Trong quá khứ, nhiều người suy nghĩ rằng làm đơn bảo lãnh diện hôn thê- hôn phu (fiancée) tốt hơn là bảo lãnh diện vợ chồng vì diện hôn thê- hôn phu sẽ được phỏng vấn nhah hơn. Sự suy nghĩ này hiện nay không còn đúng nữa. Các diện bảo lãnh vợ-chồng và diện hơn thê-hôn phu hiện nay được duyệt xét với thời gian gần như ngang nhau bởi sở di trú và Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (gọi tắt là NVC).
Điều thực tế là diện hôn thê- hôn phu đòi hỏi ít giấy tờ hơn, kể cả ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam. Nhưng ở khía cạnh khác, diện vợ-chồng dễ thuyết phục nhân viên lãnh sự hơn diện hôn thê- hôn phu.
Một thính giả thường nghe chương trình hội thoại của Văn phòng Tham vấn Robert Mullins International, đã viết thư cho chúng tôi xin ý kiến về hồ sơ bảo lãnh của anh. Anh từng nhờ một văn phòng dịch vụ khác phụ trách hồ sơ bảo lãnh của hôn thê, và kết quả là đơn xin chiếu khán (visa) của vị hôn thê bị Tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Việt Nam từ chối. Duyệt qua hồ sơ của anh, chúng ta có thể biết những lý do từ chối như sau:
Lý do thứ nhất: tòa lãnh sự nói rằng người hôn thê không biết những dữ kiện căn bản về người hôn phu (tức người bảo lãnh) và cuộc sống của anh ta ở Hoa Kỳ. Có thể cô ta không biết anh ta làm nghề gì, có bao nhiêu người sống chung trong một nhà, hoặc lương bổng của anh ta bao nhiêu...
Lý do thứ hai: người hôn thê (tức người được bảo lãnh) không bàn những dự tính kết hôn trong tương lai. Có thể hai người đợi việc bàn tính kết hôn sau khi hôn thê đến Hoa Kỳ, nhưng nếu thiếu một chương trình kết hôn được bàn tính sẽ không có lợi trong cuộc phỏng vấn.
Lý do thứ ba: Cả hai người nộp 10 tấm thiệp được cho là bằng chứng cụ thể liên lạc trong suốt thời gian ba năm quen biết. Hiển nhiên, các bằng chứng này không đủ để thuyết phục bất cứ ai về một mối quan hệ trong sáng. Một hồ sơ thành công đòi hỏi một số lượng bằng chứng liên lạc đầy đủ qua emails, thư từ, điện thoại...
Lý do thứ tư: Hình ảnh chụp chung không thể hiện hai người ở chung với nhau quá ba hay bốn ngày. Cả hai chỉ có hình chụp chung với nhau chỉ trong một chuyến về Việt Nam của người bảo lãnh. Không có hình ảnh nào cho thấy hai người làm Lễ Đính Hôn.
Lý do thứ năm: Không có bằng chứng nào cho thấy người bảo lãnh về thăm Việt Nam nhiều lần hơn để tổ chức Lễ Đính Hôn. Đây là điểm yếu nhất của hồ sơ nên về Việt Nam ít nhất hai hoặc ba lần trong một năm để sống với người yêu của họ.
Trong trường hợp kể trên, Tòa Lãnh Sự đã quyết định trả hồ sơ bảo lãnh cho sở di trú Hoa Kỳ để “duyệt xét và có thể huỷ bỏ”. Làm sao đoi tình nhân kể trên có thể tránh kết quả buồn bã này?
Trong bất cứ hồ sơ di dân nào, điều quan trọng là nên khởi sự với sự hướng dẫn của một văn phòng dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín. Văn phòng này có thể đề nghị hai người tạm hoãn việc nộp đơn bảo lãnh cho sở di trú cho đến khi có đủ bằng chứng thể hiện mối quan hệ trong sáng.
Hỏi đáp:
Hỏi: Với hồ sơ vừa trình bày, hai người có thể làm gì để thuyết phục Lãnh sự rằng mối quan hệ của họ là trong sáng?
Đáp: Cả hai đã làm sai mọi thứ, hay chúng ta có thể nói rằng họ chẳng làm điều gì đúng cả. Không có chứng minh nào cho thấy đây là sự liên hệ trong sáng và nghiêm chỉnh, vì thế không có cách nào thuyết phục Tòa lãnh sự thay đổi quyết định từ chối của họ.
Hỏi: Trong trường hợp này, họ còn có cách nào khác không?
Đáp: Cách duy nhất họ có thể làm là kết hôn và nộp đơn bảo lãnh theo diện vợ chồng. Tuy nhiên, chỉ làm như thế thôi không thể bảo đảm Tòa lãnh sự sẽ chấp nhận. Cả hai sẽ phải chứng minh sự liên lạc thường xuyên và sự gắn bó trong mối quan hệ vợ chồng của họ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét