thủ tục hành chánh và gửi bộ hướng dẫn (Instruction Package) cho người được bảo lãnh khoảng 2 tháng sau khi nhận đưiợc hồ sơ từ National Visa Center. Trong bộ hướng dẫn, sẽ có những mẫu: DS-156, DS-156K và DS-230 Phần I. Bạn có thể [nhấn vào đây] để lấy bản tiếng Việt của mẫu DS-156.

 Bước 5:
Khi người được bảo lãnh báo cho Lãnh sự quán biết họ đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn, Lãnh sự quán sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn khoảng 3 tháng sau và gửi thư mời phỏng vấn (Appointment Package). Trong đó, có hướng dẫn để người được bảo lãnh thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn. Người được bảo lãnh phải hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị giấy tờ được yêu cầu trước buổi phỏng vấn.

 Bước 6:
Người được bảo lãnh đến Lãnh sự quán để phỏng vấn theo ngày được ghi trong thư mời. Người bảo lãnh không được tham dự phỏng vấn. Các viên chức phỏng vấn người được bảo lãnh bằng tiếng Việt. Nếu người được bảo lãnh không hiểu được các câu hỏi của viên chức phỏng vấn, nhân viên bản xứ tại Lãnh sự quán sẽ thông dịch cho người được bảo lãnh. Nếu người được bảo lãnh hội đủ điều kiện để được cấp visa tại buổi phỏng vấn, thông thường visa sẽ được cấp vào ngày làm việc tiếp theo.

Người được phỏng vấn nên mang theo nhiều chứng từ để chứng minh quan hệ chân thật giữa mình và người bảo lãnh. Những chứng từ đó là: thư từ, email, hóa đơn điện thoại, biên lai nhận và chuyển tiền, hình ảnh chụp chung của hai ngườI ở những thời điểm khác nhau v.v…

 Bước 7:
Nếu được cấp visa, người được bảo có 6 tháng để vào Mỹ kể từ ngày được cấp visa. Khi đặt chân đến một cửa khẩu ở Mỹ, người được bảo lãnh sẽ nhận được mẫu I-94 (Arrival / Departure Record hay Phiếu xuất nhập cảnh).


Bước 8:
Sau khi qua đến Mỹ, người được bảo lãnh nên tranh thủ đến văn phòng địa phương của Social Security để làm đơn xin thẻ Social Security Number. Những giấy tờ cần nộp là: mẫu I-94 và hộ chiếu còn hiệu lực.

Muốn biết văn phòng địa phuơng của Social Security

 Bước 9:

Người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn xin đăng ký kết hôn. Hai người phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi người được bảo lãnh đến Mỹ. Nếu kết hôn sau 90 ngày, hai người phải nộp thêm đơn I-130 lúc người được bảo lãnh nộp đơn I-485 xin điều chỉnh qui chế.

Bước 10:
Sau khi đã có giấy kết hôn, người được bảo lãnh trở lại văn phòng Social Security với giấy kết hôn để đổi họ nếu người được bảo lãnh là phái nữ.

Bước 11:
Người được bảo lãnh nộp đơn xin điều chỉnh qui chế. Người được bảo lãnh nên tranh thủ nộp đơn xin điều chỉnh qui chế càng sớm càng tốt. Người được bảo lãnh sẽ bị xem là ở quá thời hạn nếu visa K-1 hết hạn mà vẫn chưa nộp đơn xin điều chỉnh qui chế.

Visa di dân vào Mỹ - Những câu hỏi thường gặp


1. Đơn bảo lãnh diện gia đình của tôi đã được chấp thuận. Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?
Sau khi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận đơn bảo lãnh, USCIS sẽ chuyển đơn bảo lãnh được chấp thuận cho National Visa Center (NVC) ở Portsmouth, New Hampshire.

2. Vai trò của National Visa Center là gì?
National Visa Center trực thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ giữ đơn bảo lãnh được chấp thuận cho đến khi hồ sơ đến lượt được giải quyết để được cấp visa bởi nhân viên lãnh sự Hoa Kỳ ở nước ngoài. Đơn bảo lãnh có thể được lưu giữ tại National Visa Center trong vòng nhiều tháng hay nhiều năm tùy theo diện bảo lãnh và tùy theo quốc gia nơi sanh đẻ của đương đơn xin visa. Khi ngày ưu tiên của người được bảo lãnh sắp đến lượt được giải quyết, National Visa Center gửi cho người bảo lãnh hóa đơn 88 $ cho lệ phí xử lý mẫu đơn bảo trợ tài chánh I-864 (Affidavit of Support Under Section 213A of the Act) và gửi cho người được bảo lãnh mẫu đơn DS-3032 chỉ định người trung gian (Choice of Address and Agent). Sau khi nhận được lệ phí xử lý mẫu đơn I-864, National Visa Center sẽ gửi mẫu I-864 và hướng dẫn cho người bảo lãnh. Sau khi nhận được mẫu DS-3032 của đương đơn, National Visa Center sẽ gửi hóa đơn 404 $ lệ phí visa di dân cho người trung gian chỉ định trên mẫu DS-3032. Sau khi nhận được lệ phí visa di dân, National Visa Center sẽ gửi bộ Instruction Package for Immigrant Visa Applicants (Bộ hướng dẫn cho những đương đơn xin thị thực di dân) cho người trung gian.

Bạn hay người trung gian phải theo đúng những lời hướng dẫn trong bộ Instruction Package for Immigrant Visa Applicants. Nếu bạn hay người trung gian không làm đúng theo hướng dẫn thì hồ sơ của bạn có thể bị chậm trễ. Sau khi duyệt xét xong hồ sơ của bạn, National Visa Center sẽ lên lịch phỏng vấn và gửi thư báo ngày phỏng vấn cho bạn. Đồng thời, National Visa Center cũng sẽ chuyển hồ sơ của bạn cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.


3. Ngày ưu tiên là ngày gì?
Ngày ưu tiên là ngày mà Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nhận được đơn bảo lãnh.

4. Làm sao tôi biết ngày ưu tiên của tôi?
Ngày ưu tiên được ghi trên thư mang tên là Notice of Action mà USCIS gửi cho người bảo lãnh. Diện người thân trực hệ (người hôn phối của công dân Mỹ [IR-1, CR-1 hay K-3], con dưới 21 tuổi của công dân Mỹ [IR-2], cha mẹ của công dân Mỹ [IR-5]) và diện hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ (K-1) không có ngày ưu tiên vì không bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa. Hầu như tất cả các diện khác đều có ngày ưu tiên.


5. Tôi phải làm cách nào để có thể kiểm tra ngày ưu tiên của tôi?
Hàng tháng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đăng danh sách những ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết dưới tên Visa Bulletin (Lịch cấp visa). Bạn có thể tìm thấy lịch cấp visa hiện tại cùng những lịch cấp visa được lưu trữ ở trang Web http://travel.state.gov/visa/frvi/bulle ... _1360.html.


6. Tôi có quốc tịch Mỹ và đang sống ở Việt Nam trên 6 tháng. Làm sao tôi có thể nộp đơn bảo lãnh I-130 cho người thân của tôi?
Nếu bạn đã sống ở Việt Nam tối thiểu từ 6 tháng trở lên và nếu bạn muốn bảo lãnh người thân trực hệ của bạn, tức những diện như CR1/IR1 (người hôn phối của công dân Mỹ), CR2/IR2 (con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ), hay IR5 (cha mẹ của công dân Mỹ), bạn có thể nộp đơn bảo lãnh I-130 cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM qua đường bưu điện hay bằng cách đích thân mang hồ sơ đến tận nơi.

7. Tôi sắp sửa nộp đơn bảo lãnh cho con tôi. Tôi có bắt buộc phải cư trú ở Mỹ để nộp đơn bảo lãnh không?
Bạn không cần phải cư trú ở Mỹ để có thể nộp đơn bảo lãnh. Tuy nhiên, ngoài đơn bảo lãnh I-130, bạn sẽ cần phải nộp mẫu bảo trợ tài chánh I-864 trong tương lai. Để có thể nộp mẫu bảo trợ tài chánh, bạn cần phải hoặc là cư trú ở Mỹ hoặc là có ý định trở về Mỹ cư trú ở thời điểm con bạn nhập cư vào Hoa Kỳ.

8. Nếu tôi không có ý định trở về Mỹ cư trú thì sao?
Nếu bạn không có ý định trở về Mỹ cư trú thì con bạn sẽ không thể nhập cư vào Mỹ với đơn bảo lãnh của bạn. Con bạn sẽ cần phải nộp đơn xin di dân theo diện visa khác.

9. Những người được con cái là công dân Mỹ bảo lãnh có được kèm theo những người con khác không?
Diện người thân trực hệ (IR) không có thành viên đi kèm. Diện cha mẹ của công dân Mỹ là diện IR-5. Do đó, họ không thể kèm theo những người con khác trong hồ sơ của họ, bất kể tuổi của những người con đó. Người công dân Mỹ đó có thể bảo lãnh cho anh chị em của mình, nhưng hồ sơ bảo lãnh anh chị em sẽ phải chờ lâu.

10. Cha mẹ tôi bảo lãnh cho tôi. Tôi có thể kết hôn không?
Nếu cha mẹ bạn là thường trú nhân Hoa Kỳ thì bạn phải độc thân cho đến khi bạn nhập cảnh vào Mỹ với visa di dân. Sau khi bạn trở thành thường trú nhân Mỹ, bạn có thể kết hôn mà vẫn giữ được qui chế thường trú nhân.

Nếu cha mẹ bạn là công dân Hoa Kỳ thì bạn có thể kết hôn. Tuy nhiên, diện của bạn sẽ chuyển từ F1 qua F3. Trong diện F3, người hôn phối và con của bạn có thể kèm trong đơn bảo lãnh.


11. Tôi có thể nhập cảnh vào Mỹ ở một thành phố khác với nơi tôi khai trong mẫu DS-230 không?
Được.

12. Tôi phải làm cách nào để thay thế thẻ xanh (I-551) bị mất, bị ăn cắp hay hết hạn?
Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) cấp thẻ xanh (I-551) trong nước Mỹ. Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ không cấp thẻ xanh khác để thay thế. The xanh khác chỉ có thể xin ở trong nước Mỹ ở USCIS.

Nếu bạn ở ngoài Hoa Kỳ và thẻ xanh của bạn bị mất, bị mất hay bị ăn cắp và bạn không ở ngoài Hoa Kỳ quá 365 ngày (nếu bạn đã ở ngoài Hoa Kỳ quá một năm thì có thể bạn đã mất qui chế thường trú nhân), bạn có thể xin Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ cấp cho bạn thư lên máy bay để trở về Mỹ.

13. Tôi là thường trú nhân Hoa Kỳ và sanh con ngoài nước Mỹ. Làm thế nào để tôi có thể trở về Mỹ với con tôi?
Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ có thể cấp cho con bạn thư lên máy bay nếu:

a) Bạn sanh con sau khi được cấp visa nhưng trước khi bạn đi Mỹ với visa đó.

b) Bạn là thường trú nhân Hoa Kỳ và bạn sanh con trong thời gian bạn tạm trú ở nước ngoài với điều kiện là con bạn dưới 2 tuổi và bạn chưa trở về Mỹ kể từ khi sanh xong.

Trong trường hợp cha của trẻ có quốc tịch Mỹ thì trước tiên bạn phải xem trẻ có thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước hay không. Bạn có thể vào trang Web http://vietnamese.hochiminh.usconsulate ... h/acs.html để xem thủ tục xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước.

14. Tôi là thường trú nhân Hoa Kỳ và đã ở ngoài nước Mỹ trên một năm. Tôi có thể trở về Mỹ sinh sống không?
Trong đa số trường hợp, những thường trú nhân ở ngoài Hoa Kỳ trên một năm sẽ mất qui chế thường trú nhân. Họ phải làm đơn để xin phép được nộp đơn xin visa thường trú nhân trở về Mỹ (SB-1), nhưng phải thuyết phục được nhân viên lãnh sự rằng lý do vắng mặt lâu ở Mỹ nằm ngoài sự kiểm soát của họ.

15. Tôi là thường trú nhân Hoa Kỳ và tôi muốn ở lâu dài ngoài Hoa Kỳ. Tôi có thể xin giấy phép tái nhập cảnh không?
Giấy phép tái nhập cảnh chỉ được cấp bởi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ. Bạn có thể vào trang Web http://www.uscis.gov để biết thêm thông tin. Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ không thể giúp bạn trong tiến trình xin giấy phép tái nhập cảnh.

16. Tôi có thể đi du lịch ở Mỹ trong thời gian đơn xin visa di dân của tôi đang được xử lý không?
Nếu bạn muốn thường trú tại Mỹ, bạn cần phải chờ cho đến khi đươc cấp visa di dân hay visa diện hôn phu/hôn thê. Tuy nhiên, nếu bạn muốn qua Mỹ tham quan tạm thời và sẽ trở về nước thường trú của bạn sau thời gian tham quan, bạn có thể hội đủ điều kiện để xin visa du lịch (B-2). Đế được cấp visa B-2, bạn phải chứng minh với nhân viên lãnh sự rằng bạn không có ý định di dân qua Mỹ cho đến sau khi hoàn tất tiến trình visa di dân đang tiến triễn. Vì những lý hiển nhiên đó, điều nói trên thường khó chứng minh được.

17. Tôi có thể trả lệ phí đơn xin visa ở đâu?
Những đương đơn visa di dân phải trả lệ phí 404 $ US cho việc xử lý đơn xin visa di dân. Đa số đương đơn trả lệ phí này trực tiếp cho National Visa Center trước khi hồ sơ của họ được chuyển cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM. Nếu đương đơn chưa trả lệ phí này trong ngày phỏng vấn thì phải trả lệ phí này cho người thâu ngân trước khi phỏng vấn. Tất cả đương đơn diện K phải trả lệ phí 350 $ US ở ngân hàng Citibank trước ngày phỏng vấn.

18. Con tôi sắp sửa 21 tuổi, nhưng ngày ưu tiên của tôi chưa đến lượt được giải quyết. Tôi có thể xin phỏng vấn sớm để con tôi hội đủ tiêu chuẩn xin visa không?
Luật di trú của Hoa Kỳ không cho phép nhân viên lãnh sự cấp visa cho bất kỳ ai mà ngày ưu tiên chưa đến lượt được giải quyết. Khi ngày ưu tiên của bạn đến lượt được giải quyết, nhân viên lãnh sự sẽ xét xem Đạo luật CSPA có thể áp dụng cho con bạn không. Nếu con bạn hội đủ điều kiện, cháu sẽ được cấp visa mặc dù quá 21 tuổi. Nếu con bạn không hội đủ điều kiện để được bảo vệ bởi Đạo luật CSPA và quá 21 tuổi trước ngày bạn phỏng vấn thì bạn sẽ cần phải nộp đơn bảo lãnh cho cháu theo diện F2B sau khi bạn di dân qua Mỹ và nhận được thẻ xanh. Đương đơn diện F2B phải độc thân cho đến khi nhập cảnh vào Mỹ.

19. Điều gì sẽ xảy ra nếu đơn bảo lãnh nộp bởi một thường trú nhân (diện F2A hay F2B0 và sau đó, người bảo lãnh nhập quốc tịch Mỹ trước khi đương đơn được gọi phỏng vấn?
Khi người bảo lãnh nhập quốc tịch Mỹ, đơn bảo lãnh diện F2A (người hôn phối hay con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân Mỹ) sẽ tự động chuyển sang diện IR1 (người hôn phối của công dân Mỹ) hay diện IR2 (con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ). Những diện này do không bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa hàng năm sẽ qua Mỹ nhanh hơn nếu hội đủ tiêu chuẩn để được cấp visa.

Tuy nhiên, vì những đơn bảo lãnh diện IR không cho phép người đi kèm, do đó trẻ đi kèm trong đơn bảo lãnh diện F2A của cha hay mẹ phải có đơn bảo lãnh diện IR2 nộp riêng cho họ nếu người bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ. Những người bảo lãnh diện F2A khi nhập tịch phải nhớ nộp đơn bảo lãnh diện IR2 cho những người con của họ nếu họ không nộp những đơn bảo lãnh riêng biệt cho từng người lúc ban đầu.

Đối với những đương đơn diện F2B (con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân Mỹ), đơn bảo lãnh diện F2B sẽ tự động chuyển sang diện F1 (con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ), nhưng vẫn giữ lại ngày ưu tiên trong hồ sơ bảo lãnh diện F2B, khi người bảo lãnh nhập quốc tịch Hoa Kỳ.

20. Hôn phu/hôn thê của tôi đã nộp đơn bảo lãnh cho tôi. Con tôi có thể đi cùng tôi qua Mỹ không?
Con độc thân dưới 21 tuổi của những đương đơn diện K1 có thể được hưởng phúc lợi về di trú từ đơn I-129F và do đó có thể được cấp visa K2.

21. Người bảo lãnh của tôi hiện đang về hưu hay thất nghiệp. Họ có cần phải nộp mẫu bảo trợ tài chánh I-864 không?
Có. Tất cả người bảo lãnh phải chấp nhận trách nhiệm pháp lý về việc hỗ trợ tài chánh cho những thành viên gia đình mà họ bảo lãnh một khi những người này đến Mỹ. Bạn chấp nhận trách nhiệm này và trở thành người bảo trợ của những người thân của bạn bằng cách điền và ký tên trên mẫu bảo trợ tài chánh I-864 hay I-134 tùy theo loại visa.

Nếu người bảo lãnh của bạn không hội đủ điều kiện tài chánh cần thiết để làm người bảo trợ duy nhất, họ có thể nhờ người thân hay bạn bè làm người đồng bảo trợ. Những người đồng bảo trợ này cũng phải nộp mẫu bảo trợ tài chánh của chính họ. Xin lưu ý là những người đồng bảo trợ nộp mẫu I-864 chấp nhận cùng trách nhiệm pháp lý về việc hỗ trợ tài chánh cho những người được bảo lãnh.

22. Tôi đang sống dựa trên trợ cấp xã hội. Tôi có thể bảo lãnh người thân của tôi không?
Với tư cách người bảo lãnh, bạn cần phải nộp mẫu I-864 cho dù hiện tại bạn không có lợi tức nào cả. Trợ cấp xã hội của bạn có thể tính vào lợi tức của bạn. Nếu bạn không hội đủ điều kiện tài chánh thì bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè của bạn làm người đồng bảo trợ.

23. Tôi là sinh viên học sinh. Tôi không cần phải khai thuế, đúng không?
Nếu bạn đi làm trong lúc học, dù chỉ là đi làm bán thời gian, bạn có thể cần phải khai thuế. Bạn nên vào trang Web http://www.irs.gov của Internal Revenue Service (Sở thuế) để biết thêm chi tiết.


24. Tôi làm việc ngoài nước Mỹ. Tôi có cần phải khai thuế không?
Công dân và thường trú nhân Mỹ làm việc ở nước ngoài cần phải khai thuế cho Sở thuế, khai báo lợi tức khắp nơi trên thế giới, mặc dù lợi tức nước ngoài không bị thuế Hoa Kỳ.

25. Tôi mới biết rằng tôi phải khai thuế, nhưng tôi đã không khai thuế. Tôi có còn đủ tiêu chuẩn để làm người bảo trợ hay người đồng bảo trợ không?

- Bạn có thể khai thuế trễ hay khai thuế bổ sung. Sau đó, bạn nộp bản sao của giấy thuế khai trễ hay giấy thuế bổ sung. Khi nào mà bạn chưa khai thuế trễ hay khai thuế bổ sung của năm mà bạn cần phải khai thuế và khi nào mà Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ chưa nhận được bản sao của giấy thuế khai trễ hay giấy thuế bổ sung thì mẫu bảo trợ tài chánh vẫn bị xem là thiếu và Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ không thể cấp visa.


26. Tôi biết rằng theo luật, tôi không cần phải khai thuế cho ba năm cuối cùng? Tôi phải làm gì?

- Bạn phải giải thích lý do tại sao bạn không cần phải khai thuế khi nộp mẫu I-864.


27. Tôi có một cơ sở kinh doanh. Tôi phải nộp giấy thuế cá nhân hay giấy thuế của cơ sở kinh doanh?

- Bạn phải nộp giấy thuế cá nhân. Nhân viên lãnh sự chỉ nhận giấy thuế cá nhân vì cá nhân bảo lãnh cho những đương đơn xin visa di dân chứ không phải cơ sở kinh doanh.


28. Tôi làm thế nào để có thể xin lý lịch tư pháp ở một nước khác? Văn phòng Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ có thể giúp tôi xin lý lịch tư pháp ở nước khác không?
- Bạn nên liên hệ trực tiếp với công an ở nước mà bạn muốn xin lý lịch tư pháp. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc liên hệ vói công an, bạn có thể liên hệ với Đại sứ quán hay Lãnh sự quán của nước đó tại Việt Nam để hỏi thăm thông tin về việc xin lý lịch tư pháp. Bạn cũng có thể liên hệ với Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó để nhờ họ thay mặt bạn liên lạc với công an. Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ không thể giúp bạn xin lý lịch tư pháp ở nước khác.


29. Tôi phải làm gì để xin chuyển hồ sơ của tôi từ Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM đến một Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước khác?
- Để Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM chuyển hồ sơ của bạn cho một nơi khác, Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ nơi nhận hồ sơ phải làm đơn xin Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM. Thí dụ, nếu bạn đang định cư ở thành phố Tokyo, Nhật Bản và nếu bạn muốn hồ sơ của bạn chuyển cho Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Tokyo thì bạn phải liên hệ với Đại sứ quán ở nơi đó. Nếu họ bằng lòng nhận hồ sơ của bạn, họ sẽ làm đơn cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM và nơi đây sẽ chuyển hồ sơ cho họ.



30. Tôi dự định kết hôn với một công dân Mỹ và qua Mỹ định cư. Tôi phải làm gì?

- Nếu hai người dự định kết hôn bên Mỹ thì người công dân Mỹ phải nộp đơn I-129F cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để bảo lãnh bạn theo diện K-1 (hôn phu/hôn thê). Sau khi USCIS chấp thuận đơn bảo lãnh, USCIS sẽ chuyển đơn cho Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ có thẩm quyền. Về cơ bản, visa diện hôn phu/hôn thê cho phép bạn nhập cảnh vào Mỹ để kết hôn. Bạn phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi đến Mỹ. Sau khi kết hôn xong, bạn phải nộp đơn cho USCIS để xin thay đổi tình trạng di trú. Trong thời gian này, bạn không được rời khỏi Mỹ cho đến khi hoàn tất tiến trình di dân và được chấp nhận cho thường trú tại Hoa Kỳ.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

Lưu Ý khi Điền Mẫu I-130 Bão Lãnh Vợ hoặc Chồng

Cả công dân Mỹ hay thường trú nhân đều có thể bảo lãnh cho người hôn phối của mình. Khi điền đơn I-130 bảo lãnh bạn nhớ những điều sau đây:

1. Điền tất cả các phần. Phần nào không áp dụng thì bạn ghi (Not Applicable) hay (NA).

2. Ghi tên họ đầy đủ khi có khung yêu cầu. Không ghi tên tắt.

3. Ngày phải ghi theo dạng tháng/ngày/năm. Ngày 20 tháng 3 năm 2011 thì phải ghi là 03/20/2011

4. Nộp một mẫu đơn G-325A cho bạn và một mẫu đơn G-325A cho người hôn phối.

5. Mẫu đơn G-325A của bạn thì bạn ký tên và mẫu đơn G-325A của người hôn phối thì người hôn phối ký tên.

 Những giấy tờ phụ mà bạn gửi kèm theo mẫu I-130:
- USCIS chấp nhận bản sao. Nếu bạn gửi bản chánh thì họ sẽ lưu lại trong hồ sơ. Còn nếu bạn gửi bản sao thì nếu họ cần bản chánh, họ sẽ liên lạc với bạn.

(Giấy tờ không phải bằng tiếng Việt hay Tiếng Anh phải được dịch sang tiếng Anh với tên họ, địa chỉ của người dịch và người dịch phải xác nhận đã dịch đúng với bản chánh)
- Giấy chứng nhận quốc tịch hay bản sao hai mặt của thẻ xanh.

- Giấy khai sanh của người hôn phối. Bạn có thể nộp kèm giấy khai sanh của bạn mặc dù họ không đòi hỏi.

- Giấy đăng ký kết hôn.

- Giấy chứng nhận ly hôn hay giấy chứng tử (nếu bạn đã có một đời vợ hay một đời chồng trước).

- Hai tấm hình màu khổ chụp hộ chiếu. (một tấm cho bạn và một tấm cho người hôn phối).

- Chứng từ về quan hệ giữa hai người. Bạn nên nộp một tờ tường trình quan hệ trong đó bạn khai hoàn cảnh, môi trường và thời gian bạn quen biết với người hôn phối và kể lại một vài biến cố quan trọng trong quan hệ giữa hai người. Tờ tường trình đó nên kèm theo hình ảnh chụp chung hai người ở những thời điểm khác nhau trong thời gian quan hệ giữa hai người.

- Lệ phí. Về lệ phí, bạn nên vào trang Web: Bảng lệ phí của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để biết lệ phí hiện hành.
WebRep Overall rating   

Diện Bảo Lãnh Anh- Chị- Em


Muốn bảo lãnh diện này thì bắt buộc phải có Quốc Tịch Mỹ mới tiến hành hồ sơ bảo lãnh:

F4: Người có quốc tịch, ít nhất 21 tuổi, bảo lãnh cho anh chị em ở nước ngoài. Diện này không phân biệt người được bảo lãnh về mặt tuổi tác và tình trạng hôn nhân.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Phải làm gì khi hồ sơ Hôn Thê- Hôn Phu bị từ chối?


(Bài viết này của tác giả Lê Minh Hải, đuọc đăng trên báo Trẻ số 41, phát hành ngày 2/17/2011 tại OK,USA. Nhận thấy sự có ích của bài báo nên minhdung mạn phép tác giả để đăng lại ở diễn đàn Việt Di Dân này, những mong giúp thêm chút ít kiến thức cho những người đang cần đến nó. MD)

Trong quá khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê- hôn phu sẽ được phỏng vấn nhah hơn. Sự suy nghĩ này hiện nay không còn đúng nữa. Các diện bảo lãnh vợ-chồng và diện hơn thê-hôn phu hiện nay được duyệt xét với thời gian gần như ngang nhau bởi sở di trú và Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC).

Điều thực tế là diện hôn thê- hôn phu đòi hỏi ít giấy tờ hơn, kể cả ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam. Nhưng ở khía cạnh khác, diện vợ-chồng dễ thuyết phục nhân viên lãnh sự hơn diện hôn thê- hôn phu.

Một thính giả thường nghe chương trình hội thoại của Văn phòng Tham vấn Robert Mullins International, đã viết thư cho chúng tôi xin ý kiến về hồ sơ bảo lãnh của anh. Anh từng nhờ một văn phòng dịch vụ khác phụ trách hồ sơ bảo lãnh của hôn thê, và kết quả là đơn xin chiếu khán (visa) của vị hôn thê bị Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam từ chối. Duyệt qua hồ sơ của anh, chúng ta có thể biết những lý do từ chối như sau:

Lý do thứ nhất: tòa lãnh sự nói rằng người hôn thê không biết những dữ kiện căn bản về người hôn phu (tức người bảo lãnh) và cuộc sống của anh ta ở Hoa Kỳ. Có thể cô ta không biết anh ta làm nghề gì, có bao nhiêu người sống chung trong một nhà, hoặc lương bổng của anh ta bao nhiêu...
Lý do thứ hai: người hôn thê (tức người được bảo lãnh) không bàn những dự tính kết hôn trong tương lai. Có thể hai người đợi việc bàn tính kết hôn sau khi hôn thê đến Hoa Kỳ, nhưng nếu thiếu một chương trình kết hôn được bàn tính sẽ không có lợi trong cuộc phỏng vấn.
Lý do thứ ba: Cả hai người nộp 10 tấm thiệp được cho là bằng chứng cụ thể liên lạc trong suốt thời gian ba năm quen biết. Hiển nhiên, các bằng chứng này không đủ để thuyết phục bất cứ ai về một mối quan hệ trong sáng. Một hồ sơ thành công đòi hỏi một số lượng bằng chứng liên lạc đầy đủ qua emails, thư từ, điện thoại...
Lý do thứ tư: Hình ảnh chụp chung không thể hiện hai người ở chung với nhau quá ba hay bốn ngày. Cả hai chỉ có hình chụp chung với nhau chỉ trong một chuyến về Việt Nam của người bảo lãnh. Không có hình ảnh nào cho thấy hai người làm Lễ Đính Hôn.
Lý do thứ năm: Không có bằng chứng nào cho thấy người bảo lãnh về thăm Việt Nam nhiều lần hơn để tổ chức Lễ Đính Hôn. Đây là điểm yếu nhất của hồ sơ nên về Việt Nam ít nhất hai hoặc ba lần trong một năm để sống với người yêu của họ.
Trong trường hợp kể trên, Tòa Lãnh Sự đã quyết định trả hồ sơ bảo lãnh cho sở di trú Hoa Kỳ để “duyệt xét và có thể huỷ bỏ”. Làm sao đoi tình nhân kể trên có thể tránh kết quả buồn bã này?
Trong bất cứ hồ sơ di dân nào, điều quan trọng là nên khởi sự với sự hướng dẫn của một văn phòng dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín. Văn phòng này có thể đề nghị hai người tạm hoãn việc nộp đơn bảo lãnh cho sở di trú cho đến khi có đủ bằng chứng thể hiện mối quan hệ trong sáng.
Hỏi đáp:
Hỏi: Với hồ sơ vừa trình bày, hai người có thể làm gì để thuyết phục Lãnh sự rằng mối quan hệ của họ là trong sáng?
Đáp: Cả hai đã làm sai mọi thứ, hay chúng ta có thể nói rằng họ chẳng làm điều gì đúng cả. Không có chứng minh nào cho thấy đây là sự liên hệ trong sáng và nghiêm chỉnh, vì thế không có cách nào thuyết phục Tòa lãnh sự thay đổi quyết định từ chối của họ.
Hỏi: Trong trường hợp này, họ còn có cách nào khác không?
Đáp: Cách duy nhất họ có thể làm là kết hôn và nộp đơn bảo lãnh theo diện vợ chồng. Tuy nhiên, chỉ làm như thế thôi không thể bảo đảm Tòa lãnh sự sẽ chấp nhận. Cả hai sẽ phải chứng minh sự liên lạc thường xuyên và sự gắn bó trong mối quan hệ vợ chồng của họ.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

Diện Thường Trú Nhân ( Chỉ có thẻ xanh) được bảo lãnh:


 

. F2A: Hôn phối hoặc con độc thân dưới 21 tuổi.
. F2B: Con độc thân trên 21 tuổi.

Diện Fiancé(e) - Người đã có quốc tịch Mỹ bảo lãnh:


 

. K-1: Hôn phu, hôn thê.
. K-2: Con ghẻ, độc thân dưới 21 tuổi.
. K-3: Đã nộp I-130 bảo lãnh diện vợ chồng sau đó nộp tiếp I-129F để bảo lãnh theo diện Fiancé(e). Xem chi tiết
. K-4: Con đi theo diện K-3

Lưu ý: Diện K-1 là Non-immigrant Visa nhưng vẫn được xếp vào Immigrant Visa vì:
* Đương đơn phải kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày kể từ ngày người hôn phu hôn thê đến Hoa Kỳ.

* Người hôn phu hôn thê phải nộp đơn I-485 để chuyển sang tình trạng lưu trú lâu dài ở Hoa Kỳ sau khi kết hôn với người bảo lãnh (phải nộp hồ sơ xin thẻ xanh định cư sau khi đã kết hôn)

Bảo lãnh cho cha - mẹ:


 

. IR-5: Người con có quốc tịch Mỹ và ít nhất 21 tuổi được bảo lãnh cha hoặc mẹ ruột

Diện này không được đi kèm cho nên người con  phải mở  cho ba và mẹ  mỗi người 1 hồ sơ riêng.

Diện Con của US citizen.


 

Cha hoặc mẹ đã có quốc tịch Mỹ được bảo lãnh:

. CR-2: Con ghẻ, độc thân dưới 18 tuổi.
. IR-2: Con ruột, độc thân dưới 21 tuổi.
. IR-3: Con nuôi độc thân dưới 21 tuổi.
. IR-4: Con nuôi độc thân dưới 21 tuổi ở Mỹ.
. F-1: Con độc thân trên 21 tuổi.
. F-3: Con trên 21 tuổi đã lập gia đình.

Lưu ý:
. CR-2:Sẽ được cấp thẻ xanh có giá trị 2 năm. Trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn phải nộp Form I-751, Petition to Remove the Conditions of Residence để được thẻ xanh 10 năm.

. F-3: Nếu đương đơn chính li dị hoặc người vợ/chồng của đương đơn chính qua đời thì sẽ chuển qua F-1.

Diện Vợ hoặc chồng của US citizen


 

 

Được chia làm 2:

  . CR-1: Hôn nhân dưới 2 năm.
  . IR-1: Hôn nhân đã hơn 2 năm.

    Lưu ý: CR-1:
  *Sẽ được cấp thẻ xanh có giá trị 2 năm. Trong vòng 90 ngày trước khi thẻ xanh 2 năm hết hạn phải nộp Form I-751, Petition to Remove the Conditions of Residence để được thẻ xanh 10 năm.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Chọn đồ tắm thích hợp


    PN - Bơi lội là môn thể thao được nhiều chị em quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng tự tin khi diện đồ tắm. Đồ tắm thích hợp trước hết phải có tác dụng che giấu khuyết điểm, tôn vẻ đẹp và còn giúp bạn thoải mái khi vẫy vùng dưới nước. Hãy lưu ý những điều dưới đây để lựa chọn cho mình bộ đồ tắm thích hợp:
    1. Vóc dáng nhỏ bé, vai gầy, ngực nhỏ
    Nếu bạn e ngại vì thân hình nhỏ bé và khá “phẳng” của mình, hãy chọn những dạng áo tắm có in hoa văn to và có nhiều đường dún, xếp ly ở ngực và hông. Những đường dún tạo cảm giác cho ngực và hông bạn đầy đặn hơn. Tránh mặc áo tắm quá ôm, màu tối sẽ càng làm bạn trông gầy gò. Bạn cũng nên chọn những dạng áo tắm có miếng độn ngực để có thêm đường cong ở vòng một. Nếu bạn thích mặc bikini, hãy chọn dạng áo hình tam giác có dây đeo vai và có gọng nâng đỡ ngực.





2. Vóc dáng quả lê (vai gầy, hông lớn)
    Bạn có thể khoe đường cong của hông với những bộ bikini, nhưng lưu ý hãy chọn loại bikini có hoa văn nhỏ hay sọc dọc và màu tối ở phần hông. Kiểu đồ này sẽ giúp phần hông và đùi bạn nhỏ, cân đối hơn; hoa văn màu sáng ở phần ngực khiến ngực bạn trông nở nang. Áo tắm một mảnh cũng rất thích hợp với bạn. Tránh mặc đồ tắm dạng quần short vì chúng làm vòng hông bạn càng nở nang hơn.
    3. Vóc dáng đồng hồ cát (vai, hông lớn, eo nhỏ)
    Đây là vóc dáng lý tưởng để mặc đồ tắm. Những bộ bikini màu đen hay hồng cổ điển rất phù hợp với bạn. Điều bạn cần quan tâm là nên chọn màu sắc và kiểu dáng sao cho phần ngực bạn được tôn lên. Chọn những bộ bikini với cổ khoét sâu, hấp dẫn nếu bạn có bộ ngực tròn đẹp, hoặc bikini sáng màu, kín đáo hơn khi ngực bạn vốn “khiêm tốn”.
    4. Dáng ngực to, hông nhỏ
    Hãy “khoe” vòng một hấp dẫn của bạn với bộ áo tắm có cổ khoét sâu và khéo léo giấu khuyết điểm vòng ba bằng quần short hoặc quần tắm có nhiều màu và hoa văn to, sặc sỡ.
    5. Ngực và hông đều to
    Thích hợp nhất với bạn là áo tắm một mảnh với chất liệu vải dày, màu sậm. Chú ý áo tắm của bạn cần có chất liệu nâng đỡ ngực. Tránh mặc áo tắm dạng bikini hoặc áo tắm với phần ngực dạng tam giác sẽ khiến ngực bạn trông đồ sộ.

(theo báo phụ nữ online)