Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

PHẠM THIÊN THƯ VÀ "NGÀY XƯA HOÀNG THỊ"

Với nhiều người thì "Ngày xưa Hoàng thị" (kể cả thơ lẫn nhạc) từng là một tuyệt tác. Nhưng với chính nhà thơ Phạm Thiên Thư thì “đó chỉ là những kỷ niệm dĩ vãng, mối tình thoảng nhẹ vu vơ của thời trai trẻ”

Quê ông ở Kiến Xương- Thái Bình nhưng ông sinh ra ở Lạc Viên- Hải Phòng. Năm 1954, khi mới 14 tuổi, ông theo cha mẹ di cư vào miền Nam, ngụ tại căn nhà gần khu Tân Định- Sài Gòn.

“Tôi vẫn nhớ tới căn nhà những ngày ấy, đó là một căn nhà nhỏ nằm đằng sau chợ Tân Định. Cha tôi xin cho tôi học tại trường Trung học Văn Lang cách nhà chừng non một cây số. Tôi đã học hết tú tài ở đó”.

 


Ông nhớ lại: Cũng trong những năm học tú tài này, ông đã để ý một cô bạn học cùng lớp tên là Hoàng Thị Ngọ, cô gái đó quê gốc Hải Dương, ở gần nhà ông. Nhưng chỉ là để ý thôi chứ không dám ngỏ lời.

Hàng ngày, khi xếp hàng vào lớp, cô gái đứng ở đầu hàng bên nữ, nổi bật, mái tóc dài xoã trên bờ vai mảnh dẻ. Ông chỉ im lặng ngắm nhìn. Rồi khi tan trường, cô gái một mình trên đường về nhà, ông lại là kẻ lẽo đẽo theo sau.

"Cô ấy ôm cặp đi trước, tôi đi theo nhưng không dám lên tiếng. Trong bóng chiều tà, ánh nắng hắt qua hàng cây, cô ấy lặng lẽ bước, gây cho tôi những cảm xúc bâng khuâng khó tả. Cứ thế, tôi chỉ biết lặng lẽ đi theo sau cô ấy hàng ngày, giấu kín những cảm xúc của mình không cho bất cứ ai biết”.

Sau khi học xong tú tài, khác với nhiều người, Phạm Thiên Thư chọn cửa Phật làm chốn dừng chân. Ông theo học trường Phật học Vạn Hạnh, gửi hồn trong lời Kinh tiếng Kệ.

Thế nhưng mỗi khi đi ngang con đường một thủa, hình ảnh cô gái với mái tóc xoã ngang vai lại hiện về trong ông. Và trong một lần đắm chìm trong cảm xúc ấy, ông đã cầm bút viết lên bài thơ Ngày xưa Hoàng thị: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ - Chim non giấu mỏ - Dưới cội hoa vàng…”.

Ông tâm sự: “Đây không phải là bài thơ đầu tay của tôi. Cha tôi tuy làm nghề thuốc nhưng ông có làm thơ, tôi còn nhớ ông đã từng đạt giải Nhì về thơ do một tờ báo ở Hà Nội trao tặng.

Khi còn nhỏ tuổi tôi cũng đã làm vài bài thơ và được cha tôi khen. Nhưng tôi làm thơ chủ yếu để trải lòng mình chứ không làm thơ chuyên nghiệp.

Vì vậy mãi đến năm 1968, tôi mới tự xuất bản tập thơ đầu tiên. In ít thôi, chủ yếu để mình đọc và tặng một số bạn bè thân. Tôi chẳng muốn nhiều người biết về mình”.

“Thế khi nào mọi người mới biết tới những bài thơ của bác?”- Tôi hỏi.

Phạm Thiên Thư trả lời: “Ấy là khi chúng tôi nhờ nhạc sỹ Phạm Duy phổ nhạc 10 bài Đạo ca do tôi viết lời, Phạm Duy gặp và tình cờ đọc được tập thơ của tôi.

Tôi cũng không nghĩ nhạc sỹ lại thích bài thơ Ngày xưa Hoàng thị đến thế, ông đề nghị phổ nhạc bài thơ đó. Dĩ nhiên được một nhạc sỹ nổi tiếng như Phạm Duy để ý đến bài thơ của mình thì có gì hạnh phúc bằng.

Và tôi cũng bất ngờ nghe lại bài thơ của mình khi đã phổ nhạc. Nhạc sỹ đã tôn bài thơ lên rất nhiều qua những giai điệu nhạc bay bổng”.

Vào những năm 70, bài Ngày xưa Hoàng thị đã trở thành một hiện tượng tại miền Nam Việt Nam. Ca sỹ Thanh Thúy là người đầu tiên thể hiện bài hát này và sau đó nhiều ca sỹ khác cũng chọn bài Ngày xưa Hoàng thị để hát, tạo thành trào lưu.

Thậm chí báo chí Sài Gòn cũng vào cuộc, nêu câu hỏi “Nhân vật chính trong Ngày xưa Hoàng thị là ai?”. Một số người tự nhận mình là nhân vật của bài thơ, số khác thì phân tích bài thơ rồi cho rằng nhân vật chính trong bài thơ là cô A, cô B nào đó...

“Ngày đó báo chí cũng gặp tôi hỏi chuyện tôi nói rằng đó là cô Hoàng Thị Ngọ nhưng không biết tại sao nhiều người vẫn không tin”. Ông bảo.

Nhạc sỹ Phạm Duy còn phổ nhạc thêm một số bài thơ tình khác của ông như Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đoá tình sầu, Em lễ chùa này…

Căn nhà của ông giờ là một quán cà phê nhỏ mang tên “Hoa vàng”, có lẽ ông lấy từ bài “Đưa em tìm động hoa vàng” để đặt tên.

Quán nhỏ nhưng bài trí khá đẹp nên khá đông khách. Có lẽ ít ai vào quán lại để ý tới một ông già có dáng như một lão nông hay ngồi lặng lẽ trong góc nhà lại chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư.

Ông cười: “Thì tôi đâu dám nhận mình là nhà thơ”. Biết chúng tôi đang tìm hiểu về bài Ngày xưa Hoàng thị, cô con gái của ông tinh ý mở lại bản nhạc. Giọng ca của Thanh Thúy cất lên: “Em tan trường về- Đường mưa nho nhỏ…”

Ông buông bút, nhắm mắt. Có lẽ ông đang hồi tưởng về những ngày xa xưa, những ngày trên con đường trải nắng vàng, một chàng trai trẻ lẽo đẽo theo chân cô gái tên Ngọ có mái tóc dài xoã ngang vai… để rồi làm nên những vần thơ lung linh và xót xa đến thế.
(Trọng Thịnh theo Tiền Phong)

 Nhà Thơ Phạm Thiên Thư ( thêm một số tư liệu)

 PHẠM THIÊN THƯ tên thật Phạm Kim Long, sinh ngày 1-1-1940 xuất thân trong một gia đình Đông y. Quê cha: xã Đình Phùng, Kiên Xương, Thái Bình. Quê mẹ: xã Trung Mẫu, Từ Sơn, Bắc Ninh. Sinh quán: Lạc Viên, Hải Phòng. Trú quán: Trang trại Đá Trắng, Chi Ngãi, Hải Dương (1943-1951), Sài Gòn, TPHCM (1954- nay)

Từ 1964-1973: Tu sĩ PG, làm thơ. Năm 1973, đoạt giải nhất văn chương toàn quốc với tác phẩm Hậu Kiều - Đoạn trường Vô Thanh. Năm 1973 -2000: Nghiên cứu, sáng lập và truyền bá môn dưỡng sinh Điện công Phathata (viết tắt chữ Pháp -Thân - Tâm)

Tác phẩm đã in: Thơ Phạm Thiên Thư (1968); Kinh Ngọc (Thi hoá Kinh Kim Cương); Động Hoa Vàng (Thơ) 1971); Đạo ca (Nhạc Phạm Duy); Hậu Kiều - Đoạn Trường Vô Thanh, 1972; Kinh thơ (Thi hoá Kinh Pháp Cú); Quyên Từ Độ Bỏ Thôn Đoài (Thơ); Kinh Hiếu; Kinh Hiền (Thi hoá Kinh Hiền Ngu) gồm 12.000 câu lục bát; Ngày xưa người tinh (thơ); Trại Hoa Đỉnh Đồi (thơ) 1975.

Các nhạc bản: Ngày Xưa Hoàng Thị, Đưa em tìm động hoa vàng, Gọi em là đóa hoa sầu, Em lễ chùa này, Huyềnthạoi trên một vùng biển, Loài chim bỏ xứ (Nhạc Phạm Duy), Như cánh chim nay (Nhạc Cung Tiến), Guốc tía, Đôi mắt thuyền độc mộc (Nhạc Võ Tá Hân); Độc Huyền (Nhạc Nguyễn Tuấn), Động Hoa vàng (Nhạc Trần Quang LOng)....

Tác phẩm dự định xuất bản: Hát ru lịch sử (Trường ca lục bát); Bốn chục ngàn câu châm ngôn; Tự điển cười (24.000 bài tứ tuyệt - tiếu liệu pháp); Huyền ngôn tâm bút; Điện cong Phathata dưỡng sinh, Vua núi vua nước (Sơn Tinh Thủy Tinh)





NHÀ THƠ PHẠM THIÊN THƯ
 Người thi hoá kinh Phật

Nhà thơ Phạm Thiên Thư xuất hiện như một đạo sĩ xuống núi, ông trở thành người rao giảng về những Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ..., ông đã thi hóa Kinh Kim Cương Bát - Nhã của Phật giáo.

Trong lịch sử văn học, những nhà thơ Phật giáo, những thiền sư Việt Nam như Vạn Hạnh, Viên Chiếu, Khuông Việt, Không Lộ, Mãn Giác... đã góp phần không nhỏ làm phong phú, nâng cao giá trị cho văn học VN với những nét chấm phá ở mỗi thời điểm lịch sử tôn giáo và lịch sử dân tộc.

Bất ngờ xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng 1969 "Đoạn Trường Vô Thanh" của nhà thơ Phạm Thiên Thư với 3254 câu thơ được tác giả viết như là “hậu Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều)” của thi hào Nguyễn Du. Những năm tiếp theo, Nguyễn Du có Văn Chiêu Hồn thì Phạm Thiên Thư có Chiêu Hồn Ca. Phật giáo có Kinh Kim Cương, Kinh Hiền Ngu thì Phạm Thiên Thư cũng có Kinh Ngọc, Kinh Hiền, Kinh Thơ...

Nhà thơ họ Phạm này tuy xuất hiện khá muộn nhưng cũng đã đóng góp vào văn học khá nhiều tác phẩm, đặc biệt là những thi phẩm ở dạng khá độc đáo: thơ đạo! Một trong những tác phẩm ấy của Phạm Thiên Thư đã được giải thưởng Văn Học Toàn Quốc (miền Nam VN) vào năm 1971. Một số thơ của ông được phổ thành ca khúc đã mang lại một số đông công chúng yêu thích thơ ông: “Em lễ chùa này”, "Ngày Xưa Hoàng Thị", "Động Hoa Vàng", “Gọi Em Là Đóa Hoa Sầu”....

... Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng, ngủ say...
Ừ, thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu, nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông...

... Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan...

... Thì thôi! Tóc ấy phù vân
Thì thôi! lệ ấy còn ngần giang sương

... Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu...
(Động Hoa Vàng)


Thơ Phạm Thiên Thư cứ vấn vít nửa đời nửa đạo thật khác thường, làm cho độc giả ngẩn ngơ, bất ngờ. Nhân vật chính trong thơ là một ông sư lãng mạn như những chàng trai mới biết yêu:

...Em làm trang tôn kinh
Anh làm nhà sư buồn
Đêm đêm buồn tụng đọc
Lòng chợt nhớ vương vương
Đợi nhau từ mấy thuở
Tìm nhau cõi vô thường
Anh hóa thân làm mực
Cho vừa giấy yêu đương...
(Pháp Thân)

Tình yêu trong thơ Phạm Thiên Thư là những cảm xúc thánh thiện, kín đáo với một chút bẽn lẽn: yêu nhau mà không dám tay trong tay, vì sợ tình sẽ tan biến thành khói sương:


... Anh trao vội vàng
Chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở
Muôn thuở còn vương...



Thiền tâm biểu lộ bằng ngôn ngữ im lặng:

... Đôi mày là Phượng cất cao
đôi môi chín ửng khóe đào rừng mơ
tiếng nàng vỡ bạc thành thơ
tụng dòng Kinh tuệ trên tờ khói mây

... Dù mai lều cỏ chân trời
khói hương lò cũ khóc người trong thơ
em còn ửng má đào tơ
tóc xưa dù có bây giờ sương bay...

Đôi khi tình yêu nồng nàn đến nỗi “con vạc đậu bờ kinh” cũng ghẹo nhà sư ỡm ờ trần tục:

...Hỏi con vạc đậu bờ kinh
Cớ sao lận đận cái hình không hư
Vạc rằng: Thưa bác Thiên Thư
Mặc chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ...
(Động Hoa Vàng)

Thế giới thi ca Phạm Thiên Thư giúp chúng ta khám phá thêm những cửa ngõ mới lạ, phong phú về tôn giáo, tình yêu và thiên nhiên. Sau 30.4.1975 ông còn thực hiện cuốn Kinh Hồng ca ngợi chế độ mới. Sau đó là một giai đoạn nhà thơ lui về ở ẩn. Từ năm 1976 đến 1981, Phạm thi sĩ không “lên non tìm động hoa vàng” như Nguyễn Đức Sơn mà nhà thơ mở quán hớt tóc ở Lăng Cha Cả. Từ 1981 – 1983 ông bán tạp hoá, rượu thuốc, trà đá… ở đường Lý Chính Thắng. Sau 1983 Phạm Thiên Thư nghiên cứu về PHATHATA (Pháp, Thân, Tâm). Tiếp theo đó, ông được bác sĩ – nghệ sĩ Trương Thìn, Viện trưởng Viện Y học dân tộc mời về cộng tác với Viện. Trong suốt thời gian này, Phạm Thiên Thư vẫn lai rai cho đăng báo những bài thơ ngắn. Thỉnh thoảng đôi lần văn thi hữu cũng gặp ông đến dự họp ở Hội Nhà văn TPHCM. Phạm Thiên Thư thực sự hoà nhập trở lại với văn đàn khi trường ca "Đoạn Trường Vô Thanh" của ông được tái bản một cách trang trọng!
HÀ THI




NGỒI QUÁN CÀ PHÊ HOA VÀNG, HỎI CHUYỆN TÁC GIẢ: “NGÀY XƯA, HOÀNG THỊ”

 Thi sĩ Phạm Thiên Thư, tác giả của “Ngày xưa Hoàng thị” không “ngủ yên” như nhiều người vẫn nghĩ. Năm nay 66 tuổi, ông vẫn còn làm thơ và đã vượt qua đỉnh núi cao nhất là “đỉnh thơ” của chính mình khi hoàn tất một trường thiên thơ có độ dài bằng bộ sử thi Ấn Độ.

Trong cuộc trò chuyện ngay tại quán cà phê Hoa Vàng của thi sĩ, ông hớn hở “khoe” bài thơ tình mới nhất của mình và hứng khởi nói về thơ tình, những rung động đầu đời và những tâm sự riêng tư nhất.

- Trong những bài thơ tình đầu tiên và có thể nói là hay nhất của ông, ông luôn gọi nhân vật trữ tình là “người em nhỏ”. Nàng thơ đó là ai vậy, là một người hay nhiều người?

+ Nói một cũng được, mà nói nhiều người hay không là ai cả đều không sai. Đó là hiện thân cho cái đẹp nửa hư, nửa thực của cuộc đời này mà tôi luôn đi tìm.

- Hỏi thật, ông đã thực sự có tình yêu lớn với một “người em nhỏ” nào chưa?

+ Tình yêu với tôi chỉ là tình cảm man mác thôi. Nó chỉ đẹp khi còn giữ khoảng cách. Thời tôi nổi danh với “Ngày xưa Hoàng thị”, nhiều cô tuổi độ trăng tròn mê tôi, nhưng rồi tôi chỉ coi họ là bạn hay là một cái gì đó tương tự như vậy.

- “Ngày xưa Hoàng thị” có phải là bài thơ tình đầu tiên của ông?

+ Không. Bài thơ đó nổi tiếng và ra đời trong khoảng thời gian tôi mới chập chững bước vào làng thơ nên nhiều người đã nghĩ như vậy. Còn bài thơ tình đầu tiên chính là bài “Vết chim bay” tôi viết năm 24 tuổi, lúc đã bước vào cửa chùa.

Năm đó, khi trở lại ngôi chùa mà gần 10 năm trước tôi đã gặp một cô nữ sinh vào đó học bài, thì tình cờ nhìn thấy nét phấn trắng tôi viết tên hai đứa vẫn còn in trên gác chuông. Chúng tôi chỉ quen nhau độ một tuần, rồi tự dưng cô ấy “biến mất” nhưng tôi cứ nhớ hoài vì khuôn mặt đẹp, thánh thiện như hình tượng Quan Thế âm Bồ Tát của cô ấy.

Bâng khuâng chuyện cũ, tôi đã làm bài thơ này: “Ngày xưa anh đón em/ Nơi gác chuông chùa nọ/ Con chim nào qua đó/ Còn để dấu chân in… Anh một mình gọi nhỏ/ Chim ơi biết đâu tìm…”.

- Vì sao ông đã chọn cửa chùa để gửi cuộc đời mình vào đó và vì sao sau 10 năm lại chọn con đường hoàn tục?

+ Tôi vào chùa vì một biến cố cá nhân. Còn sau đó, khi đã trải qua ngần ấy năm trong cửa Thiền, tôi đã hiểu Thiền và quyết định hoàn tục với cái lý “người ta có thể tìm thấy chân lý của Thiền ngay trong cõi trần tục”.

- Ông đã từng nói mình trở thành nhà thơ là chuyện… đột dưng? Thời trẻ, ông đã ước vọng gì về tương lai?

+ Thời trẻ, bố tôi muốn tôi trở thành một người chiến sĩ có đủ chí khí và hiểu biết để phục vụ dân tộc. Nên lúc tôi mới 4 -5 tuổi, bập bẹ được câu (có thể nghe ai đó) “Đêm còn tối tít bóng anh hào”, và chỉ độc câu đó thôi, ông cụ khoái chí bảo “Tiếp nữa đi!”. Tôi lắc đầu.

Sau đó ông đã viết thêm 3 câu nữa để thành một bài thơ đầy nghĩa khí có ý kỳ vọng vào thằng con trai. Nhưng trước sau, tôi là một người nặng tình cảm, nên cuối cùng chả làm được gì thỏa nguyện ông cụ. Ngay từ 3 - 4 tuổi, tôi đã thấy thích cái cảm giác lâng lâng mỗi khi lên núi Phụng Hoàng, ngồi lặng hàng giờ nhìn ngắm đất trời mênh mông. Nếu bố tôi thấy cảnh này chắc ông tương tôi ngay.

- Thuở nhỏ, ông thích leo núi. Trong đời mình, ông đã chinh phục đỉnh núi nào đáng kể nhất?

+ Đó là “đỉnh thơ” Phạm Thiên Thư. Đến giờ này, tôi đã hoàn thành điều mà năm 20 tuổi mình đã ước nguyện là phải viết làm sao để tác phẩm của mình có thể sánh với những bộ sử thi đồ sộ của Ấn Độ xét về mặt… số lượng. Nếu hợp tác giữa nhà sách Cảo Thơm và tôi tiến triển tốt, toàn bộ tác phẩm của tôi sẽ được in, dung lượng tổng cộng lên đến 126.000 câu thơ.

- Ông là nhà thơ tình. Quan niệm của ông về tình yêu?

+ Chính tôi cũng không thể cắt nghĩa được tình yêu là gì. Nó có thể là một trạng thái tâm thần. Nhưng chính cái gì lung linh nhất lại là cái thật nhất. Có lẽ vì vậy mà trong đời mình, lúc hai người đã đi đến chỗ mến nhau thì tôi trốn chạy. Để còn cái gì luyến tiếc, rồi làm thơ!

- Trong “Động hoa vàng” ông đã vẽ nên một cảnh giới đầy huyễn mộng trong đó toàn sắc vàng của hoa và hoa. Ông bị ám ảnh màu vàng?

+ Ký ức là một thế giới tâm linh vĩnh cửu bất tuyệt. Thuở nhỏ, tôi thường theo bố tôi lên núi Phụng Hoàng, nơi ông mua hẳn nửa quả đồi để khai thác đá trắng. Trên đó có nhiều hoa dại màu vàng, vàng ngợp cả khu đồi đá trắng. Hồi đó, tôi thấy thích chứ không biết diễn đạt thế nào. Sau này, khi làm thơ, tôi chỉ khẽ lay động ký ức, rồi tự nó bật dậy.

- Sống giữa Sài Gòn đô hội và là người ít khi đi đâu xa, làm sao ông có thể viết nên những vần thơ đằm thắm và lung linh đến như vậy?

+ Có lẽ nhờ vào nguồn lực của Thiền. Mỗi lần cảm xúc đến, tôi khẽ nhắm mắt lại, thi tứ lại dâng tràn.

- Trong vòng 10 năm qua, ông có đến 30 đầu sách được in và tái bản. Ông đã dùng tiền nhuận bút vào việc gì?

+ Tôi chưa bao giờ sống bằng nhuận bút. Trong số sách đã tái bản và in mới, một phần có tiền của mẹ tôi, một phần của bạn bè bỏ ra giúp đỡ. Tiền phát hành được tôi dùng để đãi bạn bè cà phê!

- Khi về già, người ta thường sống trong hoài niệm. Ông có hay nhớ đến những “nàng thơ” của mình?

+ Tôi thường nghĩ về họ. Những người đẹp của lòng tôi thì dù đã thuộc về ai đó vẫn cứ nguyên khôi như thuở nào.

- Cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện thân tình này.



 TÌM RA HOÀNG THỊ... NGÀY XƯA?

 Dư luận trong giới thi văn hải ngoại gần đây đang xôn xao về việc "đã phát hiện ra bà Hoàng Thị Ngọ", nhân vật trữ tình trong bài thơ nổi tiếng "Ngày xưa Hoàng Thị" của nhà thơ Phạm Thiên Thư, bài thơ này càng nổi tiếng hơn sau khi được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trước 1975 ở Sài Gòn.

Sau khi có một phụ nữ tên Hoàng Dược Thảo tự nhận là Hoàng Thị Ngọ thì Tuần báo Việt ở Mỹ số 24, ra ngày 09.7.2005 đã đăng tải một bức thư của thi sĩ Phạm Thiên Thư do nhạc sĩ Phạm Duy chuyển cho báo chí, phủ nhận "nhân vật" đó - Gần đây nhất, khoảng giữa tháng 7, tại quận Cam, lại xuất hiện một người khẳng định rằng ông có liên hệ tới cô Hoàng Thị Ngọ "thứ thiệt". Tuy thực hư còn phải kiểm chứng nhưng xét thấy đây cũng là một câu chuyện khá thú vị về một thi phẩm Việt nổi tiếng, nên chúng ta hãy cùng theo dõi các thông tin dưới đây.

Hoàng Thị Ngọ được mô tả là một thiếu nữ gầy, dáng dấp tầm thước, mặt không đẹp lắm, thon thả một chút. Tóc Ngọ dài, chải thẳng ngược ra sau gáy, không rẽ ngôi. Khuôn mặt hơi dài và xương... Dưới cánh mũi bên phải của Ngọ có một mụn ruồi khá lớn. Nói chung, theo như miêu tả của ông H.H (một người quen của Ngọ) thì Ngọ lúc đó chỉ là một thiếu nữ có nhan sắc trung bình. Điểm đặc biệt là vóc dáng cô rất đẹp khi mặc áo dài. Có lẽ nhà thơ Phạm Thiên Thư và cả ông H.H đều mê vóc dáng tha thướt cùng mái tóc buông lơi đó. Dáng Ngọ đi đứng nghiêm trang, mặt nhìn thẳng, hơi ngước lên một chút. Ông H.H nhận xét: Ngọ đúng là "một mẫu người con gái có gặp mưa cũng không dám chạy. Rất Việt Nam!"

Khoảng năm 1963, 1964 Ngọ chưa đến 20 tuổi, ở trong một căn nhà trên đường Trần Quang Khải, gần trường Văn Hiến… Gia đình Ngọ là người gốc Hải Dương, theo Công giáo. Cha của Hoàng Thị Ngọ là một nhà thầu khoán, gia đình khá giả, anh chị em đi du học, làm bác sĩ, kỹ sư... Nhan sắc Ngọ không lộng lẫy, nhưng "bù lại" cô có mái tóc dài mềm mại thả ngang lưng. Đi học, thường cô chỉ mặc hai màu áo vàng và đen rất dễ thương…

Ông H.H kể tiếp: đó là khoảng thời gian ông quen Hoàng Thị Ngọ. Thời gian sau, ông đi lính. Vài năm, khi trở về ông có nghe Ngọ nói về một "chàng trai" làm thơ theo đuổi Ngọ. Theo Ngọ kể, nhà thơ này si tình Ngọ dữ lắm, đi theo làm quen, làm thơ, thất tình dữ lắm... Nhưng Ngọ không đáp lại mối tình si này. Sau, "chàng nhà thơ si tình" cạo đầu đi tu ở Gò Vấp và đó chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư! Và bài thơ "Ngày xưa Hoàng Thị" được Phạm Thiên Thư sáng tác lúc đã đi tu. Sau đó bài thơ được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc và trở thành một bài hát bất hủ. Nói chung, theo "nhân chứng" H.H, thì Hoàng Thị Ngọ không "có gì" với Phạm thi sĩ kiêm tu sĩ kia. Lớn lên trong 1 gia đình trí thức nên Ngọ giỏi tiếng Pháp, cô viết được văn bằng tiếng Pháp! Sau, dường như Hoàng Thị Ngọ vào học đại học Vạn Hạnh...

Cách đây gần 1 tháng, có dịp về Việt Nam, ông H.H tìm lại lại khu nhà Ngọ ở hồi trước, một căn nhà trên đường đường Lý Trần Quán (tên cũ, nay là Thạch Thị Thanh), khu chợ Tân Định, quận 1. Nhưng người hàng xóm cho ông biết là bà Ngọ đã bán nhà, dọn đi nơi khác từ lâu. Nghe đâu hiện nay bà Hoàng Thị Ngọ đã định cư tại California, Mỹ.

Ông H.H khẳng định: "Tôi nghĩ tới Ngọ bằng giá trị tinh thần, chứ không phải vì nhan sắc hay bất kỳ một chuyện gì khác. Sự thùy mị, dễ thương của Ngọ là bất tử!"

Câu chuyện trên đây như một chút gia vị thêm vào nhạc phẩm “Ngày xưa Hoàng Thị” bất hủ của Phạm Thiên Thư - Phạm Duy. Nếu như HoàngThị Ngọ là một Việt kiều đang định cư tại California và có tình cờ đọc được bài viết này thì chuyên san Người Viễn Xứ mong nhận được thông tin từ bà để xác tín về một "nhân vật trữ tình" trong một thi - nhạc phẩm Việt bất hủ.

(Nhã Thi)


 ĐÃ TÌM RA HOÀNG THỊ NGỌ?
 LTS: Trên Việt Weekly số 24, June 9, 2005, đăng tải một bức thư của thi sĩ Phạm Thiên Thư do nhạc sĩ Phạm Duy chuyển cho báo chí, phủ nhận chuyện bà Hoàng Dược Thảo tự nhận mình là nhân vật “Hoàng Thị Ngọ” của bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” của Phạm Thiên Thư, do Phạm Duy phổ nhạc thành tác phẩm bất hủ “Ngày xưa Hoàng Thịï”. Cách đây hai tuần, tại quận Cam, tình cờ, một nhân vật xuất hiện, cho biết ông là người có liên hệ tới nhân vật “Ngọ” thiệt ngoài đời. Câu chuyện sau đây đưa thiên tình sử nhạc khúc “Ngày Xưa Hoàng Thị” qua một khúc quanh mới. Người đàn ông trong cuộc là một nhân vật kín đáo, không muốn khoe khoang về phần mình, cũng không muốn làm chuyện “giựt gân”. Tuy nhiên, như ông nói, rất muốn được gặp lại ‘cố nhân’ HoàngThị Ngọ, theo ông, hiện đang có mặt tại Cali. Nhân vật kể chuyện, người đàn ông tử tế, có công ăn việc làm đâu ra đó, có vợ con rất hạnh phúc, chỉ muốn được gặp lại Ngọ, để có thể, giúp gì được cho tri kỷ đã không gặp nhau từ mấy chục năm qua. Không hơn không kém. Nhân vật xin được giấu tên, viết tắt là H.H.


NQM: Ông quen với Hoàng Thị Ngọ, nhân vật trong thơ/nhạc của Phạm Thiên Thư, Phạm Duy trong trường hợp nào?

HH: Đó vào khoảng năm 1963, 1964. Nhà của Ngọ ở đường Trần Quang Khải, gần trường Văn Hiến… Mỗi lần cô đi học phải đi ngang nhà tôi. Nhà tôi số 90, đường Trần Quang Khải. Trường Văn Hiến cách nhà tôi độ 100 thước. Tôi thấy cổ thiệt là hiền hậu, dễ thương nên mới viết thư làm quen. Năm đó tôi chưa tới 20 tuổi, học Đệ thất, Ngọ cũng chỉ độ bằng tuổi tôi thôi. Gốc Hải Dương, gia đình Công Giáo.

NQM: Ông đã viết thư hay làm thơ cho Ngọ?

HH: Viết thư. Gởi cho Ngọ, cổ đáp ứng, mời tới nhà chơi. Ba của Ngọ là một nhà thầu khoán, gia đình rất khá, có anh chị em đi du học, làm bác sĩ, kỹ sư thời đó.

NQM: Về nhan sắc, Hoàng Thị Ngọ có đẹp không?

HH: Thành thật mà nói, Ngọ không phải là một thiếu nữ có nhan sắc lộng lẫy. Ngọ có mái tóc dài ngang lưng. Thường khi đi học, chỉ mặc hai màu áo vàng và đen. Nhưng rất là dễ thương… Ngọ có một dáng dấp mặc áo dài thật là đẹp.

NQM: Lúc đó, đã có bài thơ, bài nhạc về Hoàng Thị Ngọ chưa?

HH: Chưa. Lúc đó là thời gian chúng tôi quen nhau. Đi chơi với nhau rất vui. Một thời gian sau, tôi vào lính. Một vài năm, tôi trở về thăm Ngọ, cổ kể lại cho tôi nghe về một người con trai, theo Ngọ, viết thơ theo đuổi Ngọ, nhưng cô ấy từ chối, không nhận mối tình đó. Người đó sau này cạo đầu vô GòVấp đi tu, đó chính là nhà thơ Phạm Thiên Thư như chúng ta ai ai cũng biết. Và bài thơ này làm ra lúc Phạm Thiên Thư đã đi tu. Sau này, bài thơ lại được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, trở nên một bài hát bất hủ. Nói tóm lại, Hoàng Thị Ngọ nói là không có gì với nhà thơ họ Phạm kia.

NQM: Như vậy, Hoàng Thị Ngọ là người yêu của ông?

HH: Nói là người yêu, tôi e là cũng không đúng hẳn. Nó lưng chừng thôi. Chúng tôi có đi xem phim với nhau, nhưng rồi tôi đi lính, trở lại… Tôi là lính, cũng lận đận vô cùng, do đó, chuyện liên hệ giữa tôi và Hoàng Thị Ngọ cũng không liên tục. Cho tới sau 75, mỗi người phải bươn chải riêng. Tới năm 1978, tôi mới liên lạc, gặp lại Ngọ tại nhà. Lúc đó, tôi đã có gia đình. Tôi nói: “Ngọ à, bây giờ tôi có tổ chức tàu đi vượt biên, đây là cơ hội cuối cùng tôi muốn giúp cho Ngọ, nếu Ngọ muốn đi vượt biên với tôi, tôi sẽ cho Ngọ cùng thêm 1 người nữa cùng đi.”

NQM: Lúc đó chị Ngọ đã có gia đình chưa?

HH: Chưa. Chỉ có tôi là có gia đình, vợ con. Ngọ nói để cổ suy nghĩ vài ngày. Sau đó tôi trở lại, Ngọ cho biết gia đình cô ấy có tới 4 người, nếu đi 2, bỏ lại 2 thì không được. Do đó, nếu đi thì đi hết, còn không thì thôi. Trong hoàn cảnh đó, phần tôi chỉ có thể lo cho 2 người, nên không thể làm gì hơn được. Tôi đi được… Ngọ ở lại.

NQM: Sau đó, qua tới Mỹ, ông không liên lạc với Ngọ nữa sao?

HH: Không. Chúng tôi mất liên lạc luôn từ đó. Mới đây, gần 1 tháng trước, tôi có về Việt Nam, tôi có ghé lại khu nhà Ngọ ở hồi trước, tôi còn nhớ rõ, đó là căn nhà số 19E, đường Lý Trần Quán (tên cũ), bây giờ đổi thành Thạch Thị Thanh gì đó(?), khu chợ Tân Định, Phú Nhuận, Sài Gòn. Khi vào khu nhà Ngọ, bà hàng xóm vẫn nhận ra tôi. Bà cụ cho tôi biết là Ngọ đã bán nhà, dọn đi nơi khác từ lâu lắm rồi. Nghe nói hiện ngay Ngọ đang ở Mỹ, ở California! Tôi nghe thì cũng buồn, nhưng lại vui vì biết cổ đang ở Cali. Tôi cũng quên hỏi bà Cụ là Ngọ đi đã bao lâu rồi. Tôi rất xúc động, sau bao nhiêu năm trở về, quên trước nhớ sau. Hàng xóm nhận ra hết mà.

NQM: Xin ông mô tả lại chân dung của Hoàng Thị Ngọ theo trí tưởng tượng của ông?

HH: Ngọ chỉ là một thiếu nữ tầm thước, cỡ 5’2”. ốm, da mặt không đẹp lắm, rơm rơm một chút. Tóc dài, chải thẳng ra phía sau mà không rẽ ngôi. Mặt hơi xương xương, dài dài. Ngọ có một cái mụn ruồi cũng hơi lớn lớn dưới cánh mũi bên phải. Một nhan sắc trung bình. Chỉ có dáng mặc áo dài rất đẹp. Mình mê vóc dáng và mái tóc đó. Tôi mê cái dáng của Ngọ, đúng là một cô gái Việt Nam. Đi đứng nghiêm trang, không ngó qua ngó lại. Mặt nhìn thẳng, nhìn lên chút xíu. Một mẫu người con gái có bị mưa cũng không dám chạy. Rất Việt Nam.

NQM: Ông có nghĩ rằng, nếu không có chiến tranh, cách trở, ông có nghĩ sẽ lấy cô Ngọ làm vợ không?

HH: Tôi nghĩ duyên số cũng khó nói lắm. Lúc đó tôi chỉ là anh học trò dưới tỉnh lên, trọ học lang thang. Gia đình Ngọ giàu có. Tôi vào lính, nay đây mai đó, không có hy vọng nào mà đạt được. Hai đứa có trao đổi thật nhiều, nhưng biết rằng có sự cách trở nên không đi tới đâu…

NQM: Giả dụ bây giờ, gặp nhau lại ở Cali, ông nghĩ sẽ đối xử với cô Ngọ ra sao?

HH: Bây giờ gặp lại, chỉ là kỷ niệm thôi. Nhưng tôi rất muốn gặp lại Ngọ. Hồi đó chúng tôi viết cho nhau những câu đùa vui, rất dễ thương, lúc tôi đi lính, là: “Nếu mà anh tử trận, hồn anh sẽ về báo tin cho em biết, em có sợ không?” Ngọ trả lời tôi rằng: “Em sẽ không sợ đâu. Dù anh là lính chết trận, là ma, nhưng với em, anh là con ma dễ thương!” Cổ là một trí thức, tiếng Pháp giỏi, có khả năng viết văn bằng tiếng Pháp. Hình như cổ học đại học Vạn Hạnh.

NQM: Ông có nghĩ rằng, sau khi bài thơ “Ngày Xưa Hoàng Thị” ra đời, được phổ nhạc, và nổi tiếng… những điều này có ảnh hưởng tới suy nghĩ, tình cảm của ông về người con gái tên Ngọ hay không?

HH: Tôi không nghĩ nhiều về chuyện đó. Lúc đó, Ngọ chỉ nói thoáng với tôi về chuyện thơ, nhạc mà thôi. Theo Ngọ kể, nhà thơ này si tình Ngọ dữ lắm, đi theo chọc, làm thơ, rồi thất tình dữ lắm v.v. Nhưng Ngọ không đáp lại mối tình si này. Còn tôi, cũng không biết Ngọ thích tôi ở điểm gì. Tôi nghĩ nếu không phải thời chiến, chuyện tình cảm của chúng tôi không chừng sẽ tiến xa thêm.

NQM: Nhiều năm qua, mỗi lần nghe bài hát “Ngày Xưa Hoàng Thị”, ông cảm thấy thế nào?

HH: Tôi vẫn xúc động khi nghe lại bài hát này. Không có gì thay đổi trong tôi khi nghĩ về Ngọ. Tôi nghĩ tới Ngọ bằng giá trị tinh thần, chứ không phải vì nhan sắc hay bất kỳ một chuyện gì khác. Sự thùy mị, dễ thương của Ngọ là bất tử. Thời chúng tôi, khoảng cách giữa nam và nữ rất nghiêm túc, nên hầu như giữa chúng tôi không có vấn đề gì khác ngoài kỷ niệm. Tôi viết cho Ngọ khoảng 10 lá thư, và Ngọ cũng trả lời cho tôi khoảng bằng đó lá thư. Thư viết cho nhau cũng không phải là người yêu viết cho người yêu, mà như hai người bạn thân. Tôi nghĩ, có lẽ tình bạn này mới là bất diệt.

NQM: Xin ông cho biết, câu chuyện “Ngày xưa Hoàng Thị” này, nếu bây giờ tới tai bà xã ông, ông có bị phiền gì không?

HH: Cả nhà tôi ai cũng biết. Bà xã tôi cũng đã nghe tôi kể cho bả nghe. Nhưng không sao hết, gia đình tôi rất hạnh phúc. Vợ chồng con cái rất thương yêu, tôn trọng nhau. Tôi biết là khi đọc bài báo này, chắc bả cũng có buồn chút chút, nhưng tôi nghĩ bả sẽ hiểu là tôi rất đàng hoàng, chuyện nào ra chuyện nấy. Nhân chuyện báo Việt Weekly nhắc tới bài thơ, bài nhạc, rồi có người ngộ nhận mình là Hoàng Thị Ngọ, rồi nhạc sĩ Phạm Duy phải đi tìm v.v., tôi thấy mình cần lên tiếng về phía mình. Tuy nhiên, về phía Ngọ, nếu Ngọ có mặt ở Cali, xin để cho mọi người được biết, và tôi là người rất muốn được gặp lại bạn xưa, xem nhau như tri kỷ mà thôi, chứ không dám mong gì hơn.

(Nguyễn Quang Minh ghi)


 PHẠM THIÊN THƯ NÓI VỀ HOÀNG THỊ NGỌ (*)
 Tác giả: Nhạc sĩ Pham Duy
Nguồn: Việt Weeky

Tôi tới quán Hoa Vàng để thăm Phạm Thiên Thư trong một chiều vừa tạnh mưa, có nắng chiều tươi đẹp…

Đây là một quán cà phê nho nhỏ ở Ngã Tư Bẩy Hiền, rất trang nhã, rất tĩnh mịch, rất nên thơ. Chủ nhân tiếp tôi trên một mảnh vườn nho nhỏ. Tôi mừng vì Phạm Thiên Thư khỏe hơn trước, minh mẫn hơn, họat bát hơn so với ngày anh bị rối lọan tinh thần. Một tác phẩm của anh vừa được xuất bản là cuốn Tự Điển Cười. Chúng tôi rất sung sướng được gặp nhau sau trên 30 năm xa cách, trong lòng rất yên vui.

Trong câu chuyện hàn huyên, tôi cho anh biết tin có người tìm ra Hoàng Thị Ngọ, tin này đăng trên Viet Weekly ở Hoa Kỳ.

Tôi đọc cho anh nghe những lời của ông H.H., nhất là đoạn mô tả chân dung Hoàng Thị Ngọ thì Phạm Thiên Thư xác nhận đúng là người trong bài thơ cũ. Cũng như căn nhà của nàng đúng là ở trên đường Trần Quang Khải, gia đình nàng theo đạo Công giáo, cha nàng là một nhà thầu khoán v.v…

Chỉ có một điều anh muốn nói với tôi: Hoàng Thị Ngọ chỉ là nguồn cảm hứng để anh viết bài thơ ngày xưa ấy, trong thực tế anh không phải là một “chàng trai” làm thơ theo đuổi Ngọ. Theo Ngọ kể, nhà thơ này si tình Ngọ dữ lắm, đi theo làm quen, làm thơ, thất tình dữ lắm... Nhưng Ngọ không đáp lại mối tình si này.

Thực ra, khi xưa, hằng ngày, trên con đường đi đi về về, hai người thường gặp nhau và Phạm Thiên Thư làm thơ cho mình chứ không phải là cho người nữ. Có thể anh (cũng như tôi) muốn xưng tụng một người con gái không mang những cái tên kiều diễm như Tuyết Khanh hay Ánh Tuyết mà mang cái tên bình dị là Ngọ, Hoàng Thị Ngọ. Anh nói thêm là mười năm sau, hai người (coi như là hai người bạn) có gặp lại nhau, khi đó bài thơ phổ nhạc đã được phổ biến rộng rãi… Và dường như Hoàng Thị Ngọ không có con với ai cả!

Cuối cùng, anh ghé tai tôi, nói thầm: “vợ tôi, kỳ lạ thay, giống Hoàng Thị Ngọ như lột”.

(Saigon, chiều 8 tháng 8, 2005)



Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Quỹ Hưu 401(k) và IRA

Ngoài quỹ an sinh xã hội mà mỗi người đi làm đều phải đóng góp tiền lương của mình vào, thì có hai loại quỹ hưu trí rất có lợi cho người đi làm, đó là quỹ hưu Individual Retirement Arrangement (IRA) và quỹ hưu 401(k). IRA là chương trình cá nhân – người đi làm có thể tự mở IRA cho họ mà không cần làm giấy tờ với sở làm. Trái lại, quỹ 401(k) do sở làm tổ chức. Nếu sở không có chương trình này thì nhân viên không thể mở quỹ 401(k) được. Quỹ an sinh xã hội chỉ đủ cho người về hưu tiêu dùng vào mức tối thiểu. Chúng ta nên đóng góp đều đặn vào 401(k) và IRA để khi về già sẽ có đủ tiền mua thuốc khi đau yếu và có mức sống cao hơn.



Quỹ hưu IRA
Các ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính như Merrill Lynch, Fidelity Investments, American Century, Vanguard, v.v. đều có dịch vụ IRA. Quỹ IRA cổ điển hoặc truyền thống: mỗi năm được quyền bỏ tối đa 4000 mỹ kim vào IRA. Người trên 50 tuổi được bỏ nhiều hơn một chút. Còn một loại IRA khác, Roth IRA, thì giới hạn số tiền đầu tư hàng năm tùy theo thu nhập của mỗi cá nhân.

Quỹ 401(k)
Quỹ hưu 401(k) là chương trình của những hãng tư. Nhân viên yêu cầu hãng của mình giữ lại một phần lương của mỗi paycheck. Hãng chuyển thẳng phần tiền này vào quỹ hưu của mỗi nhân viên. Làm thế này có lợi cho nhân viên vì nhân viên sẽ được giảm thuế thu nhập, nói đúng hơn là sẽ được hoãn thuế trong nhiều năm cho đến khi về hưu.

Nhân viên của những tổ chức bất vụ lợi, cơ quan tôn giáo, cơ quan chính phủ, và các trường cũng được tham gia vào chương trình khá giống như 401(k). Nhân viên làm cho chính phủ liên bang Hoa Kỳ có chương trình Thrift Savings Plan. Nhân viên làm cho chính phủ tiểu bang và chính quyền địa phương cũng có chương trình tương tự được gọi là quỹ hưu 457. Tu sĩ, nhân viên của giáo hội, nhân viên của tổ chức không vụ lợi, và nhân viên của hệ thống giáo dục (trường công lập của quận, trường đại học, v.v.) thì có chương trình 403(b) khá giống như 401(k).

Nhiều hãng cho phép nhân viên bỏ tối đa 15% số lương của họ, tuy nhiên nhân viên có thể bỏ ít hơn cũng được. Sở thuế giới hạn người dưới 50 tuổi không được bỏ quá $15,500 mỗi năm vì sở thuế cần thu thuế cho đủ. Vị nào 50 tuổi trở lên được bỏ vào quỹ nhiều hơn, tối đa là $20,500 mỗi năm.

Thí dụ, bà B có thu nhập hằng năm là $50,000. Nếu bà B bỏ $5,000 vào 401(k) năm nay thì $5,000 này được hoãn thuế thu nhập. Bà B chỉ đóng thuế thu nhập trên $45,000 thay vì $50,000. Giả sử thuế thu nhập phải đóng trên $50,000 là $8,900 trong khi thuế thu nhập đóng trên $45,000 là $7,650. Vậy bà B được hoãn thuế khoảng $1,250. Ngoài ra, một số hãng lại cho nhân viên thêm một món tiền hưu khuyến khích. Giả sử hãng đóng thêm $1,500 vào quỹ 401(k) của bà B, thì cuối năm quỹ hưu của bà sẽ có $5000 (tiền của bà B) + $1,500 (tiền của hãng cho bà) = $6,500. Cộng với $1,250 tiền coi như có thêm trong ngân hàng mỗi năm vì được hoãn thuế thì ta thấy là 401(k), 403(b), 457, v.v. rất có lợi cho người đi làm.

Người nào tần tiệm sẽ có khả năng bỏ $1,250 này vào ngân hàng để có lời. Năm nào cũng làm thế thì sẽ có thêm số vốn khá lớn trong ngân hàng trong khi quỹ hưu cũng tăng trưởng nhanh.

Ngoài ra các loại quỹ này còn có thêm điều lợi. Chúng ta đều biết là thu nhập khi đã về hưu chắc chắn sẽ không bằng lúc đi làm. Thuế mà người có thu nhập thấp phải đóng sẽ nhẹ hơn thuế mà người có thu nhập cao phải đóng. Và một khi ta bỏ tiền vào quỹ hưu, sở thuế tạm không lấy thuế trên số tiền đó. Mấy chục năm sau ta mới phải đóng thuế, mà khi đóng thuế, có khi lại được đóng ít hơn là khi còn trẻ, lúc lợi tức cao.

Nếu thu nhập của bà B dưới $35,000 và bà bỏ tiền vào quỹ IRA truyền thống (không phải quỹ Roth IRA) thì sẽ được giảm thuế giống như bỏ tiền vào 401(k). Thí dụ: nếu thu nhập của bà B là $34,000 và bà ấy bỏ $3,000 vào IRA, thì năm đó bà B chỉ đóng thuế thu nhập trên $31,000 thôi. Nếu thu nhập của bà B cao hơn $35,000, bà ấy không được hoãn thuế. Tuy rằng không được hoãn thuế thu nhập cho năm đó, nhưng tiền lời hàng năm (thí dụ: đầu tư $3,000 được lời $135 mỗi năm) được hoãn thuế năm này qua năm khác. Nhờ sở thuế cho bà B mượn thêm vốn để đầu tư, quỹ hưu IRA tăng trưởng mau chóng. Như vậy cũng tốt cho người đi làm.

Hiện nay tiền an sinh xã hội không đủ để cho người về hưu có đời sống tạm gọi là thoải mái. Nếu hãng không mở quỹ 401(k) thì nhân viên nên tự mở quỹ IRA để sau này có quỹ hưu tối thiểu phụ thêm cho an sinh xã hội. Nếu hãng có chương trình 401(k), thì nhân viên nên chú trọng vào 401(k) trước. Sau đó, nếu còn khả năng thì mới bỏ tiền vào IRA. Người dưới 50 tuổi được bỏ tối đa $15,500 một năm vào 401(k). Sau khi bỏ đủ $15,500 vào 401(k), họ nên bỏ tiền vào IRA nếu còn khả năng. Tối đa được bỏ $4,000 mỗi năm vào IRA truyền thống nhưng bỏ ít hơn cũng được. Người 50 tuổi trở lên được bỏ tối đa $20,500 một năm vào 401(k). Sau khi bỏ đủ $20,500 vào 401(k), họ nên bỏ tiền vào IRA nếu còn khả năng. Nếu thu nhập không cao lắm mà lại đang chi tiêu nhiều vì phải trả nợ, chữa bịnh, con cái học đại học, v.v, thì cũng nên cố gắng đóng vài ba ngàn mổi năm vào quỹ hưu 401(k). Thà ít còn hơn không. Đóng ít lúc trẻ lợi hơn là đợi khi lớn tuổi mới đóng nhiều mỗi năm.

Nếu mình đầu tư vào quỹ hưu ngay từ lúc mới đi làm, số vốn này sẽ có nhiều năm để tăng trưởng theo công thức lãi kép. Thí dụ, một certificate of deposit (CD) $5,000 với mức lời 4.5% sẽ thành $15,000 sau 25 năm nếu ta tiếp tục mở lại CD này mỗi khi hết hạn. Nếu đầu tư suốt 40 năm thì $5,000 vốn sẽ thành $29,000 vì lời đẻ ra lời trong thời gian dài hơn.

Quỹ 401(k) còn rất có lợi đối với những người có thu nhập cao. Giả sử bà A có thu nhập là $50,000 và bỏ $5,000 vào quỹ hưu mỗi năm, $5,000 đó được hoãn thuế. 25% của $5,000 là $1,250, tiền thuế được hoãn, có nghĩa là sở thuế để bà A giữ tạm $1,250 trong nhiều năm để bà A có thêm vốn đầu tư. Sau khi bà A về hưu và rút tiền từ quỹ hưu ra, bà A mới phải đóng thuế thu nhập trên số tiền rút ra mỗi năm. Thêm được một chút vốn mỗi năm rất có lợi cho quỹ hưu khi về già.

Bà A có thu nhập là $50,000 và bỏ $5,000 vào quỹ hưu. Trên lý thuyết bà chỉ còn $45,000 trong năm, nhưng thực ra bà còn $46,250 vì sở thuế cho bà giữ lại $1,250 thuế thu nhập. Nếu mỗi năm bà A có thêm $1,250 để đầu tư vào certificates of deposit (CD) với lãi suất là 4.5% mỗi năm thì sau 30 năm bà A sẽ có $76,200 trong ngân hàng (ngoài quỹ hưu) nhờ sở thuế cho hoãn. Bà A cũng bỏ $5,000 mỗi năm vào quỹ hưu. Sau 30 năm, vốn cộng với lời lên đến $305,000 trong quỹ hưu. Thêm nữa, hãng của bà A trợ cấp $1,500 cho quỹ hưu mỗi năm. Sau 30 năm sẽ có thêm $91,500.

Khi đầu tư lâu dài, khác biệt 1 hoặc 2 phân lời rất quan trọng cho kết quả. Ta cũng nên lưu ý là vốn sinh ra lời. Thu nhập dù chỉ trung bình cũng đủ để một người đi làm gây dựng được một quỹ hưu khá lớn. Nhưng ta phải kiên trì từ lúc trẻ. Lý do là số tiền đầu tư sớm, từ năm thứ nhất tới năm thứ 12 chẳng hạn, sẽ sinh ra nhiều lời khi bà A về hưu vào cuối năm thứ 30. Muốn có cây cao thì phải trồng sớm để cây có thời gian lớn dần.

Một số người trẻ quan niệm rằng đợi đến gần 40 tuổi mới cần để dành tiền hưu, thì vốn của họ sẽ không đủ thời gian để tăng trưởng kịp lúc về hưu. Thí dụ: mỗi năm bỏ $2,000 vào quỹ hưu, sau 40 năm sẽ có $214,000. Mỗi năm bỏ $4,000 vào quỹ hưu, sau 25 năm sẽ có $178,000. Mức đầu tư nhiều gấp đôi mà vẫn không bắt kịp.

Định Nguyên
Nguyệt san Mạch Sống

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

Giấy Báo Sanh nước Ngoài của công dân Mỹ

Các bà mẹ sinh con ở Việt Nam sau khi sinh con xong trong vòng 42 ngày phải đến sở tư pháp để làm giấy khai sinh cho bé.
Mang theo các giấy tờ sau:
- Giấy chứng sinh của bệnh viện
- Giấy chứng nhận kết hôn của bố và mẹ bé .
- CMND và hộ khẩu của mẹ bé




THỦ TỤC LÀM GIẤY BÁO SANH LÃNH SỰ NƯỚC NGOÀI CỦA CÔNG DÂN HOA KỲ

Khi có giấy khai sinh cho bé rồi thì tiến hành các bước xin US passport cho bé.

1. Lấy hẹn
Hồ sơ làm Giấy Báo Sanh Lãnh Sự Ngoài Nước chỉ được xét theo lịch hẹn. Liên hệ Bộ Phận Dịch Vụ Công Dân Hoa Kỳ, Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, thời gian trước ít nhất 4 tuần để xin cuộc hẹn nộp hồ sơ.

Appointment

Sau khi Lãnh Sự Quán chấp thuận ngày hẹn của bạn, thì LSQ sẽ email cho bạn, sau đó bạn in cái email đó ra đem theo vào ngày phỏng vấn.


2. Thông tin chung
Giấy Báo Sanh Lãnh Sự Nước Ngoài,Consular Report of Birth Abroad (CRBA), của công dân Hoa Kỳ ghi nhận việc sanh tại nước ngoài của một công dân Hoa Kỳ. Giấy Báo Sanh này sẽ được thừa nhận như một bằng chứng chứng minh trẻ mang quốc tịch Hoa Kỳ tại tất cả các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ. Mặc dù, theo qui định pháp luật, đây không phải là Giấy Khai Sanh (chỉ được cấp tại cơ quan tư pháp địa phương), nhưng tại Hoa Kỳ, CRBA vẫn được sử dụng tương tự như Giấy Khai Sanh được cấp tại văn phòng hộ tịch quận hoặc thành phố.

Lưu ý: Cha mẹ bé nên nộp đơn xin hộ chiếu Hoa Kỳ cho bé cùng lúc nộp đơn xin CRBA


3. Giấy tờ cần thiết
. Giấy Khai Sanh Việt Nam hợp pháp của trẻ:Bản chính, 1 bản photo và 1 bản tiếng Anh dịch tại phòng công chứng Việt Nam.

. Giấy chứng minh cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ: Hộ chiếu Hoa Kỳ, Giấy Nhập Tịch Bản chính, 1 bản photo hoặc 1 bản sao có công chứng tại phòng công chứng Hoa Kỳ.

. Giấy chứng minh cha hoặc mẹ không phải là công dân Hoa Kỳ: Hộ chiếu, giấy Chứng Minh Nhân Dân. Bản chính, 1 bản photo và 1 bản tiếng Anh dịch tại phòng công chứng Việt Nam.

. Giấy Chứng Nhận Kết Hôn của cha mẹ đứa trẻ: Bản chính, 1 bản photo và 1 bản dịch tiếng Anh dịch tại phòng công chứng Việt Nam.

. Bằng chứng đã chấm dứt các cuộc hôn nhân trước đây của cha hoặc mẹ đứa bé "nếu có": Bản Án Ly Hôn, Giấy Chứng Tử. Bản chính, 1 bản photo và 1 bản tiếng Anh dịch tại phòng công chứng Việt Nam.

. Bằng chứng bổ sung về mối quan hệ giữa người cha và người mẹ của bé: Hình ảnh đám cưới, thư từ liên lạc...

. Bằng chứng bổ sung về sự ra đời của bé: Hồ sơ bệnh viện, hồ sơ khám thai, biên nhận, hồ sơ siêu âm, hình ảnh chụp khi người mẹ mang thai...

. Bằng chứng cha mẹ cùng chung sống tại một nơi khi trẻ được thụ thai: Hộ chiếu có dấu thị thực, vé máy bay. Bản chính và 1 bản photo.

. Thời gian sinh sống của cha, mẹ tại Hoa Kỳ: Bằng chứng chứng minh cha hoặc mẹ mang quốc tịch Hoa Kỳ của bé đã sinh sống tại Hoa Kỳ ít nhất 5 năm và ít nhất 2 trong 5 năm này là phải sau khi 14 tuổi. Hồ sơ khai thuế, mẫu 1722, mẫu 1040 đính kèm mẫu W-2, số An Sinh Xã Hội (bản chính và 1 bản photo).

Các mẫu đơn cần thiết
- Form DS-2029, Application for Consular Report of Birth Abroad of Citizen of the United States of America: Đơn xin Giấy Báo Sanh Lãnh Sự Ngoài Nước của Công Dân Hoa Kỳ.

- Form SS-5, Application for Social Security Number Card: Đơn xin cấp Thẻ An Sinh Xã Hội.

- Affidavit of Parentage and Physical Presence: Bản Tuyên Thệ về Cha hoặc Mẹ và Quá Trình Cư Trú. Do cha hoặc mẹ là công dân Hoa Kỳ điền và công chứng chữ ký bởi công chứng tại Hoa Kỳ.

- Form DS-11: Đơn xin hộ chiếu.

- Nộp 2 tấm hình làm hộ chiếu của bé, chụp theo dạng US passport.

- Cha và mẹ của trẻ phải cùng có mặt để ký tên vào đơn xin cấp hộ chiếu cho trẻ dưới 14 tuổi. Nếu chỉ một trong hai người hiện diện thì phải nộp mẫu đơn DS-3053: Bản Khai Đồng Ý Cho Cấp Hộ Chiếu Cho Trẻ dưới 14 tuổi do người cha hoặc mẹ còn lại ký tên và công chứng tại phòng Công Chứng Hoa Kỳ.

- Trẻ phải có mặt cùng cha và mẹ vào ngày phỏng vấn hoặc trẻ phải có mặt cùng cha hoặc mẹ vào ngày phỏng vấn.


4. Lệ phí
- CRBA: $100 USD
- US Passport: $105 USD

Lệ phí phải được thanh toán bằng U.S. dollars tiền mặt hoặc credit cards: Visa, MasterCard, Discover, American Express. Không nhận chi phiếu (check) hay tiền VN.

Lưu ý:
- Các giấy tờ bản chính sẽ được trả lại cho đương đơn tại buổi phỏng vấn.
- SSN Card sẽ được gởi về địa chỉ bạn điền trong đơn SS-5 trong vòng 3 tháng sau khi con của bạn có CRBA và US passport.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân ở Mỹ

Quyền Lợi Và Phúc Lợi Của Người Di Dân

Bài viết này nhằm giải đáp thắc mắc cho những di dân tới Mỹ sau ngày 22-08-1996 về quyền lợi và phúc lợi của liên bang, cũng như tiểu bang dành cho họ.

Có một số từ Anh ngữ không tiện chuyển dịch, vì vậy xin mạn phép giải thích những từ này trước:

- Amerasian Immigrants: Theo bộ luật của sở di trú Hoa Kỳ định nghĩa chỉ những người Việt Nam sinh từ Jan. 1, 1962 tới Jan. 1, 1976 có cha/mẹ là công dân Mỹ, người phối ngẫu và con cái của những người này. Người Việt thường gọi là "Con lai". Xin đừng hiểu lầm là người Mỹ gốc Á Châu.

- PRUCOL - Permanent Residence Under Color of law - Những người cư trú "không hợp pháp", "không giấy tờ hợp pháp" mà sở di trú biết, nhưng không trục xuất. Cha/mẹ, vợ/chồng qua thăm rồi ở lại luôn chờ làm giấy bảo lãnh, kết hôn thật/giả bị nghi ngờ chờ diều tra. Mỗi tiểu bang mỗi khác, tôi sẽ không đi sâu vào vấn đề này.

- CHIP - Children's Health Insurance Program - Chương trình bảo hiểm sức khoẻ cho trẻ em. Điều hành bởi Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh Hoa Kỳ (United States Department of Health and Human Services hay viết tắt là HHS)

- SCHIP - State Children's Health Insurance Program - là hậu thân của CHIP.

- TANF - Temporary Assistance for Needy Families - Chương trình trợ giúp tạm thời cho những gia đình nghèo. (Hậu thân của chương trinh AFDC - Trợ giúp cho những gia đình có con nhỏ.)

- Qualified Immigrants - Kiều dân hợp lệ (Theo chuyển dịch của Bộ An Sinh Xã Hội Hoa Kỳ - U.S Department of Social Security)

- "Qualified Immigrants" on/after August 22, 1996 - Những người di dân tới Mỹ sau ngay 22-08-1996 - Người bảo trợ PHẢI ký giấy bảo đảm tài chính và chịu trách nhiệm cho đến khi người được bảo trợ đi làm được 40 tam cá nguyệt (quarter), hoặc trở thành công dân Mỹ. Tôi sẽ giải thích chi tiết trong bài viết, những di dân nào được liệt vào "Qualified Immigrants".

- HUD Public Housing & Section 8 - Chương trình hổ trợ/ cấp nhà ở cho những gia đình có lợi tức thấp.

- Social Security - An sinh xã hội:
*** SSI - Supplemental Security Income - Phụ cấp lợi tức an sinh cho các vị cao niên, người lớn hay trẻ em tàn tật/ mù loà. Sẽ giải thích chi tiết trong bài viết.***

- Working credits - Tín chỉ làm việc.

- Emergency Medicaid - Trợ giúp y tế khẩn cấp.
- Full-Scope Medicaid - Trợ giúp y yế toàn phần.

- Medicare - Bảo hiểm y tế đồng tài trợ bởi tiểu bang và liên bang.

- Medicare "Free premium A" Hospitalization - Bảo hiểm y tế miễn phí phần A - nhập viện.

- Premium "Buy-in" Medicare - Có tiểu bang gọi là "basic health" là phần bảo hiểm sức khoẻ dành cho những người có lợi tức thấp, hay không đủ khả năng mua bảo hiểm bình thường.

- "Not Qualified Immigrants" - Kiều dân không hợp lệ gồm: Di dân không giấy tờ (những người đang chờ trục xuất (?), ngoại kiều không di dân, kiều dân thuộc PRUCOL.

- Federal means-tested public benefits - The Travel.State.Gov
•Food stamps •Supplemental Security Income (SSI) •Medicaid •Temporary Assistance for Needy Families (TANF) •State Child Health Insurance Program (CHIP). Tuy nhiên nhiều tiểu bang và HHS thì liệt kê: TANF, Medicaid, and SSI thuộc "Federal means-tested public benefits"

- Five years waiting period - Theo đạo luật PRWORA (Personal Responsibility and Work Opportunity Reconciliation Act of 1996), thì sau năm năm thường trú nhân được phép xin các trợ cấp của chính phủ liên bang. tuy nhiên có cơ quan tình theo 5 năm, có cơ quan tính theo 40 quarter working credits.

- Deeming - Có nghĩa là lợi tức và nguồn thu nhập của người bảo trợ và phối ngẫu được tính là lợi tức của người được bảo trợ trong việc duyệt xét đơn xin bảo lãnh. Đơn giản là người bảo trợ ký giấy bảo trợ chịu trách nhiệm về người được bảo trợ cho đến khi họ trở thành công dân Mỹ hoặc tích luỹ được 40 tín chỉ làm việc.

- IRS - Internal Revenue Services - Sở thuế Mỹ
- Tax payer - Người đóng thuế
- Income - Lợi tức hay thu nhập hàng năm
- Taxable income - Lợi tức tính thuế sau khi khấu trừ các thứ.
- Earn Income Credit - Phụ cấp tiền của IRS cho những chủ hộ có trẻ vị thành niên.
- Student credit - Trợ giúp giáo dục của IRS danh cho những người vừa làm vừa học.
- Saver's credit - phụ cấp của IRS dành cho những người có quỹ hưu trí.

I – Working credits - Tín chỉ làm việc
Thông thường quý vị có làm việc và có đóng thuế An Sinh Xã Hội (ASXH) thì mới có tín chỉ làm việc. Theo cách tính của sở ASXH một người làm các công việc bình thường, sẽ được 1 tín chỉ cho $1,120/ 1 quarter tối đa là 4 tín chỉ cho 1 năm. Tuy nhiên những người làm việc tại gia thì nhận được 1 tín chỉ cho mỗi $1,700/ 1 quarter và tối đa là 4 tín chỉ. Nghĩa là người làm những công việc bình thường chỉ cần kiếm được $4,480/1 năm và đóng thuế ASXH thì sẽ được 4 tín chỉ/ 1 năm, trong khi người làm việc nhà phải kiếm $6,800/1 năm mới được 4 tín chỉ. (Người làm việc nhà chuyên nghiệp (house keeper/maid) sẽ được xem là làm công việc bình thường). Sở ASXH sẽ dựa theo tín chỉ làm việc để xét đơn xin tiền SSI.

Ví dụ: Khi quí vị mới tới Mỹ định cư, trong thời gian đi học thêm tiếng Anh, hay một nghề nào đó thân nhân hay người bảo lãnh (chủ nhân) có thể thuê bạn làm công việc nhà hoặc chăm sóc con cháu. Giả sử người chủ trả $6,800/ 1 năm và phải đóng thêm $510.68 (Social Security Tax & Medicaid Tax) và quí vị cũng đóng $510.68. Tổng cộng là $1,021.36. Người chủ sẽ được khấu trừ 100% số tiền họ chi ra trong tổng lợi tức của họ như vậy mức thuế của họ sẽ thấp hơn. Ngược lại người nhận tiền với số thu nhập $6,800/ 1 năm, họ sẽ được trợ cấp thêm khi khai thuế cuối năm (working credit = $400/ độc thân, $800/ chủ hộ/ gia đình và earn income credit khác). Số tiền mà quí vị "Lấy thuế về" có thể lên tới $10,000 tuỳ theo trường hợp của mỗi người.

(Giả sử: Gia đình bạn (gồm 2 vợ chồng và 2 đứa con dưới 19 tuổi) được cha/mẹ/anh/chi/em bảo lãnh. Thời gian đầu tới Mỹ đương nhiên là ở tạm với người bảo trợ (có trường hợp ở chung lâu dài) phụ giúp việc nhà hay chăm sóc con cái người bảo trợ là chuyện thường tình. Nhưng nếu người bảo trợ trả cho bạn $600/1 tháng cho mỗi người vợ/chồng bạn (? BẠN HÃY TỰ HIỂU) và BẮT BUỘC phải đóng $2162.88 tiền thuế . Như vậy đối với người bảo trợ và quí vị sẽ có điều lợi/hại gì? Xin xem bảng ước tính dưới đây:

- Nhân viên/người được bảo trợ . . . . . . Chủ nhân/người bảo trợ.
* Lợi tức . . . . . . . $14,400/năm . . . . . $50,000/ năm (giả sử)
* Thuế đóng . . . . ($1,081.44) . . . . . .. ($1,081.44)
* Chi phí . . . . . . . $0.00 . . . . . . . . . . . ($14,400)

Khi khai thuế phần quí vị
*Taxable income . .$0.00
* Earn income credit = $5036
* Child tax credit . . .= $2000
* Work credits . . . . .= $800
* Student credit . . . .= $2,000 max/ family (Tuỳ theo từng trường hợp)
* Saver's credit . . . . = $2000 max or 50% tiết kiệm hưu trí (IRA/ Roth IRA).

Như vậy quí vị có thể lấy thuế về TRÊN $10,000 USD đồng thời vợ chồng bạn mỗi người được 4 tín chỉ làm việc (100% là thật). Riêng phần người bảo trợ tôi không đi sâu thêm vì họ là người đóng thuế nhiều năm, khi nhìn con số họ sẽ hiểu ra điều lợi ngay.

100 Câu Hỏi Thi Nhập Tịch Hoa Kỳ Bằng Tiếng Việt - English

Lưu ý: Ðương đơn từ 65 tuổi trở lên và đã sống ở Hoa Kỳ trên 20 năm thì chỉ cần trả lời các câu hỏi có đánh dấu hoa thị (*).


1. Luật tối thượng của đất nước là gì?
- Hiến Pháp.

2. Hiến pháp làm những công việc gì?
(Một trong các câu trả lời)
- Thiết lập chính phủ.
- Bảo vệ những quyền căn bản của người Mỹ.

3. Ý tưởng tự trị là ba chữ đầu tiên trong Hiến Pháp. Ba chữ này là gì?
- We the People.

4. Một tu chính án là gì?
- Ðó là một thay đổi cho bản Hiến Pháp.

5. Chúng ta gọi 10 tu chính án đầu tiên cho bản Hiến Pháp là gì?
- Tuyên Ngôn Nhân Quyền.

6. Nêu tên một quyền hoặc loại tự do trong Tu Chính Án Thứ Nhất.(*)
(Một trong các câu trả lời)
- Ngôn luận.
- Tôn giáo.
- Hội họp.
- Báo chí.
- Khiếu kiện chính phủ.

7. Bản Hiến Pháp có bao nhiêu tu chính án?
- Hai mươi bảy. (27)

8. Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập đã làm gì?
(Một trong các câu trả lời)
- Tuyên bố Hoa Kỳ độc lập đối với Anh Quốc.
- Nói rằng Hoa Kỳ tách khỏi Anh Quốc.

9. Nêu hai quyền tự nhiên, hay bất khả chuyển nhượng trong Tuyên Ngôn Ðộc Lập.
(Một trong các câu trả lời)
- Sống
- Tự do
- Theo đuổi hạnh phúc

10. Tự do tôn giáo nghĩa là gì?
- Bạn có thể theo bất cứ tôn giáo nào bạn muốn, hoặc không theo tôn giáo nào cả.

11. Hoa Kỳ theo loại chế độ kinh tế nào? (*)
(Một trong các câu trả lời)
- Kinh tế tư bản.
- Thị trường tự do.
- Kinh tế thị trường.

12.Thượng tôn luật pháp là gì?
- Mọi người đều phải tuân theo luật pháp.
- Cả các người lãnh đạo đều phải tuân theo luật pháp.
- Nhà cầm quyền phải tuân theo luật pháp.
- Không ai được ở trên pháp luật cả.

13. Nêu tên một ngành hoặc thành phần của chính phủ? (*)
(Một trong các câu trả lời)
- Quốc Hội.
- Lập Pháp.
- Tổng thống.
- Hành Pháp.
- Tòa Án.
- Tư Pháp.

14. Ðiều gì tránh cho một ngành của chính phủ quá mạnh?
(Một trong các câu trả lời)
- Cân bằng quyền lực
- Chia quyền

15. Ai phụ trách ngành hành pháp?
- Tổng thống.

16. Ai làm ra luật lệ liên bang?
(Một trong các câu trả lời)
- Quốc Hội.
- Thượng Viện và Hạ Viện.
- Cơ quan lập pháp (Hoa Kỳ hoặc quốc gia).

17. Hai thành phần của Quốc Hội Hoa Kỳ là gì? (*)
- Thượng Viện và Hạ Viện.

18. Có bao nhiêu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ?
- 100 (Hundred)

19. Chúng ta bầu một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ cho bao nhiêu năm?
- Sáu (6).

20. Nêu tên hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ của tiểu bang của bạn. (*)
(Câu trả lời thay đổi tùy từng tiểu bang).
- Tại California: Barbara Boxer và Dianne Freinstein.

21. Hạ Viện có bao nhiêu dân biểu?
- 435.

22. Chúng ta bầu một dân biểu Hoa Kỳ cho bao nhiêu năm?
- Hai (2).

23. Nêu tên dân biểu Hoa Kỳ của bạn.
. Câu trả lời thay đổi tùy nơi quý vị ở.

24. Một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho ai?
- Mọi công dân trong tiểu bang của vị nghị sĩ đó.

25. Tại sao một số tiểu bang lại có nhiều dân biểu hơn tiểu bang khác?
(Một trong các câu trả lời)
- Dân số tiểu bang.
- Những tiểu bang này có nhiều dân hơn.
- Một số tiểu bang có nhiều dân hơn tiểu bang khác.

26. Chúng ta bầu một tổng thống cho bao nhiêu năm?
- Bốn (4) năm.

27. Chúng ta bầu Tổng Thống tháng nào? (*)
- Tháng Mười Một

28. Tổng thống hiện giờ là ai? (*)
- Barack Obama

29. Phó Tổng Thống Hoa Kỳ tên là gì?
- Joseph R. Biden, Jr.

30. Nếu Tổng Thống không thể phục vụ được nữa, ai sẽ trở thành Tổng Thống?
- Phó Tổng Thống

31. Ai trở thành Tổng Thống nếu cả Tổng Thống và Phó Tổng Thống đều không thể phục vụ được nữa?
- Chủ Tịch Hạ Viện

32. Ai là Tổng Tư Lệnh Quân Ðội?
- Tổng Thống

33. Ai ký các dự luật để trở thành luật?
- Tổng Thống

34. Ai phủ quyết các dự luật?
- Tổng Thống

35. Nội Các của Tổng Thống làm công việc gì?
- Cố vấn cho Tổng Thống

36. Nêu tên hai chức vụ cấp Nội Các.
(Hai trong số các câu trả lời)
- Bộ Trưởng Nông Nghiệp
- Bộ Trưởng Thương Mại
- Bộ Trưởng Quốc Phòng
- Bộ Trưởng Giáo Dục
- Bộ Trưởng Năng Lượng
- Bộ Trưởng Dịch Vụ Y Tế và Con Người
- Bộ Trưởng Nội Vụ
- Bộ Trưởng Ngoại Giao
- Bộ Trưởng Giao Thông
- Bộ Trưởng Ngân Khố
- Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh
- Bộ Trưởng Tư Pháp

37. Ngành tư pháp làm những công việc gì?
(Một trong các câu trả lời)
- Duyệt xét và giải thích luật lệ
- Giải quyết những tranh chấp giữa các bên
- Quyết định xem một đạo luật có vi phạm Hiến Pháp hay không

38. Tòa án cao cấp nhất ở Hoa Kỳ là gì?
- Tối Cao Pháp Viện

39. Có bao nhiêu thẩm phán Tối Cao Pháp Viện?
- Chín (9)

40. Ai là Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ?
- John Roberts hay (John G. Roberts, Jr).

41. Theo Hiến Pháp, chính quyền liên bang có một số quyền. Một quyền đó là gì?
(Một trong các câu trả lời)
- In tiền
- Tuyên chiến
- Lập quân đội
- Ký hiệp ước

42. Theo Hiến Pháp, chính quyền tiểu bang có một số quyền. Một quyền đó là gì?
(Một trong các câu trả lời)
- Cung cấp giáo dục
- Cung cấp an ninh (cảnh sát)
- Bảo đảm an toàn (cứu hỏa)
- Cấp bằng lái xe
- Chuẩn thuận khu vực và quyền sử dụng đất đai

43. Ai là Thống Ðốc tiểu bang của quý vị?
. Câu trả lời thay đổi tùy theo quý vị sống ở tiểu bang nào.

44. Thủ phủ tiểu bang của quý vị tên là gì?
. Câu trả lời thay đổi tùy theo quý vị sống ở tiểu bang nào.

45. Hai đảng chính trị lớn ở Hoa Kỳ ngày nay là gì? (*)
- Dân Chủ và Cộng Hòa

46. Ðảng chính trị của Tổng Thống hiện giờ là gì?
- Dân chủ

47. Chủ Tịch Hạ Viện hiện nay là ai?
- John Boehner

48. Có bốn tu chính án Hiến Pháp về quyền đi bầu. Hãy mô tả một trong số các tu chính án đó.
(Một trong các câu trả lời)
- Bất cứ công dân nào trên 18 tuổi cũng có thể đi bầu
- Một công dân thuộc bất cứ chủng tộc nào cũng có thể đi bầu
- Bất cứ công dân nam hoặc nữ nào cũng có thể đi bầu, hay: (Ðàn bà và đàn ông đều có thể đi bầu)
- Quý vị không phải trả tiền để đi bầu, hay: (Quý vị không phải trả một khoản thuế bầu cử để đi bầu)

49. Nêu một trách nhiệm chỉ dành cho các công dân Hoa Kỳ. (*)
(Một trong các câu trả lời)
- Ði bầu
- Phục vụ trong một bồi thẩm đoàn

50. Nêu hai quyền chỉ dành cho các công dân Hoa Kỳ
(Hai trong số các câu trả lời)
- Quyền nộp đơn xin việc làm của liên bang
- Quyền đi bầu
- Quyền ứng cử

51. Nêu hai quyền của mọi người sống tại Hoa Kỳ.
(Hai trong số các câu trả lời)
- Quyền phát biểu
- Quyền nói
- Quyền hội họp
- Quyền khiếu nại chính phủ
- Quyền thờ cúng
- Quyền mang vũ khí

52. Lời Thề Trung Thành là gì?
- Lời hứa trung thành với lá cờ và quốc gia

53. Nêu một lời hứa khi quý vị đọc Lời Thề Trung Thành.
(Một trong các câu trả lời)
- Từ bỏ sự trung thành với các quốc gia khác, hay: (Tôi từ bỏ sự trung thành với quốc gia cũ của tôi)
- Bảo vệ bản Hiến Pháp và luật pháp của Hoa Kỳ
- Tuân theo luật pháp của Hoa Kỳ
- Phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ nếu cần, hay: (Chiến đấu cho Hoa Kỳ nếu cần)
- Phục vụ đất nước nếu cần
- Trung thành với Hoa Kỳ

54. Một công dân phải đủ bao nhiêu tuổi để bầu Tổng Thống?*
- 18 tuổi trở lên

55. Nêu hai cách mà người Mỹ có thể tham gia vào nền dân chủ trong nước.
(Hai trong số các câu trả lời)
- Ði bầu
- Tham gia một đảng chính trị
- Trợ giúp trong một chiến dịch vận động
- Tham gia một nhóm công dân
- Tham gia một nhóm cộng đồng
- Bày tỏ ý kiến của quý vị với một viên chức dân cử về một vấn đề
- Gọi điện thoại cho các Nghị Sĩ và Dân Biểu của quý vị
- Công khai ủng hộ hoặc chống đối một vấn đề hoặc chính sách
- Ra ứng cử
- Viết cho một tờ báo

56. Ngày nào là ngày cuối cùng mà quý vị có thể gởi những mẫu thuế lợi tức liên bang? (*)
- 15 Tháng Tư

57. Ở độ tuổi nào một thanh niên bắt buộc phải đăng ký quân dịch?
(Một trong các câu trả lời)
- Khi đủ 18 tuổi
- Ðộ tuổi từ 18 đến 26

58. Nêu một lý do tại sao những người định cư đã tới Mỹ.
(Một trong các câu trả lời)
- Tự do
- Tự do chính trị
- Tự do tôn giáo
- Cơ hội kinh tế
- Thực hành tôn giáo của họ
- Trốn sự ngược đãi

59. Ai sống ở Mỹ trước khi những người Âu Châu tới?
(Một trong các câu trả lời)
- Thổ dân Mỹ
- Người Da Ðỏ Mỹ

60. Nhóm người nào bị đưa tới Mỹ và bị bán với tính cách nô lệ?
(Một trong các câu trả lời)
- Người Phi Châu
- Người dân từ Phi Châu

61. Tại sao những người định cư đã đánh lại người Anh?
(Một trong các câu trả lời)
- Họ đã phải trả thuế cao nhưng không có quyền lên tiếng về chuyện đó
- Quân đội Anh ở trong nhà của họ
- Người Anh không cho những người định cư quyền tự trị

62. Ai đã viết bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập?
- Thomas Jefferson

63. Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập được chấp thuận khi nào?
- 4 Tháng Bảy, 1776

64. Sơ khởi có 13 tiểu bang. Hãy nêu tên ba tiểu bang.
- Ba trong số các tiểu bang Connecticut, Delaware, Georgia, Maryland, Massachusetts, New Hampshire, New Jersey, New York, North Carolina, Pennsylvania, Rhode Island, South Carolina và Virginia.

65. Ðiều gì đã xảy ra tại Ðại Hội Lập Hiến?
(Một trong các câu trả lời)
- Bản Hiến Pháp được soạn thảo
- Những nhà lập quốc soạn bản Hiến Pháp

66. Bản Hiến Pháp được soạn thảo khi nào?
- 1787

67. Tài liệu Federalist Papers giúp thông qua Hiến Pháp Hoa Kỳ. Hãy nêu tên một người viết tài liệu này.
(Một trong các câu trả lời)
- (James) Madison
- (Alexander) Hamilton
- (John) Day
- Publius

68. Nêu một điều nổi tiếng về Benjamin Franklin.
(Một trong các câu trả lời)
- Nhà ngoại giao Hoa Kỳ
- Thành viên lớn tuổi nhất của Ðại Hội Lập Hiến
- Tổng Giám Ðốc Bưu Ðiện đầu tiên của Hoa Kỳ
- Tác giả của cuốn “Poor Richard's Almanac“

69. Ai được gọi là “Người Cha của đất nước chúng ta”?
- George Washington

70. Ai là vị Tổng Thống đầu tiên? (*)
- George Washington

71. Vào năm 1803, Hoa Kỳ đã mua một vùng đất lớn của Pháp. Vùng đất đó ở đâu?
(Một trong các câu trả lời)
- Phía Tây của Mississippi
- Phía Tây Hoa Kỳ
- Lãnh thổ Louisiana

72. Nêu tên một cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ đã tham dự trong những năm 1800.
- Chiến Tranh năm 1812, Chiến Tranh Mỹ-Mexico, Nội Chiến, hay Chiến Tranh Mỹ-Tây Ban Nha.

73. Nêu tên cuộc chiến tranh giữa miền Bắc và miền Nam Hoa Kỳ.
- Nội Chiến

74. Nêu một vấn đề đã đưa tới cuộc Nội Chiến.
(Một trong các câu trả lời)
- Chế độ nô lệ
- Các lý do kinh tế
- Quyền của các tiểu bang

75. Nêu một trong những điều mà Abraham Lincoln đã làm. (*)
(Một trong các câu trả lời)
- Cứu vãn (hoặc duy trì) Liên Bang
- Giải phóng các nô lệ
- Cầm đầu Hoa Kỳ trong cuộc Nội Chiến

76. Bản Tuyên Ngôn Giải Phóng đã làm gì?
(Một trong các câu trả lời)
- Giải phóng các nô lệ trong chế độ liên bang miền Nam
- Giải phóng các nô lệ trong các tiểu bang của liên bang miền Nam
- Giải phóng các nô lệ trong hầu hết các tiểu bang miền Nam

77. Bà Susan B. Anthony đã làm gì?
- Bà tranh đấu cho những quyền của phụ nữ

78. Nêu tên một cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ tham gia trong những năm 1900. (*)
(Một trong các câu trả lời)
- Thế Chiến I
- Thế Chiến II
- Chiến Tranh Triều Tiên
- Chiến Tranh Việt Nam
- Chiến Tranh Vùng Vịnh (hay Vịnh Ba Tư)

79. Ai là Tổng Thống trong Thế Chiến I?
- Woodrow Wilson

80. Ai là Tổng Thống trong thời Ðại Khủng Hoảng và Thế Chiến II?
- Franklin Roosevelt

81. Hoa Kỳ chiến đấu với quốc gia nào trong Thế Chiến II?
- Nhật, Ðức, Ý

82. Trước khi làm Tổng Thống, Eisenhower là tướng. Ông là tướng trong cuộc chiến nào?
- Thế Chiến II

83. Lo ngại chính của Hoa Kỳ trong cuộc Chiến Tranh Lạnh là gì?
(Một trong các câu trả lời)
- Sự bành trướng của Chủ Nghĩa Cộng Sản
- Liên Bang Xô Viết (hoặc USSR, hoặc Nga)

84. Phong trào nào tìm cách chấm dứt kỳ thị chủng tộc?
- (Phong trào) dân quyền

85. Ông Martin Luther King, Jr. đã làm gì? (*)
(Một trong các câu trả lời)
- Ông tranh đấu cho dân quyền
- Ông tranh đấu cho sự bình đẳng cho mọi người Mỹ

86. Biến cố lớn nào đã xảy ra tại Hoa Kỳ vào ngày 11 Tháng Chín, 2001?
- Những kẻ khủng bố tấn công Hoa Kỳ

87. Nêu tên một trong những bộ lạc Da Ðỏ Mỹ lớn tại Hoa Kỳ.
- (Một trong các bộ lạc) Cherokee, Seminoles, Creek, Choctaw, Arawak, Iroquois, Shawnee, Mohegan, Chippewa, Huron, Oneida, Sioux, Cheyenne, Lakotas, Crows, Blackfeet, Teton, Navajo, Apaches, Puebo, Hopi, Inuit.

88. Một trong hai con sông dài nhất của Hoa Kỳ là sông nào?
(Một trong các câu trả lời)
- Mississippi
- Missouri

89. Ðại dương nào nằm ở bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ?
- Thái Bình Dương

90. Ðại dương nào nằm ở bờ biển phía Ðông của Hoa Kỳ?
- Ðại Tây Dương

91. Nêu tên một lãnh thổ của Hoa Kỳ
(Một trong các câu trả lời)
- Samoa thuộc Mỹ
- Khối Thịnh Vượng Chung của quần đảo Bắc Mariana
- Guam
- Puerto Rico
- Quần đảo Virgin Hoa Kỳ

92. Nêu tên một tiểu bang giáp giới với Canada.
- Một trong các tiểu bang Alaska, Idaho, Maine, Michigan, Minnesota, New Hampshire, New York, North Dakota, Ohio, Pennsylvania, Vermont và Washington.

93. Nêu tên một tiểu bang giáp giới với Mexico
- Một trong các tiểu bang Arizona, California, New Mexico và Texas

94. Thủ đô của Hoa Kỳ là gì? (*)
- Washington, D.C.

95. Tượng Nữ Thần Tự Do ở đâu? (*)
(Một trong các câu trả lời)
- Hải cảng New York
- Ðảo Liberty Island
(Những câu trả lời có thể chấp nhận được: New Jersey, gần thành phố New York, và trên sông Hudson River)

96. Tại sao chúng ta có 13 sọc trên lá cờ?
(Một trong các câu trả lời)
- Bởi vì ban đầu có 13 thuộc địa
- Bởi vì các sọc đại diện cho các thuộc địa ban đầu

97. Tại sao lá cờ có 50 ngôi sao? (*)
(Một trong các câu trả lời)
- Một ngôi sao cho mỗi tiểu bang
- Mỗi ngôi sao đại diện một tiểu bang
- Có 50 tiểu bang

98. Tên của bản Quốc Ca là gì?
- Star-Spangled Banner

99. Chúng ta cử hành Ngày Ðộc Lập vào ngày nào? (*)
- 4 Tháng Bảy

100. Nêu tên hai ngày lễ toàn quốc của Hoa Kỳ.
(Hai trong các câu trả lời)
- Ngày Ðầu Năm Mới (Tết Dương Lịch)
- Ngày Martin Luther King Day
- Ngày Các Tổng Thống
- Ngày Chiến Sĩ Trận Vong
- Ngày Ðộc Lập
- Ngày Lao Ðộng
- Ngày Columbus Day
- Ngày Cựu Chiến Binh
- Ngày Tạ Ơn
- Giáng Sinh

Civics (History and Government) Questions for the Naturalization Test

The 100 civics (history and government) questions and answers for the naturalization test are listed below. The civics test is an oral test and the USCIS Officer will ask the applicant up to 10 of the 100 civics questions. An applicant must answer 6 out of 10 questions correctly to pass the civics portion of the naturalization test.

On the naturalization test, some answers may change because of elections or appointments. As you study for the test,
make sure that you know the most current answers to these questions. Answer these questions with the name of the official who is serving at the time of your eligibility interview with USCIS. The USCIS Officer will not accept an incorrect answer.

Although USCIS is aware that there may be additional correct answers to the 100 civics questions, applicants are
encouraged to respond to the civics questions using the answers provided below.

AMERICAN GOVERNMENT

A: Principles of American Democracy

1. What is the supreme law of the land?
▪ the Constitution

2. What does the Constitution do?
▪ sets up the government
▪ defines the government
▪ protects basic rights of Americans

3. The idea of self-government is in the first three words of the Constitution. what are these words?
▪ We the People

4. What is an amendment?
▪ a change (to the Constitution)
▪ an addition (to the Constitution)

5. What do we call the first ten amendments to the Constitution?
▪ the Bill of Rights

6. What is one right or freedom from the First Amendment?*
▪ speech
▪ religion
▪ assembly
▪ press
▪ petition the government

7. How many amendments does the Constitution have?
▪ twenty-seven (27)

8. What did the Declaration of Independence do?
▪ announced our independence (from Great Britain)
▪ declared our independence (from Great Britain)
▪ said that the United States is free (from Great Britain)

9. What are two rights in the Declaration of Independence?
▪ life
▪ liberty
▪ pursuit of happiness

10. What is freedom of religion?
▪ You can practice any religion, or not practice a religion.

11. What is the economic system in the United States?*
▪ capitalist economy
▪ market economy

12. What is the “rule of law”?
▪ Everyone must follow the law.
▪ Leaders must obey the law.
▪ Government must obey the law.
▪ No one is above the law.

B: System of Government

13. Name one branch or part of the government.*
▪ Congress
▪ legislative
▪ President
▪ executive
▪ the courts
▪ judicial

14. What stops one branch of government from becoming too powerful?
▪ checks and balances
▪ separation of powers

15. Who is in charge of the executive branch?
▪ the President

16. Who makes federal laws?
▪ Congress
▪ Senate and House (of Representatives)
▪ (U.S. or national) legislature


17. What are the two parts of the U.S. Congress?*
▪ the Senate and House (of Representatives)

18. How many U.S. Senators are there?
▪ one hundred (100)


19. We elect a U.S. Senator for how many years?
▪ six (6)

20. Who is one of your state’s U.S. Senators now?*
▪ Answers will vary. [District of Columbia residents and residents of U.S. territories should answer that D.C.
(or the territory where the applicant lives) has no U.S. Senators.]

21. The House of Representatives has how many voting members?
▪ four hundred thirty-five (435)

22. We elect a U.S. Representative for how many years?
▪ two (2)

23. Name your U.S. Representative.
▪ Answers will vary. [Residents of territories with nonvoting Delegates or Resident Commissioners may
provide the name of that Delegate or Commissioner. Also acceptable is any statement that the territory has
no (voting) Representatives in Congress.]

24. Who does a U.S. Senator represent?
▪ all people of the state

25. Why do some states have more Representatives than other states?
▪ (because of) the state’s population
▪ (because) they have more people
▪ (because) some states have more people

26. We elect a President for how many years?
▪ four (4)

27. In what month do we vote for President?*
▪ November

28. What is the name of the President of the United States now?*
▪ Barack Obama
▪ Obama

29. What is the name of the Vice President of the United States now?
▪ Joseph R. Biden, Jr.
▪ Joe Biden
▪ Biden

30. If the President can no longer serve, who becomes President?
▪ the Vice President

31. If both the President and the Vice President can no longer serve, who becomes President?
▪ the Speaker of the House

32. Who is the Commander in Chief of the military?
▪ the President

33. Who signs bills to become laws?
▪ the President

34. Who vetoes bills?
▪ the President

35. What does the President’s Cabinet do?
▪ advises the President

36. What are two Cabinet-level positions?
▪ Secretary of Agriculture
▪ Secretary of Commerce
▪ Secretary of Defense
▪ Secretary of Education
▪ Secretary of Energy
▪ Secretary of Health and Human Services
▪ Secretary of Homeland Security
▪ Secretary of Housing and Urban Development
▪ Secretary of the Interior
▪ Secretary of Labor
▪ Secretary of State
▪ Secretary of Transportation
▪ Secretary of the Treasury
▪ Secretary of Veterans Affairs
▪ Attorney General
▪ Vice President

37. What does the judicial branch do?
▪ reviews laws
▪ explains laws
▪ resolves disputes (disagreements)
▪ decides if a law goes against the Constitution

38. What is the highest court in the United States?
▪ the Supreme Court

39. How many justices are on the Supreme Court?
▪ nine (9)

40. Who is the Chief Justice of the United States now?
▪ John Roberts (John G. Roberts, Jr.)

41. Under our Constitution, some powers belong to the federal government. What is one power of the federal
government?
▪ to print money
▪ to declare war
▪ to create an army
▪ to make treaties

42. Under our Constitution, some powers belong to the states. What is one power of the states?
▪ provide schooling and education
▪ provide protection (police)
▪ provide safety (fire departments)
▪ give a driver’s license
▪ approve zoning and land use

43. Who is the Governor of your state now?
▪ Answers will vary. [District of Columbia residents should answer that D.C. does not have a Governor.]

44. What is the capital of your state?*
▪ Answers will vary. [District of Columbia residents should answer that D.C. is not a state and does not have a
capital. Residents of U.S. territories should name the capital of the territory.]

45. What are the two major political parties in the United States?*
▪ Democratic and Republican

46. What is the political party of the President now?
▪ Democratic (Party)

47. What is the name of the Speaker of the House of Representatives now?
▪ (John) Boehner

C: Rights and Responsibilities

48. There are four amendments to the Constitution about who can vote. Describe one of them.
▪ Citizens eighteen (18) and older (can vote).
▪ You don’t have to pay (a poll tax) to vote.
▪ Any citizen can vote. (Women and men can vote.)
▪ A male citizen of any race (can vote).

49. What is one responsibility that is only for United States citizens?*
▪ serve on a jury
▪ vote in a federal election

50. Name one right only for United States citizens.
▪ vote in a federal election
▪ run for federal office

51. What are two rights of everyone living in the United States?
▪ freedom of expression
▪ freedom of speech
▪ freedom of assembly
▪ freedom to petition the government
▪ freedom of worship
▪ the right to bear arms

52. What do we show loyalty to when we say the Pledge of Allegiance?
▪ the United States
▪ the flag

53. What is one promise you make when you become a United States citizen?
▪ give up loyalty to other countries
▪ defend the Constitution and laws of the United States
▪ obey the laws of the United States
▪ serve in the U.S. military (if needed)
▪ serve (do important work for) the nation (if needed)
▪ be loyal to the United States

54. How old do citizens have to be to vote for President?*
▪ eighteen (18) and older

55. What are two ways that Americans can participate in their democracy?
▪ vote
▪ join a political party
▪ help with a campaign
▪ join a civic group
▪ join a community group
▪ give an elected official your opinion on an issue
▪ call Senators and Representatives
▪ publicly support or oppose an issue or policy
▪ run for office
▪ write to a newspaper

56. When is the last day you can send in federal income tax forms?*
▪ April 15

57. When must all men register for the Selective Service?
▪ at age eighteen (18)
▪ between eighteen (18) and twenty-six (26)


AMERICAN HISTORY

A: Colonial Period and Independence

58. What is one reason colonists came to America?
▪ freedom
▪ political liberty
▪ religious freedom
▪ economic opportunity
▪ practice their religion
▪ escape persecution

59. Who lived in America before the Europeans arrived?
▪ American Indians
▪ Native Americans

60. What group of people was taken to America and sold as slaves?
▪ Africans
▪ people from Africa

[b]61. Why did the colonists fight the British?
▪ because of high taxes (taxation without representation)
▪ because the British army stayed in their houses (boarding, quartering)
▪ because they didn’t have self-government

62. Who wrote the Declaration of Independence?
▪ (Thomas) Jefferson

63. When was the Declaration of Independence adopted?
▪ July 4, 1776

64. There were 13 original states. Name three.
▪ New Hampshire
▪ Massachusetts
▪ Rhode Island
▪ Connecticut
▪ New York
▪ New Jersey
▪ Pennsylvania
▪ Delaware
▪ Maryland
▪ Virginia
▪ North Carolina
▪ South Carolina
▪ Georgia

65. What happened at the Constitutional Convention?
▪ The Constitution was written.
▪ The Founding Fathers wrote the Constitution.

66. When was the Constitution written?
▪ 1787

67. The Federalist Papers supported the passage of the U.S. Constitution. Name one of the writers.
▪ (James) Madison
▪ (Alexander) Hamilton
▪ (John) Jay
▪ Publius

68. What is one thing Benjamin Franklin is famous for?
▪ U.S. diplomat
▪ oldest member of the Constitutional Convention
▪ first Postmaster General of the United States
▪ writer of “Poor Richard’s Almanac”
▪ started the first free libraries

69. Who is the “Father of Our Country”?
▪ (George) Washington

70. Who was the first President?*
▪ (George) Washington


B: 1800s

71. What territory did the United States buy from France in 1803?
▪ the Louisiana Territory
▪ Louisiana

72. Name one war fought by the United States in the 1800s.
▪ War of 1812
▪ Mexican-American War
▪ Civil War
▪ Spanish-American War

73. Name the U.S. war between the North and the South.
▪ the Civil War
▪ the War between the States

74. Name one problem that led to the Civil War.
▪ slavery
▪ economic reasons
▪ states’ rights

75. What was one important thing that Abraham Lincoln did?*
▪ freed the slaves (Emancipation Proclamation)
▪ saved (or preserved) the Union
▪ led the United States during the Civil War

76. What did the Emancipation Proclamation do?
▪ freed the slaves
▪ freed slaves in the Confederacy
▪ freed slaves in the Confederate states
▪ freed slaves in most Southern states

77. What did Susan B. Anthony do?
▪ fought for women’s rights
▪ fought for civil rights


C: Recent American History and Other Important Historical Information

78. Name one war fought by the United States in the 1900s.*
▪ World War I
▪ World War II
▪ Korean War
▪ Vietnam War
▪ (Persian) Gulf War

79. Who was President during World War I?
▪ (Woodrow) Wilson

80. Who was President during the Great Depression and World War II?
▪ (Franklin) Roosevelt

81. Who did the United States fight in World War II?
▪ Japan, Germany, and Italy

82. Before he was President, Eisenhower was a general. What war was he in?
▪ World War II

83. During the Cold War, what was the main concern of the United States?
▪ Communism

84. What movement tried to end racial discrimination?
▪ civil rights (movement)

85. What did Martin Luther King, Jr. do?*
▪ fought for civil rights
▪ worked for equality for all Americans

86. What major event happened on September 11, 2001, in the United States?
▪ Terrorists attacked the United States.

87. Name one American Indian tribe in the United States. [USCIS Officers will be supplied with a list of federally recognized American Indian tribes.]
▪ Cherokee
▪ Navajo
▪ Sioux
▪ Chippewa
▪ Choctaw
▪ Pueblo
▪ Apache
▪ Iroquois
▪ Creek
▪ Blackfeet
▪ Seminole
▪ Cheyenne
▪ Arawak
▪ Shawnee
▪ Mohegan
▪ Huron
▪ Oneida
▪ Lakota
▪ Crow
▪ Teton
▪ Hopi
▪ Inuit

INTEGRATED CIVICS

A: Geography

88. Name one of the two longest rivers in the United States.
▪ Missouri (River)
▪ Mississippi (River)

89. What ocean is on the West Coast of the United States?
▪ Pacific (Ocean)

90. What ocean is on the East Coast of the United States?
▪ Atlantic (Ocean)

91. Name one U.S. territory.
▪ Puerto Rico
▪ U.S. Virgin Islands
▪ American Samoa
▪ Northern Mariana Islands
▪ Guam

92. Name one state that borders Canada.
▪ Maine
▪ New Hampshire
▪ Vermont
▪ New York
▪ Pennsylvania
▪ Ohio
▪ Michigan
▪ Minnesota
▪ North Dakota
▪ Montana
▪ Idaho
▪ Washington
▪ Alaska

93. Name one state that borders Mexico.
▪ California
▪ Arizona
▪ New Mexico
▪ Texas

94. What is the capital of the United States?*
▪ Washington, D.C.

95. Where is the Statue of Liberty?*
▪ New York (Harbor)
▪ Liberty Island
[Also acceptable are New Jersey, near New York City, and on the Hudson (River).]


B: Symbols

96. Why does the flag have 13 stripes?
▪ because there were 13 original colonies
▪ because the stripes represent the original colonies

97. Why does the flag have 50 stars?*
▪ because there is one star for each state
▪ because each star represents a state
▪ because there are 50 states

98. What is the name of the national anthem?
▪ The Star-Spangled Banner


C: Holidays

99. When do we celebrate Independence Day?*
▪ July 4

100. Name two national U.S. holidays.
▪ New Year’s Day
▪ Martin Luther King, Jr. Day
▪ Presidents’ Day
▪ Memorial Day
▪ Independence Day
▪ Labor Day
▪ Columbus Day
▪ Veterans Day
▪ Thanksgiving
▪ Christmas

* If you are 65 years old or older and have been a legal permanent resident of the United States for 20 or more years, you
may study just the questions that have been marked with an asterisk.