Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Mã số Khai Thuế Cá Nhân (ITIN Individual Taxpayer Identification Number)


ITIN là gì?

Mã số Khai Thuế Cá Nhân (Individual Taxpayer Identification Number, hay ITIN) là số cứu xét thuế do Sở Thuế Vụ cấp. Đó là số có chín chữ số luôn bắt đầu bằng số 9 và có dãy số từ 70-88 ở số thứ tư và thứ năm, thí dụ 9XX-70-XXXX. IRS cấp số ITIN cho những người bị đòi hỏi phải có số nhận diện người đóng thuế Hoa Kỳ nhưng chưa có, và không đủ điều kiện được Số An Sinh Xã Hội (Social Security Number, hay SSN) từ Ban Điều Quản An Sinh Xã Hội (Social Security Administration, hay SSA). ITIN sẽ được cấp bất kể tình trạng nhập cư vì cả ngoại nhân thường trú lẫn ngoại nhân không thường trú đều bị đòi hỏi phải có số khai thuế hay báo cáo Hoa Kỳ theo Luật Thuế Vụ. Những người này phải có đòi hỏi khai thuế và nộp bản khai thuế lợi tức liên bang hợp lệ mới được cấp số ITIN, trừ khi họ đáp ứng điều ngoại lệ.



ITIN dùng để làm gì?
ITIN chỉ để báo cáo thuế liên bang, và không dùng để phục vụ cho bất cứ mục đích nào khác. IRS cấp số ITIN để giúp người dân tuân theo luật thuế vụ Hoa Kỳ, và cung cấp phương tiện để giải quyết và ghi chép hữu hiệu cho bản khai thuế và tiền trả cho những người không đủ điều kiện được Số An Sinh Xã Hội. Số ITIN không cho phép làm việc tại Hoa Kỳ hay giúp có đủ điều kiện được quyền lợi An Sinh Xã Hội hoặc Khấu Trừ Thuế Lợi Tức Do Lao Động.



Người nào cần có ITIN?
IRS cấp số ITIN cho kiều bào ngoại quốc và những người khác bị đòi hỏi phải báo cáo hay khai thuế liên bang và không đủ điều kiện được SSN. Ngoại nhân nào không thường trú không đủ tiêu chuẩn được SSN cần nộp bản khai thuế Hoa Kỳ chỉ để xin hoàn thuế theo những điều khoản của hiệp ước thuế Hoa Kỳ, sẽ cần có ITIN.


Những thí dụ khác về người cần ITIN bao gồm:
• Người nước ngoài không thường trú cần phải nộp bản khai thuế Hoa Kỳ. 
• Người nước ngoài thường trú Hoa Kỳ (dựa theo số ngày cư trú tại Hoa Kỳ) nộp bản khai thuế Hoa Kỳ. 
• Người phụ thuộc hay người hôn phối của công dân Hoa Kỳ/ngoại nhân thường trú. 
• Người phụ thuộc hay người phối của người có thị thực là ngoại nhân không thường trú.



Làm thế nào tôi biết mình cần có ITIN?
Nếu quý vị không có SSN và không đủ tiêu chuẩn được SSN, nhưng cần cung cấp số nhận diện thuế liên bang hay nộp bản khai thuế lợi tức liên bang thì phải nộp đơn xin ITIN.

Nếu quý vị nộp đơn xin SSN nhưng chưa được giải quyết, thì không nộp W-7. Chỉ điền vào Mẫu W-7 nếu Ban Điều Quản An Sinh Xã Hội (Social Security Administration, hay SSA) báo cho quý vị biết là không thể cấp SSN.

Muốn xin số SSN, xem mẫu SS-5, Application for a Social Security Card (Đơn Xin Thẻ An Sinh Xã Hội). Muốn lấy Mẫu SS-5 hoặc muốn biết mình có đủ tiêu chuẩn được SSN hay không, viếng thăm Mạng Lưới Ban Điều Quản An Sinh Xã Hội hoặc liên lạc văn phòng SSA. Theo luật, thì người nước ngoài không thể có cả ITIN và SSN. IRS giải quyết bản khai thuế thể hiện SSN hoặc ITIN trên khoảng trống mà mẫu thuế đòi hỏi SSN. IRS sẽ không nhận, và không giải quyết các mẫu thể "SSA205c", "nộp đơn xin", "NRA", có khoảng trống, v.v…



Làm thế nào để nộp đơn xin ITIN?
Mẫu W-7, Đơn Xin Số Nhận Diện Người Đóng Thuế của IRS để nộp. Đính kèm bản khai thuế lợi tức liên bang hợp lệ, trừ khi quý vị đủ điều kiện được điều ngoại lệ, và chứng minh danh tánh bản gốc, có công chứng, hay chứng thực và giấy tờ về tình trạng ngoại nhân của quý vị. Do nộp bản khai thuế như là bản đính kèm cho đơn xin ITIN, quý vị không nên gởi bản khai thuế đến địa chỉ nêu trong hướng dẫn Mẫu 1040, 1040A hay 1040EZ. 

Các giấy tờ cần thiết
1. W-7
2. Giấy khai thuế: Form 1040
3. Passport bản chính + copy passport (công chứng)
4. Khai sinh bản chính + copy khai sinh (công chứng)
5. Hôn thú bản chính + copy hôn thú (công chứng)
Nếu không phải bằng tiếng Anh phải dịch sang tiếng Anh.

Gởi đến địa chỉ

Internal Revenue Service (Sở Thuế Vụ)
Austin Service Center
ITIN Operation
P.O. Box 149342
Austin, TX 78714-9342


Quý vị cũng có thể nộp đơn dùng dịch vụ của Đại Điện Thu Nhận được IRS ủy quyền hay viếng thăm Trung Tâm Trợ Giúp Người Đóng Thuế của IRS thay vì gởi thông tin qua bưu điện cho IRS tại Austin. Trung Tâm Trợ Giúp Người Đóng Thuế ( Taxpayer Assistance Centers, hay TACs) tại Hoa Kỳ có giúp đỡ trực tiếp cho người xin ITIN trên căn bản không cần lấy hẹn hoặc lấy hẹn. Đương đơn ngoài Hoa Kỳ nên liên lạc với văn phòng IRS hải ngoại để biết văn phòng đó có nhận đơn xin Mẫu W-7 hay không. Đơn Vị ITIN của IRS tại Austin cấp số qua bưu điện.



Khi nào nên nộp đơn xin ITIN?
Quý vị nên điền vào Mẫu W-7 ngay sau khi sẵn sàng nộp bản khai thuế lợi tức liên bang, vì quý vị cần đính kèm bản khai thuế vào đơn xin. Nếu quý vị đáp ứng một trong những ngoại lệ cho đòi hỏi khai thuế thì nộp Mẫu W-7, cùng với giấy tờ chứng minh danh tánh, tình trạng ngoại nhân và các loại giấy tờ bổ sung cần thiết để chứng minh quý vị đủ điều kiện được ngoại lệ càng sớm càng tốt sau khi biết rằng mình được ngoại lệ đó. Quý vị có thể nộp đơn xin ITIN vào bất cứ lúc nào trong năm, tuy nhiên, nếu nộp bản khai thuế đính kèm vào Mẫu W-7 sau ngày đáo hạn của bản khai thuế thì quý vị sẽ bị tính tiền lãi và/hoặc tiền phạt. Quý vị nên nộp bản khai thuế năm hiện tại vào trước ngày đáo hạn để tránh bị tính lãi và/hoặc tiền phạt.



Tôi có thể nhờ giúp làm đơn xin ITIN ở đâu?
Quý vị có thể gọi số miễn phí của IRS là1-800-829-1040 để biết thông tin và giúp đỡ điền vào Mẫu W-7 và bản khai thuế, hoặc để xem tình trạng đơn xin của mình sau khi nộp Mẫu W-7 được sáu tuần.

Có trợ giúp tại Trung Tâm Trợ Giúp Người Đóng Thuế của IRS tại Hoa Kỳ, giúp trực tiếp làm đơn xin ITIN trên căn bản không cần lấy hẹn hoặc lấy hẹn. Đương đơn ngoài Hoa Kỳ nên liên lạc với văn phòng IRS hải ngoại để biết văn phòng đó có nhận đơn Mẫu W-7 hay không.

Quý vị cũng có thể dùng dịch vụ của Đại Lý Thu Nhận được ủy quyền của IRS.



Làm thế nào và khi nào có thể nhận số ITIN?
Nếu đủ điều kiện được ITIN và đơn xin điền đầy đủ thì quý vị sẽ nhận thư từ IRS cho số nhận diện đóng thuế, thường là trong vòng sáu tuần. Nếu chưa nhận ITIN hay thư tín khác sau khi nộp đơn được sáu tuần thì quý vị có thể gọi số miễn phí 1-800-829-1040 của IRS để hỏi về tình trạng đơn xin của mình.



ITIN có hợp lệ để nhận diện không?
Không. ITIN không phải là nhận diện hợp lệ ngoài hệ thống thuế. Vì ITIN chỉ dành để giải quyết thuế, IRS không áp dụng cùng tiêu chuẩn như những cơ quan cung cấp chứng nhận danh tánh chính hiệu. Đương đơn ITIN không cần đích thân nộp, và IRS sẽ không công nhận mức xác thực của giấy tờ nhận diện. ITIN không chứng minh danh tánh ngoài hệ thống thuế Liên Bang, và không được đưa ra hay chấp nhận là để nhận diện cho mục đích không liên quan đến thuế.



ITIN có hợp lệ cho mục đích làm việc không?
Không. ITIN chỉ dành cho mục đích thuế lợi tức liên bang mà thôi. Có ITIN sẽ không thay đổi tình trạng nhập cư hay quyền làm việc tại Hoa Kỳ của quý vị.



Có thể dùng ITIN làm giấy tờ tùy thân xin giấy phép lái xe tiểu bang không?
Không. ITIN không phải là nhận diện hợp lệ ngoài hệ thống thuế. Muốn biết thêm thông tin xem liên lạc DMV cung cấp cho các sở xe động cơ tiểu bang (Department of Motor Vehicles, hay DMV).
# Lưu ý:
 

Nếu không tự làm được thì bạn cần điền:


1. W-7
2. Passport bản chính + copy passport (công chứng)
3. Khai sinh bản chính + copy khai sinh (công chứng)
4. Hôn thú bản chính + copy hôn thú (công chứng)
Nếu không phải bằng tiếng Anh phải dịch sang tiếng Anh.


Đem hết những giấy tờ đó tới trực tiếp văn phòng IRS chi nhánh tại địa phương cư trú, cộng chung với bản khai thuế 1040. Một khi nhân viên IRS nơi đây tiếp nhận hồ sơ và đóng dấu mộc họ sẻ gởi đi giúp bạn thì kết quả sẻ chắc chắn hơn.

IRS sẽ gởi cho bạn số ITIN, tới khi đó bạn dùng số ITIN được cấp để hoàn thiện mẩu 1040 cho năm 2011 và chính thức gởi cho IRS.
Trong trường hợp tới thời điểm April 15, mà bạn vẫn chưa nhận được số ITIN, bạn điền đơn xin gia hạn ngày khai thuế.
 http://www.irs.gov/Individuals/General-ITIN-Information

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

BẰNG CHỨNG QUAN HỆ HÔN THÊ HÔN PHU HOẶC VỢ CHỒNG

Bài viết là tổng hợp các bài viết của nhiều luật sư khác nhau. Bài này có thể áp dụng cho các diện bảo lãnh vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu ở hầu như khắp mọi nơi trên thế giới như Canada, Mỹ, Pháp. Úc, v.v…

Nếu bạn nộp đơn xin visa diện hôn thê hôn phu, bạn sẽ phải thu thập những bằng chứng bạn có ý định kết hôn thật. Nếu bạn nộp đơn xin visa diện vợ chồng, bạn sẽ phải thu thập những bằng chứng bạn đã kết hôn thật.



Sau đây là một vài điều giúp bạn chứng minh quan hệ của bạn.

1. Mở một tài khoản ngân hàng chung. Có một vài quốc gia mà bạn không thể mở tài khoản ngân hàng chung. Trong một vài trường hợp, bạn có thể mở tài khoản chung ở Mỹ nếu cung cấp được cho ngân hàng những giấy tờ nhận dạng. Tốt nhất là cả hai người sử dụng tài khoản chung đó để đặt tiền vào và rút tiền ra.

2. Làm đơn xin thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ chung. Tài chánh chung là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên di trú xem xét khi quyết định hôn nhân thật hay giả.

3. Thêm tên trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Nếu bạn có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì bạn hãy thêm tên của người thừa hưởng là người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn. Tương tự như vậy, nếu bạn có di chúc thì bạn hãy sửa lại di chúc của bạn để thêm tên của người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn là người thừa hưởng di chúc.

4. Sửa đổi hợp đồng thuê nhà. Nếu hai người sống chung mà chỉ có một người có tên trong tờ hợp đồng thuê nhà thì bạn yêu cầu chủ nhà sửa đổi hợp đồng thuê nhà để thêm tên của người kia. Ngoài ra, bạn cũng nên thâu lượm thêm những bằng chứng khác chứng minh hai người ở chung với nhau, như biên lai mướn nhà có tên của cả hai người trên đó, bằng lái x echo thấy địa chỉ chung, và thư từ gửi về địa chỉ đó cho người này hoặc người kia.

5. Giấy tờ điện thoại. Hãy chứng minh rằng hai người gọi điện thoại cho nhau, nhất là khi sống xa nhau. Điều này dễ thực hiện nếu bạn có hóa đơn điện thoại với chi tiết những cuộc gọi. Không nên sử dụng thẻ điện thoại vì chúng không cò chi tiết những cuộc gọi. Một phương pháp rẻ tiền là dùng MagicJack hoặc Skype, v.v… Với MagicJack, bạn bấm vào nút MY ở phía trên bên trái của màn ảnh. Nó sẽ dẫn bạn đến trang https://web01.magicjack.com/my/login.html để bạn vào số điện thoại MagicJack hoặc địa chỉ email và khẩu lệnh của bạn. Khi vào trong đó, bạn chọn My Contacts trước, My Call Logs kế tiếp và sau cùng là Show. Bạn sẽ thấy chi tiết những cuộc gọi đi và goi đến (số điện thoại, ngày/giờ, thời gian nói chuyện). Chi tiết những cuộc gọi thường chỉ được lưu trong vòng 6 tháng. Do đó, bạn nên in ra một vài lần trong năm.

6. Sử dụng kỹ thuật cao. Nếu bạn là người thích kỹ thuật hay dùng Instant Messages (IMs còn gọi là Tin nhắn nhanh) và Text Messages (SMS còn gọi là Tin nhắn văn bản), hãy chứng minh điều đó. Thí dụ, trong Skype, bạn chọn View và Recent để tìm những tin nhắn nhanh hay tin nhắn văn bản cuối cùng của bạn. Cũng như điện thoại, chi tiết những tin nhắn thường chỉ được lưu trong vòng 6 tháng. Do đó, bạn nên in ra một vài lần trong năm.

Nếu bạn dùng Facebook hoặc những phương tiện xã hội khác, xin lưu ý rằng chính phủ sẽ để ý đến bạn. Cả Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) lẫn nhân viên lãnh sự đều báo cáo rằng họ có thể xem xét phương tiện xã hội khi điều tra tính chất hợp lệ của một quan hệ. Bạn có thể sử dụng phương tiện xã hội để chứng minh quan hệ của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tự kiểm duyệt chính bạn bằng cách tránh nói đến những sinh hoạt có thể bất hợp pháp hay phản ảnh xấu về bạn.

7. Gửi tiền. Nếu bạn không có tài khoản chung vì lý do diện hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng sống xa nhau, bạn có thể hỗ trợ tài chánh cho người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn như nhiều người khác đã từng làm chuyện đó. Thay vì gửi tiền mặt, bạn nên gửi tiền dưới dạng có thể dung làm bằng chứng. Western Union, MoneyGram, và chuyển tiền bằng điện báo ngân hàng là những cách tốt để gửi tiền vì bạn sẽ biên nhận với tên họ người gửi và tên họ người nhận. Những cách đó mặc dù tốt nhưng có thể đắt tiền. Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mở tài khoản cùng ngân hàng với người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn. Có những ngân hàng không thu lệ phí hoặc thu lệ phí thấp khi bạn chuyển tiền giữa các tài khoản khác nhau của những khác hàng khác nhau trong cùng hệ thống ngân hàng. Khi bạn gửi tiền, bạn nên ghi chú mục đích như “Tiền để ăn Tết”. Điều này có thể có ích cho bạn.

8. Đi du ngoạn chung. Chứng minh rằng bạn đi du lịch hay nghỉ phép chung với người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn là một cách rất tốt để chứng minh quan hệ thật. Bạn nên lưu giữ vé máy bay, giấy đặt phòng/đăng ký phòng/hóa đơn khách sạn có tên của hai người, hình ảnh, và dấu hộ chiếu (nếu bạn đi du lịch ở nước ngoài).

9. Gặp bố mẹ của người hôn thê hôn phu hoặc của người phối ngẫu. Nếu bạn chưa gặp bố mẹ người hôn thê hôn phu hoặc bố mẹ người phối ngẫu của bạn thì bạn hãy cố gắng gặp họ. Hãy chứng minh những cuộc đi chơi và hãy chụp hình chung. Nếu bạn không thể gặp mặt họ thì hãy cố gắng liên lạc với họ bằng điện thoại (chứng minh những cuộc gọi), thư từ (như cố gắng gửi cho họ thiệp chúc sinh nhật hoặc thiệp Giáng Sinh), hoặc bằng Internet (tin nhắn nhanh hoặc tin nhắn văn bản).

10. Trang bị tập ảnh (album) của bạn. Hãy xếp theo thứ tự thời gian những hình ản trong suốt quá trình quan hệ, kể từ lúc hai người gặp mặt nhau cho đến bây giờ. Không nên chỉ có ra những tấm hình chỉ có hai người mà phải có cả những tấm hình chụp với bạn bè và gia đình của hai người. Bạn nên dùng những máy chụp hình ghi ngày tự động. Bạn nên ghi trên từng tấm hình chú thích về duyên cớ, nơi và ngày chụp hình cùng tên và quan hệ của những người trong hình. Tuy nhiên xin bạn lưu ý rằng Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) sẽ không trả lại bất cứ hình ảnh nào. Do đó, bạn nên lưu lại những tấm hình của bạn.

11. Báo cho chỗ làm của bạn biết. Thông thường, chỗ làm của bạn muốn biết thông tin về họ hàng hoặc bạn bè của bạn là người mà họ có thể liên lạc khi có chuyện khẩn cấp hay/và là người thừa hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay sức khỏe của chỗ làm. Hãy cho họ tên họ của hôn thê hôn phu hoặc của người phối ngẫu của bạn.

Dĩ nhiên là có một vài quan hệ dễ chứng minh hơn những quan hệ khác. Ở một thái cực này, bạn sẽ dễ chứng minh trường hợp của bạn nếu bạn tổ chức đám cưới với hàng trăm khách mời, có con chung, có bất động sản hoặc tài khoản ngân hàng đứng tên chung và khai thuế chung. Ở một thái cực khác, bạn sẽ khó chứng minh trường hợp của bạn nếu bạn là người hôn thê hôn phu chỉ gặp mặt nhau có một hoặc hai lần (hay là một cặp vợ chồng có kết hôn sống xa nhau), nếu bạn không nói lưu loát tiếng của người kia, nếu quá trình văn hóa khác nhau, nếu bạn có nhiều cuộc hôn nhân trước, và tuổi của hai người cách nhau nhiều thập niên. Đa số trường hợp nằm ở giữa.

Khi đi phỏng vấn, bạn hãy mang theo bản chánh của những giấy tờ nói ở trên cùng với bản sao của chúng. Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và Sở Di Trú Canada (CIC) chấp nhận bản sao, nhưng họ có quyền yêu cầu bản chánh. Ngoài ra, tất cả giấy tờ bằng tiếng khác phải kèm theo bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (trong trường hợp ở Canada) có công chứng.

Người bảo lãnh sẽ phải dự cuộc phỏng vấn nếu bảo lãnh ngay trong Canada hay trong nước Mỹ.

Sau đây là những dấu hiệu cho thấy khả năng hôn nhân gian lận mà nhân viên di trú hoặc nhân viên lãnh sự sẽ xem xét. Nếu càng có nhiều dấu hiệu trong trường hợp của bạn thì bạn càng cấn có nhiều bằng chứng để chứng minh quan hệ của bạn:

• Hai người cách nhau nhiều tuổi;
• Đàn bà lớn hơn đàn ông nhiều tuổi;
• Người bảo lãnh và người được bảo lãnh không nói được tiếng của nhau;
• Vợ chồng sống xa nhau vì những lý do ngoài lý do học vấn và nghề nghiệp;
• Vợ chồng sống xa nhau ở hai nước khác nhau một thời gian dài mà người ở Canada hoặc ở Mỹ không viếng thăm người phối ngẫu của mình ở nước ngoài;
• Văn hóa và nguồn gốc dân tộc khác nhau nhiều;
• Gia đình hay/và bạn bè không biết cuộc hôn nhân của bạn;
• Hôn nhân được dàn xếp bởi một người thứ ba;
• Kết hôn ngay lập tức sau khi người được bảo lãnh sợ hoặc nhận được giấy báo phải rời khỏi Canada hoặc Mỹ;
• Lời khai về những câu hỏi mà hai vợ chồng cùng phải biết khác nhau;
• Hôn nhân ghi trong giấy tờ cá nhân của người vợ hoặc của người chồng hoặc của cả hai;
• Hai người không ở chung với nhau kể từ khi kết hôn;
• Người được bảo lãnh là bạn bè trong gia đình;
• Lúc trước, người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh những người nước ngoài, nhất là những người phối ngẫu nước ngoài.

Bạn phải thu thập bằng chứng trong suốt quá trình quan hệ kể từ lúc hai người mới gặp nhau lần đầu cho đến bây giờ. Điều kiện luật định mà bạn phải tôn trọng là ở thời điểm kết hôn, cả hai người có ý định sống chung. Để xem xét ý định của bạn ở thời điểm đó, chính phủ sẽ cần phải duyệt xét bằng chứng của bạn trước và sau hôn nhân. Thí dụ, nếu bạn sanh con một năm sau ngày đám cưới thì điều đó là một bằng chứng gián tiếp về ý định hôn nhân thật của hai vợ chồng bạn.

Luật đặt trách nhiệm dẫn chứng lên đương đơn. Điều này có nghĩa rằng đơn của bạn sẽ không được chấp thuận trừ phi bạn thỏa mãn được chính phủ bằng cách chứng minh rằng bạn kết hôn thật. Điều này khác với hồ sơ hình luật mà bị cáo được cho là vô tội trừ phi chính phủ chứng minh ngược lại.

Hungviet

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

3 Thay Ðổi Quan Trọng Của Luật Di Trú Trong Năm 2012

Sự Thay Ðổi Thứ Nhất Của Sở Di Trú:
Việc tiến hành duyệt xét đơn mới I-601A xin hủy bỏ vi phạm.

 Việc này vẫn chưa được thực hiện, nhưng hy vọng sẽ đến trong một ngày không xa. Việc tiến hành duyệt xét loại đơn mới mẻ này được thực hiện để giúp cho những người thân trực hệ của các công dân  Mỹ đã sống ở Hoa Kỳ bất hợp lệ trên 6 tháng, và đối diện với luật cấm nhập cảnh từ 3 đến 10 năm nếu họ rời Hoa Kỳ để xin chiếu khán (visa) di dân ở nước ngoài. Sau khi sở di trú chấp thuận đơn xin Hủy Bỏ Vi Phạm Tạm Thời I-601A, những người thân trực hệ của các công dân Mỹ sẽ có thể rời khỏi Hoa Kỳ để tham dự những cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân mà không còn sợ đơn xin Thẻ Xanh sẽ bị từ chối vì đã ở qúa hạn tại Hoa Kỳ.

Những người nộp đơn xin huỷ bỏ vi phạm trên mẫu đơn mới sẽ đòi hỏi việc chứng minh những khó khăn trầm trọng sẽ xảy đến người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ. Tình trạng "khó khăn trầm trọng" có nghĩa là những gì sẽ xảy ra nếu đương đơn phải rời khỏi Hoa Kỳ vĩnh viễn, hoặc "khó khăn trầm trọng" sẽ xảy ra nếu cha mẹ hay người phối ngẫu công dân Mỹ phải thay đổi chỗ ở để đi theo đương đơn.

Cần lưu ý rằng Sở di trú USCIS sẽ chỉ cứu xét tình trạng khó khăn trầm trọng xảy ra với người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ. Nếu qúy vị phân trần những khó khăn trầm trọng xảy ra cho chính mình hoặc những người khác ở bên cạnh người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ, thì qúy vị phải chứng minh tình trạng khó khăn trầm trọng sẽ ra sao đối với người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ. Nếu chỉ thuần túy ước muốn sống chung với người thân ở Hoa Kỳ sẽ không được xem là "khó khăn trầm trọng". Càn phải có nhiều bằng chứng vững chắc nếu muốn chứng minh tình trạng "khó khăn trầm trọng".

Một cá nhân có thể nộp đơn xin hủy bỏ vi phạm tạm thời vì cư ngụ quá hạn nếu họ từng thực sự cư ngụ ở Hoa Kỳ; ít nhất 17 tuổi; là người được bảo lãnh có tên trong đơn xin chiếu khán di dân (đơn I-130) xác nhận diện bảo lãnh là người thân trực hệ của công dân Hoa Kỳ; đáp ứng tích cực thủ tục xin chiếu khán di dân và đã trả tiền lệ phí nộp đơn xin chiếu khán di dân cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ; có thể chứng minh rằng việc từ chối nhập cảnh sẽ đưa đến tình trạng khó khăn trầm trọng cho người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ.


 Sự Thay Ðổi Thứ Hai Của Sở Di Trú:
 Những Lợi Ích Của Người Còn Sống: Một chọn lực mới cho những người đang sống ở Hoa Kỳ sau khi "Người Thân Ðủ Tiêu Chuẩn" qua đời

Trong quá khứ, chỉ có người góa bụa của một công dân Mỹ có thể tiếp tục nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi người hôn phối bảo lãnh qua đời. Ðạo luật INA 240(I) mở rộng thêm sự lựa chọn cho những lợi ích di trú của người còn sống đến những hạng mục liên hệ thân nhân khác, bao gồm cả những người được hưởng quyền lợi đi theo (như con cái của đương đơn chẳng hạn) của các diện bảo lãnh gia đình.

Luật mới này ưu tiên nhắm vào các đương đơn xin chiếu khán đang ở Hoa Kỳ. Trong thời điểm hiện nay, chúng ta vẫn chưa rõ luật này sẽ áp dụng dễ dàng ra sao đối với những người hiện sống ở Việt Nam.  Sở di trú hiểu rằng nhóm chữ "người thân đủ tiêu chuẩn" có thể là Người bảo lãnh hoặc Người được bảo lãnh (Ðương đơn chính). Nói cách khác, nếu Người được bảo lãnh đã kết hôn hoặc là người mẹ/người cha độc thân qua đời, thì người hôn phối còn sống và những đứa con còn sống của Người được bảo lãnh sẽ vẫn hợp lệ để xin chiếu khán di dân.

Ðể xin phục hồi đơn bảo lãnh đã được chấp thuận theo tiêu chuẩn nhân đạo, hoặc của một đơn bảo lãnh đã bị từ chối vì "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời, người được hưởng quyền lợi nên gửi thư yêu cầu xin phục hồi đến trung tâm di trú hoặc văn phòng di trú địa phương nào đã chấp thuận đơn bảo lãnh.

Mặc dù sự liên hệ gia đình ở Hoa Kỳ là sự quan tâm lớn trong việc xin "phục hồi vì lý do nhân đạo", nhưng sẽ không có những đòi hỏi khắt khe mà người được hưởng quyền lợi ở Việt Nam phải chứng mình về tình trạng vô cùng khó khăn của mình, hoặc đối với những người thân đang sống tại Hoa Kỳ, để việc phục hồi có thể được chấp thuận sau khi "người thân đủ tiêu chuẩn" qua đời.

 Sự Thay Ðổi Thứ Ba Của Sở Di Trú:
 Chương trình "DACA"  


"DACA" là những chữ viết tắt của chương trình Tạm Hoãn Thi Hành (Lệnh Trục Xuất) Cho Những Người Ðến (Mỹ) Từ Thơ Ấu (tức Deferred Action for Childhood Arrivals".
Chương trình này cho phép những cá nhân hội đủ những điều kiện cụ thể để xin cứu xét lệnh tạm hoãn trục xuất từ Sở di trú. Nếu họ nhận được giấy tạm hoãn trục xuất, họ sẽ không bị đặt trong tình trạng phải di chuyển nơi cư trú hoặc bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ.
Họ sẽ được phép sống hợp lệ và làm việc hợp pháp tại Hoa Kỳ trong 2 năm và có thể được gia hạn. Chương trình mới này không mang lại Thẻ Xanh. Ðây chỉ là một thủ tục giúp cho họ được sống tạm thời hợp pháp tại Hoa Kỳ. Mẫu đơn và hướng dẫn cho chương trình này đã có sẵn trên trang nhà của Sở di trú tại: http://uscis.gov/i-821d.

Qúy vị có thể xin Lệnh Hoãn Thi Hành Cho Những Người Ðến Từ Thơ Ấu nếu hội đủ những tiêu chuẩn sau đây:

- Qúy vị đến Hoa Kỳ trước khi 16 tuổi và phải ít nhất 15 tuổi vào thời điểm nộp đơn.

- Qúy vị cư ngụ liên tục ở Hoa Kỳ từ ngày 15 tháng 6 năm 2007 đến hiện tại.

- Qúy vị dưới 31 tuổi cho đến ngày 15 tháng 6 năm 2012, hoặc diện di trú hợp lệ hết hạn vào ngày 15 tháng 6 năm 2012.

- Qúy vị hiện đang đi học, hay đã tốt nghiệp, hoặc có chứng chỉ hoàn tất bậc trung học, hoặc có chứng chỉ phát triển giáo dục phổ thông, hay qúy vị là cựu quân nhân được giải ngũ danh dự từ Lính Tuần Phòng Bờ Biển hay từ Quân Lực Hoa Kỳ.

- Qúy vị chưa từng bị một tội đại hình, hoặc một tội tiểu hình đáng quan tâm, hay từ ba tội tiểu hình trở lên, và không làm một hành động nào mang tính đe dọa cộng đồng.

- Qúy vị có mặt tại Hoa Kỳ cho đến ngày 15 tháng 6 năm 2012, và cho đến thời điểm thực hiện việc yêu cầu xin hoãn lệnh trục xuất từ Sở di trú USCIS.

Những hướng dẫn của Sở di trú về mẫu đơn I-821D có một danh sách đầy đủ về những những gì mà đương đơn cần làm để chứng minh diện của mình và việc cư ngụ tại Hoa Kỳ.

Chương trình mới này không áp dụng cho những trẻ em vẫn còn diện hợp pháp, hoặc đến Hoa Kỳ sau ngày 15 tháng 6 năm 2007.

Hỏi Ðáp Di Trú

- Hỏi: Người phối ngẫu và con cái của thường trú nhân có thể hợp lệ nộp đơn mới I-601A xin hủy bỏ vi phạm không?

- Ðáp: Không. Sở di trú USCIS sẽ chỉ giải quyết đơn xin huỷ bỏ vi phạm cho những người thân trực hệ của người phối ngẫu hoặc cha mẹ công dân Mỹ, vì số chiếu khán dành cho các diện này luôn luôn có sẵn.

- Hỏi: Nếu đơn xin hủy bỏ vi phạm của tôi được chấp thuận, liệu tôi có thể xin điều chỉnh diện cư trú mà không cần phải rời Hoa Kỳ không?

- Ðáp: Không. Những người được chấp thuận đơn xin hủy bỏ vi phạm hiện diện bất hợp lệ phải rời khỏi Hoa Kỳ để tham dự cuộc phỏng vấn xin chiếu khán di dân chính thức của họ với nhân viên lãnh sự.

- Hỏi: Ðương đơn xin chiếu khán phải nộp đơn xin phục hồi đơn bảo lãnh cách nào theo điều luật 204(I), nếu đơn bảo lãnh đã được chấp thuận trước khi người thân hội đủ tiêu chuẩn qua đời?

- Ðáp: Sở di trú đề nghị những người có đơn bảo lãnh đã được chấp thuận nên xin phục hồi đơn bảo lãnh bằng cách viết thư cho văn phòng di trú đã chấp thuận đơn bảo lãnh, chứ không phải nơi đã nộp đơn. Lá thư cần ghi chú rõ đương đơn muốn xin phục hồi đơn theo điều luật 204(I).

- Hỏi: Khi đơn bão lãnh được phục hồi, người ta có thể vẫn giữ ngày ưu tiên của đơn bão lãnh I-130 cũ không?

- Ðáp: Ðơn bảo lãnh được phục hồi sẽ vẫn duy trì ngày ưu tiên nguyên thủy. Ðiều luật INA 204(I) yêu cầu sở di trú tiến hành duyệt xét đơn bình thường như thể người thân đủ tiêu chuẩn chưa qua đời.

- Hỏi: Có phải "hiện đang đi học" tính cho đến ngày đơn I-821D được nộp không?

- Ðáp: Ðúng. Ðể được xem là "hiện đang đi học", qúy vị phải đã được theo học vào ngày nộp đơn I-821D.

- Hỏi: Chương trình này đòi hỏi 5 năm hiện diện ở Hoa Kỳ sau ngày 15 tháng 6 năm 2007. Liệu những chuyến đi ngắn ra khỏi Hoa Kỳ sẽ gây trở ngại vì yêu cầu cư ngụ liên tục không?

- Ðáp: Một thời gian vắng mặt ngắn khỏi Hoa Kỳ sẽ không gây trở ngại quy đînh cư ngụ liên tục nếu thời gian này ngắn, và nếu việc này không liên hệ đến một án lệnh bị cấm nhập cảnh, bị trục xuất hoặc di chuyển nơi cư ngụ khỏi Hoa Kỳ.

Nguồn:  rmiodp.com

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY MIỄN THỊ THỰC

1. Đối tượng được xét cấp Giấy miễn thị thực

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu:
a. Có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; trường hợp không có hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh; Và

b. Có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Lưu ý: Giấy miễn thị thực có giá trị dài nhất là 05 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu hoặc giấy tờ cư trú của nước ngoài là 06 tháng.

2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

a. Một (01) Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: Có thể khai trực tuyến trên mạng sau đó in ra và ký và dán ảnh vào tờ khai đã hoàn thiện; hoặc khai, ký và dán ảnh theo tờ khai mẫu được tải từ mạng xuống.

Lưu ý: Mục "trẻ em đi cùng" chỉ khai khi trẻ em đi chung hộ chiếu với đương đơn (hộ chiếu của đương đơn có ghi rõ tên và ảnh của trẻ em đó). Không khai mục này khi trẻ em đó đi cùng chuyến đi với đương đơn nhưng có riêng hộ chiếu.
b. Hai (02) ảnh màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm (hoặc 2 inches x 2 inches), phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội mũ: 01 ảnh dán vào Tờ khai, 01 ảnh ghim hoặc đính kèm Tờ khai.
c. Hộ chiếu (Passport) nước ngoài hoặc giấy tờ cư trú do nước ngoài cấp như Re-entry Permit hoặc Green Card:
Nộp bản chính, và 01 bản sao(nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện). Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi dán giấy miễn thị thực vào hộ chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ.
d. Giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Xuất trình bản chính, nộp 01 bản sao để lưu hồ sơ (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán, hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện). Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi đối chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ, một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam; hoặc
+ Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; hoặc
+ Bản sao hoặc bản trích lục Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam; hoặc
+ Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam; hoặc
+ Giấy khai sinh; hoặc
+ Thẻ cử tri mới nhất; hoặc
+ Hộ chiếu Việt Nam đã hết giá trị sử dụng (người có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng không thuộc đối tượng cấp Giấy miễn thị thực); hoặc
+ Giấy chứng minh nhân dân (còn hoặc đã hết giá trị); hoặc + Sổ hộ khẩu; hoặc
+ Sổ thông hành cấp trước 1975; hoặc
+ Thẻ căn cước cấp trước 1975; hoặc
+ Trích lục Bộ khai sanh cấp trước 1975; hoặc
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi người được cấp giấy tờ đó có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.
e. Trong trường hợp không có các giấy tờ ở khoản (d), đương đơn có thể nộp một trong những giấy tờ sau:
+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước ngoài (Mẫu Giấy Bảo lãnh - PDF); hoặc
+ Giấy bảo lãnh của công dân Việt Nam
Lưu ý: Công dân Việt Nam bảo lãnh phải là người đang có quốc tịch Việt Nam, có hộ chiếu Việt Nam hoặc Giấy Chứng minh nhân dân Việt Nam còn giá trị. Nộp kèm theo bản chụp hộ chiếu Việt Nam hoặc Chứng minh thư nhân dân Việt Nam. Hai loại Giấy bảo lãnh này không cần phải có thủ tục xác nhận hoặc chứng thực thêm.

3. Đối với người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam
a. Một (01) Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực: Có thể khai trực tuyến trên mạng sau đó in ra và ký và dán ảnh vào tờ khai đã hoàn thiện; hoặc khai, ký và dán ảnh theo tờ khai mẫu được tải từ mạng xuống.

b. Hai (02) ảnh màu, mới chụp, cỡ 4cm x 6cm (hoặc 2 inches x 2 inches), phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, không đeo kính màu, không đội mũ): 01 tấm ảnh dán vào Tờ khai, 01 tấm ảnh ghim hoặc đính kèm Tờ khai.
c. Hộ chiếu nước ngoài: Nộp bản chính, và 01 bản sao (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện). Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi dán giấy miễn thị thực vào hộ chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ.
d. Xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh mối quan hệ là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc của người Việt Nam định cư ở Hoa Kỳ:
+ Giấy đăng kí kết hôn; hoặc
+ Giấy khai sinh; hoặc
+ Giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con; hoặc
+ Các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam; hoặc
+ Quyết định nuôi con nuôi
Lưu ý: Nộp 01 bản sao để lưu hồ sơ (nếu đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại sứ quán), hoặc gửi bản chính kèm một bản sao (nếu gửi qua đường bưu điện). Đại sứ quán sẽ gửi trả bản chính sau khi dán giấy miễn thị thực vào hộ chiếu, và giữ lại bản sao để lưu hồ sơ.

4. Phí xử lý hồ sơ đề nghị cấp Giấy miễn thị thực
Trả bằng MONEY ORDER cho "EMBASSY OF VIETNAM".

5. Gửi trả kết quả

Nếu muốn Đại sứ quán gửi trả kết quả qua đường bưu
điện, quý vị cần cung cấp một bì thư đã trả tiền cước phí, ghi rõ địa chỉ người nhận, của dịch vụ có tracking numbers USPS Express Mail. Vì sự an toàn của giấy tờ của quý vị, xin đề nghị quý vị KHÔNG sử dụng các dịch vụ phát chuyển thư khác.

6. Thời gian giải quyết
07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

7. Việc cấp lại, cấp từ lần 2 Giấy miễn thị thực
- Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực, Giấy miễn thị thực hết giá trị hoặc được cấp hộ chiếu mới) tại Đại sứ quán, đương đơn chỉ cần làm một Tờ khai, không cần xuất trình giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Trường hợp xin cấp lại Giấy miễn thị thực (do mất Giấy miễn thị thực hoặc Giấy miễn thị thực hết giá trị) tại cơ quan khác (không phải do Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ cấp), người đề nghị nộp hồ sơ và thủ tục giải quyết như cấp lần đầu.

8. Liên hệ với Phòng Lãnh sự của Đại sứ quán
- Giờ tiếp nhận hồ sơ tại Đại sứ quán: 9:30 đến 12:30 các buổi sáng thứ Hai – thứ Sáu

- Giải đáp thắc mắc qua điện thoại: Sáng từ 10h00 đến 12h00 từ thứ 2 đến thứ sáu hàng tuần tại số (202)
861- 0737 ext. 125
- Tra cứu kết quả: Sau 20 ngày làm việc kể từ khi nộp đủ hồ sơ tại ĐSQ hoặc 30 ngày làm việc kể từ khi gửi đủ hồ sơ qua đường bưu điện nhưng chưa nhận được kết quả, quý vị có thể gọi số: (202) 861- 0737 ext. 125 hoặc
202 861 2293.
- Fax: (202) 861 1297 và (202) 861 0917
- Địa chỉ: 1233, 20th Street, NW, Suite 400, Washington, DC 2003

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

Cần làm gì sau khi nhận thư phỏng vấn?

Khi nhận thư phỏng vấn đương đơn cần gọi điện thoại lấy hẹn chích ngừa và khám sức khoẻ.

1. Đến trung tâm kiểm dịch y tế số 40 Nguyễn văn Trỗi, Q. Phú Nhuận để tiến hành việc chích ngừa. Khi đi chích ngừa, đương đơn phải mang theo thư mời phỏng vấn. Nếu có trẻ nhỏ, đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy chích ngừa của trẻ từ lúc sơ sinh cho đến nay.
Sau khi chích ngừa xong, đương đơn sẽ được trung tâm cấp một phiếu xác nhận các mũi chích ngừa màu vàng và được hẹn chích thêm các lần 2 và 3.
2. Song song với việc chích ngừa, đương đơn nên đăng ký khám sức khoẻ tại một trong hai trung tâm khám sức khoẻ được Lãnh sự quán Hoa kỳ chỉ định tại TP.HCM:
- Phòng khám sức khoẻ xuất cảnh bệnh viện Chợ Rẫy.
- Phòng khám sức khoẻ của tổ chức IOM tại số 1B Phạm Ngọc Thạch, Q.1.
Lưu ý: Khi đi khám sức khoẻ, đương đơn cần có hai (02) thư mời phỏng vấn, passport, phiếu chích ngừa và 1 tấm ảnh 4x6 nếu khám tại bệnh viện Chợ Rẫy hoặc 2 tấm ảnh 5x5 nếu khám tại IOM. Lệ phí khám sức khoẻ tại mỗi thời điểm có thể thay đổi, đương đơn cần liên hệ hỏi trước để chuẩn bị.
- Sau khi hoàn tất việc chích ngừa và khám sức khoẻ, đương đơn cần chuẩn bị sắp xếp giấy tờ cho ngày phỏng vấn.
Kiểm tra sức khỏe
Tất cả các đương đơn xin thị thực, không phân biệt độ tuổi, cần phải hoàn tất việc kiểm tra sức khoẻ tại một trong số các cơ sở Y Tế được Lãnh sự quán chỉ định. Đương đơn cần hoàn thành 2 bước sau:
1. Chích ngừa
- Mức phí chích ngừa phụ thuộc vào độ tuổi và loại chủng ngừa mà đương đơn cần được chích.
- Vui lòng mang tất cả những hồ sơ tiêm chủng của đương đơn đến trung tâm Kiểm dịch TP Hồ Chí Minh để tiến hành việc chủng ngừa.
40 Nguyễn Văn Trỗi
Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3844-5306

2. Khám sức khoẻ

- Kiểm tra sức khoẻ tại một trong số các cơ sở Y Tế được Lãnh sự quán chỉ định.
- Thông thường, đương đơn được trả kết quả sức khỏe khoảng 2 ngày sau khi khám.
- Đương đơn cần phải đem theo thư mời phỏng vấn, hộ chiếu, hai tấm hình làm thị thực và phí kiểm tra sức khỏe.
- Mức phí cho đương đơn từ 15 tuổi trở lên là 110 đô-la Mỹ và trẻ em dưới 15 tuổi là 80 đô-la Mỹ.
- Bệnh viện Chợ Rẫy nhận thanh toán bằng tiền Việt Nam đồng hoặc Đô La Mỹ.
- Tổ chức Quốc tế về Di dân (IOM) chỉ nhận thanh toán bằng tiền Đô la Mỹ.
Địa chỉ của các cơ sở Y Tế:
Bệnh viện Chợ Rẫy, Phòng khám Xuất cảnh
201B Nguyễn Chí Thanh
Phường 12, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3856-5703
Website: http://www.choray.org.vn/huongdan.asp
Tổ chức Quốc tế về Di dân (IOM)
1B Phạm Ngọc Thạch
Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 3822-2058 / 3822-2057 / 3822-2061
Xin lưu ý rằng bác sĩ sẽ thảo luận với đương đơn về kết quả khám sức khỏe và những điều trị tiếp theo nếu cần. Đương đơn phải tuân theo hướng dẫn điều trị của các cơ sở Y Tế được Lãnh sự quán chỉ định. Vui lòng không mở phong bì đựng kết quả sức khỏe do cơ sở Y Tế cấp cho đương đơn. Thông thường, kết quả sức khỏe có giá trị trong 6 tháng.

Thư bổ túc con mới sinh


Bạn chuẩn bị bản chính hoặc bản trích lục/bản sao:
+ Giấy khai sinh của con bạn
Viết số case number bằng viết chì lên góc phải, sau đó scan mầu và email kèm theo thư này đến NVC.

Địa chỉ email của National Visa Center là: NVCINQUIRY@state.gov

Mẫu thư:

Subject: HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS) - Request for updating additional family member.

Ref: HCMxxxxxxxxxx (hoặc số UCSIS)
Preference Category: (diện bào lãnh F1, K1 v.v...)

Petitioner's name: (họ tên người bảo lãnh)
Date of Birth: (ngày sinh của người bảo lãnh, thí dụ 01 JAN 1960)

Principal applicant: (họ tên đương đơn chính)
Date of Birth: (ngày sinh của đương đơn chính, thí dụ 30 DEC 1963)


Dear Sir/Madam,

My name is (họ tên đương đơn chính) and I am the principal beneficiary of this petition.

I would like to inform you the newest member of our family, my new born daughter. Would you please kindly update my case by adding her name as the derivative applicant into the petition.
- Name: (họ tên con gái)
- Date of birth: (ngày sinh, thí dụ 01 MAR 1998)
(Birth Certificate enclosed.)

Please inform me the result of this request. Your prompt response would be much appreciated. Thank you very much.

Regards,
(Họ tên đương đơn chính)
Email: (ghi địa chỉ email)
Phone number: (ghi số điện thoại)

chú ý: Mẫu thư trên là bổ túc cho con gái. Nếu là con trai bạn phải thay chữ daughter thành chữ son. Chỉ cần scan giấy khai sinh của người con nếu gởi bằng email hoặc copy giấy khai sanh của người con nếu gởi bằng bưu điện.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Các bệnh bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ


Người mang một trong các bệnh sau sẽ bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ
- Chancroid (Hạ cam)
- Gonorrhea (Bệnh lậu)
- Granuloma inguinale.
- Leprosy, infectious (Bệnh hủi lây nhiễm)
- Lymphogranuloma venereum.
- Syphilis, infectious stage (Bệnh giang mai, thời kỳ truyền nhiễm)
- Tuberculosis (Lao phổi)


Lưu ý:
- Ngày 4/1/2010 bệnh Human immunodeficiency virus (HIV) infection (HIV hay còn gọi là AIDS) không còn nằm trong danh sách các bệnh bị cấm nhập cảnh.

- Bệnh viêm gan B hay C không nằm trong những định nghĩa của những bệnh truyền nhiễm bị cấm nhập cư vào Mỹ.

http://www.uscis.gov/USCIS/New%20Structure/Laws%20and%20Regulations/Memoranda/2009/HIVInadmissibilityFinalHHSRule.pdf

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Chiếc lá cuối cùng

Tuấn Khanh (sinh 1933) tên thật Trần Ngọc Trọng, Tác phẩm của ông đa số là nhạc vàng nhưng cũng có ở nhiều thể loại khác, điển hình như Chiếc lá cuối cùng, ca khúc nổi tiếng nhất của Tuấn Khanh thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến.

Ngoài viết nhạc, ông còn là một ca sĩ với nghệ danh Trần Ngọc.
Tiểu sử

Trần Ngọc Trọng sinh năm 1933 tại Nam Ðịnh.

Năm 1950, ông về sống ở Hà Nội, tại đây học vĩ cầm từ người anh cả

Năm 1954 được giải hạng nhất của đài phát thanh Hà Nội về giọng hát.

Năm 1955, một mình vào Nam, sáng tác nhạc phẩm đầu tiên: Ðò Ngang (viết cùng Y Vân).
Năm 1982, vượt biển sang Hoa Kỳ, sống ở Garden Grove, California.

2008, ông về Việt Nam thực hiện album Hoa soan bên thềm cũ.
Tác phẩm

Chiếc lá cuối cùng
Hoa soan bên thềm cũ
Chiều Biên Khu
Dù Thương Không Nói
Hoa Cài Thép Súng
Quán Nửa Khuya
Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Ði
Dưới Giàn Hoa Cũ
Những Ngày Xa Cách
Ngày Nào Con Trở Về
Mộng Ðêm Xuân
Một Chiều Ðông



...Tôi không nhớ chính xác từ năm nào tôi đã yêu đến thế, bài Chiếc Lá Cuối Cùng do nhạc sĩ Tuấn Khanh sáng tác. Tôi chỉ có thể mang máng, hình như thời gian đó Lệ Thu đang đạt tới vị trí tột đỉnh trong nghề ca hát của cô. Thời gian đó ở Sài-gòn, cả hai phòng trà Ritz (đường Trần Hưng Đạo) và Tự Do (đường Tự Do) đều muốn Lệ Thu ký giao kèo độc quyền với mình, đến nỗi Lệ Thu bị ông Nguyễn Văn Cường chủ nhân phòng trà Tự Do kiện vì chuyện giao kèo. Như vô số thính giả khác, tôi rất say mê tiếng hát Lệ Thu, qua Nửa Hồn Thương Đau (nhạc phẩm của Phạm Đình Chương), qua Ngậm Ngùi (Phạm Duy sáng tác), ... và dĩ nhiên qua Chiếc Lá Cuối Cùng. Từ chỗ say mê tiếng hát, tôi chìm đắm trong bài hát. Lúc đó tôi chỉ vừa mới lớn, chưa tiễn ai thì làm sao có cảm giác "chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá" như thế nào. Tôi chưa xa ai nên làm sao biết "xa nhau chưa, mà lòng nghe quạnh vắng" ra sao. Tôi cũng chưa biết nhấp rượu, nên không rõ "rượu cạn ly uống say, lòng còn giá" đến mức nào.

Thế nhưng sự xúc động sâu lắng vẫn ngấm vào tôi qua những tiếng thở dài trong ca khúc Chiếc Lá Cuối Cùng:

“Đêm qua chưa, mà trời sao vội sáng? Một đàn chim cánh nhỏ chở mùa sang. Chiều vào thu tiễn em sầu lạnh giá. Lá trên cành từng chiếc cuốn bay xa... Xa nhau chưa, mà lòng nghe quạnh vắng? Đường thênh thang gió lộng một mình ta. Rượu cạn ly uống say lòng còn giá.
Lá trên cành một chiếc cuối bay xa... "





 Có lẽ, óc tưởng tượng "hơi sớm" của cậu thanh niên ham thích văn chương - là tôi lúc đó - giúp tôi sớm cảm nhận những dòng nhạc Tuấn Khanh đã viết.

Từ chỗ cảm nhận ấy, khi gặp nhạc sĩ Tuấn Khanh mùa hè năm 2001, tôi đã trình bày với ông sự nhận xét của tôi về Chiếc Lá Cuối Cùng. Đó phải là một mối tình rất lớn, nỗi buồn đó phải in sâu lắm, niềm nhớ nhung đó phải day dứt khôn nguôi, ông mới "có thể viết nổi" bài Chiếc Lá Cuối Cùng hay đến như vậy, nhiều cảm xúc đến như vậy. Nghe tôi nói xong, nhạc sĩ Tuấn Khanh gật đầu, công nhận điều đó đúng.

Đối với riêng tôi, Chiếc Lá Cuối Cùng là tình khúc day dứt nhất so với những bản tình ca khác của nhạc sĩ Tuấn Khanh. Day dứt nhất, vì suốt dòng nhạc Tuấn Khanh mà tôi được biết, chỉ trong bài Chiếc Lá Cuối Cùng mới có hình tượng một chàng trai buồn tình, uống say để mong quên sầu, nhưng men rượu không sưởi ấm nổi cõi lòng lạnh giá; để rồi chợt tỉnh ra, bàng hoàng tự hỏi không biết đêm đã qua hay chưa, không biết người tình đã xa rồi hay chưa. Chiếc Lá Cuối Cùng day dứt nhất, vì dòng nhạc tình Tuấn Khanh nói chung, tha thiết lắm nhưng vẫn dịu dàng, chừng mực, như một chàng trai mới lớn, vẫn còn rụt rè trong yêu đương chứ chưa dám tận hưởng một cách trọn vẹn, phóng túng.
"Một hôm bước lần theo lối cũ tôi về, thầm mơ giàn hoa tím xưa chưa phai. Đời tôi đã nhiều lần gió lùa xao xuyến tim đơn chiếc thân. Lòng tôi vẫn còn ghi mãi phút êm đềm, thềm hoa chia tay lúc trăng đang lên. Hẹn tôi đến một mùa sẽ thắm duyên lành, ngắt bông hoa tím trên cành trao anh... Chiều nay dưới giàn hoa thơm ngát êm đềm, vầng trăng thu soi mắt em long lanh. Hỏi tôi những chiều buồn mây tím xây thành, có thương hoa thắm mong chờ không anh? (Dưới Giàn Hoa Cũ)

"Khi nắng nhẹ vương trên lưng đồi. Xa vắng miền quê bao năm rồi, về gặp em ngây thơ duyên dáng, hôm xưa tiễn anh nơi cuối làng... Em nhé mình thương nhau muôn đời. Anh giữ gìn biên cương xa vời. Đừng buồn khi xa nhau anh nhé! Thăm em đôi ngày rồi anh đi”. (Hoa Soan Bên Thềm Cũ)

“Rồi đây anh đưa em về nơi vui ấm êm, trăng soi đầy thềm. Nhìn nhau khẽ nói câu thời gian trôi qua mau, không phai lạt đâu... Chiều nay nghe chơi vơi, nhìn chiếc lá sắp rơi, mưa giăng đầy trời. Ngời sáng khóe mắt em, mừng vui nghe qua đêm. Thôi đừng gọi tên”. (Một Chiều Đông)

"Tại mình còn yêu. Tại mình còn thương đôi mắt lạ thường, say đắm thẹn thùng e ấp ngại ngùng. Ngày ấy yêu nhau. Giờ khóc xa nhau. Nghe lòng bão tố, thiết tha hay nhạt phai? " (Nhạt Nhòa)


Tôi tin là sự dịu dàng, chừng mực ấy trong nhạc tình Tuấn Khanh là điều tất nhiên, bởi thế hệ ông lúc đó còn bị nhiều ràng buộc bởi xã hội khắt khe. Ông sinh ra trước thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nghe kỹ lời nhạc ông viết, người nghe sẽ nhận ra trong đó mang nhiều thi tính, nói cho dễ hiểu là chất thơ và đó là loại thơ tiền chiến như chính nhạc của ông được xếp vào dòng nhạc tiền chiến. Điều này tôi không lấy làm lạ, bởi thế hệ ông lớn lên, rất gần gũi những dòng nhạc những bài thơ tiền chiến thời ấy.

Vì chất thơ trong nhạc nên lời nhạc bóng bẩy, dễ bị hát sai ở một vài chữ, trong một vài câu (và nghĩ cho cùng, không riêng gì nhạc Tuấn Khanh, mà nhạc của một số tác giả khác cũng bị "sửa" chữ) do sự sơ ý của người hát: "Như hương hoa soan dâng bên thềm (dịu dàng nhưng ngát say)" đã bị hát sai, thành ra "như hương hoa soan vang bên thềm... " Trường hợp tương tự như vậy cũng xảy ra với bài Chiếc Lá Cuối Cùng. Chính nhạc sĩ Tuấn Khanh là tác giả nhạc phẩm ấy cũng phải công nhận là tôi tinh ý, khi tôi đưa ra nhận xét rằng người ta hát sai, thay vì "đêm qua chưa (mà trời sao vội sáng)" thì họ lại hát là "đêm chưa qua".

Điều ấy, sau này nhạc sĩ Tuấn Khanh đã mang ra trình bày cùng khán thính giả Paris by Night trong chương trình thu hình Đêm Văn Nghệ Thính Phòng.

Dòng nhạc Tuấn Khanh nói chung, còn nét đặc biệt nữa là thường đề cập đến hoa. Và nếu không hoa thì lá. Điển hình là trong những bài Hoa Soan Bên Thềm Cũ, Dưới Giàn Hoa Cũ, Chiếc Lá Cuối Cùng, Một Chiều Đông (như đã trích ở phần trên), cũng như những bài khác nữa:
“Hôm nay bạn đi gót chân theo nhịp dạ hành. Tuổi đời vừa xinh như nụ hoa nở thêm cánh... ” (Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi)

"Hoa nào mà không phôi pha sắc hương. Ân tình nào mà không gây vấn vương. Lê đôi gót đi khắp chốn ngàn phương để tìm hương... " (Quán Nửa Khuya)

"Nhớ em gọi tên, chỉ nghe lá rơi bên thềm. Nhiều đêm thầm mơ những phút êm đềm... " (Nhớ Nhau)

"Thương em bé nhỏ, nụ hoa chớm nở. Tình buồn như áng mây bay... " (Chiều Lá Đổ)



Nhân câu chuyện Chiếc Lá Cuối Cùng, tháng 2-2002 vừa qua tôi đã gợi chuyện, hỏi nhạc sĩ Tuấn Khanh về đời sáng tác của ông và được biết như sau:

Tuấn Khanh: Trước Chiếc Lá Cuối Cùng, tên tuổi Tuấn Khanh đã được biết qua các sáng tác như Quán Nửa Khuya, Chiều Biên Khu, Hoa Soan Bên Thềm Cũ... Riêng bài Chiếc Lá Cuối Cùng, theo cuốn Danh Mục Nhạc Việt in ở hải ngoại thì đó là bài đã được nhiều người hát, được nhiều trung tâm thu băng nhất, ngay cả so với những bài của những tác giả nổi tiếng khác.

Nguyên Nghĩa: Ngoài bút hiệu Tuấn Khanh, được biết anh còn nhiều bút hiệu khác nữa...

TK: Ngoài Tuấn Khanh, anh còn ký tên Hoàng Mộng Ngân, Mạnh Đạt, Ngọc Dũng... Thí dụ như bài này, Chuyện Người Lính Chiến Cô Đơn, ghi là ý thơ Mạnh Đạt, nhạc Châu Ngân & Ngọc Dũng. Đúng ra Châu Ngân là người bạn quen từng sáng tác chung với Tuấn Khanh một hai bản, nhưng riêng bài này thì của Tuấn Khanh từ đầu đến cuối.

NN: Khi dùng nhiều bút hiệu như vậy, anh có chủ đích là chỉ ký Tuấn Khanh cho riêng một loại nhạc nào đó, còn những bút hiệu khác dành cho loại nhạc thứ nhì, thứ ba, thứ tư... chăng?

TK: Ngày xưa thì anh làm như thế nhưng bây giờ chỉ còn có một bút hiệu Tuấn Khanh thôi. Từ xưa đến giờ người ta biết đến Tuấn Khanh qua Hoa Soan Bên Thềm Cũ, Chiếc Lá Cuối Cùng, Chiều Biên Khu, Quán Nửa Khuya, Nỗi Niềm, Nhạt Nhòa, Hai Kỷ Niệm Một Chuyến Đi... Thực ra Tuấn Khanh còn nhiều bản nhạc khác nữa mà người ta vẫn thường nghe, nhưng Tuấn Khanh ký tên khác. Chú có muốn anh giải bày tâm sự, lý do tại sao anh lại làm như thế không?

NN: Vâng.

TK: Lý do là vì có hai loại nhạc, một loại chọn lọc và một loại mà thiên hạ gọi là nhạc đại chúng. Tuấn Khanh đã viết được Chiếc Lá Cuối Cùng, sao lại viết "Vì lỡ thương nhau nên đôi mình đành đau khổ... ", nghe "chỏi nhau" lắm. Vì thế nên phải đổi tên để viết loại nhạc đại chúng. Nhưng sau khi vượt biển, sang đến đảo anh có gặp một bà Cao Ủy Tị Nạn. Ở đảo, anh có sáng tác bài Lời Cám Ơn Sầu. Anh có nói với bà ấy rằng bài này không được đại chúng, dùng những từ ngữ hay nét nhạc hơi cao, chắc là sẽ không được quảng bá đông đảo đâu. Bà ấy mới nói với anh một câu, anh mới vỡ lẽ ra rằng từ trước đến giờ mình lầm. Bà ấy nói rằng: Anh nên làm nhạc cho cả số đông quần chúng, cho họ nghe với. Họ cũng thích nhạc lắm. Họ chỉ nghèo không được ăn học nhiều, chứ họ có tội gì đâu. Anh mới thấy rằng, mình thật ra cũng chẳng có gì khác người, chẳng có gì "ghê gớm" cả.

Chẳng qua trời cho mỗi người một năng khiếu. Trời cho mình năng khiếu làm thơ thì mình làm thơ, trời cho mình năng khiếu làm nhạc thì mình làm nhạc, trời cho người khác năng khiếu đi cày thì họ đi cày. Mình làm thế nào cho hợp với năng khiếu trời cho mình. Ý trời muốn mình làm gì thì mình nên làm cho nó công bằng. Nhạc là một món ăn tinh thần rất cần thiết cho con người, cho tất cả mọi tầng lớp chứ không riêng một tầng lớp nào cả. Nếu mình chỉ làm cái gì cho thật cao thật hay, cho một tầng lớp gọi là trí thức hiểu rộng biết nhiều, thế thì còn tầng lớp kia, mình bỏ rơi người ta à? Cái đó bất công, cái đó vô lý!

Cảm ơn nhạc sĩ Tuấn Khanh đã chia sẻ điều ấy cùng những người nghe nhạc bình thường. Ước mong một lúc nào đó, người yêu nhạc Việt sẽ được nghe thêm những nhạc phẩm khác nữa trong toàn bộ sáng tác của ông, dành cho mọi tầng lớp.





 

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

DU LỊCH VÀO MỸ

Muốn bảo lãnh người thân vào Mỹ, trước hết bạn nên viết thư mời họ. Bạn có thể viết thư theo mẫu thư thí dụ sau đây:

__________________________________________________________

Date


Tên họ của người mà bạn muốn mời
Địa chỉ của họ


Subject: Invitation to visit USA

Dear Sir [or Madam],

I would like to invite you to the United States of America to stay with me for <six> months. It would be very nice to have you with me. During your course of stay, we would visit various tourist places in USA such as New York, Washington DC, Niagara Falls, Las Vegas, Disney Land and Florida.</six>

During your stay in the United States, I will bear all your responsibilities including, but not limited to, financial responsibilities, return air ticket fare to travel from VIETNAM to USA and back, travel expenses within USA, medical insurance, housing and food. You will stay with me in my apartment located at the above-mentioned address.

During your stay here, you will also get an opportunity to see and experience the western culture, meet different kinds of people and different variety of food. You will also enjoy the nice weather and the nice city I live in.

We would have a nice time together after a long time. So, please begin planning for the trip. I am eagerly waiting for you to visit me.

Yours lovingly,

Chữ ký của người bảo lãnh
Tên họ
Địa chỉ
Số điện thoại
__________________________________________________________

Sau đó, bạn cũng nên viết thư cho Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam để xin họ cấp visa cho người mà bạn muốn mời qua Mỹ du lịch. Thư đó có thể viết dựa theo mẫu sau đây:

______________________________________________________________

Date


U.S. Consulate General
4 Le Duan
District 1
Ho Chi Minh City
Vietnam
Subject: Issuance of visitor’s visa to my parents

Dear Sir/Madam,

I, [tên họ của người bảo lãnh], work as a [việc làm của bạn] at [tên chỗ làm] located at [địa chỉ chỗ làm]and earn [tiền lương] per year. I would like to invite my parents, Mr. [tên họ cha] and Mrs. [tên họ mẹ], to visit USA for tourism purpose and to meet me. They will be staying with me at my home at the above-mentioned address for months.

During their stay in United States, I will bear all responsibilities including, but not limited to, financial responsibilities, return air ticket fare to travel from Vietnam to USA and back, travel expense within USA, medical insurance, housing and food. I will personally make sure that they leave United States before the expiration of their authorized stay. I will also personally make sure that they will not become public charge on the part of United States government.

So I respectfully request you to grant my parents’ visitor visa.

Looking forward to hearing from you as soon as possible, I remain.

Yours sincerely,

Chữ ký của người bảo lãnh
Tên họ
Địa chỉ
Số điện thoại
____________________________________________________________

Ngoài ra, bạn lập thêm mẫu bảo trợ tài chánh I-134. Mẫu này có thể tải xuống ở trang Web http://www.uscis.gov/portal/site/uscis/ ... f3d6a1RCRD của Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ.

Bạn gởi tất cả giấy tờ nói trên về bên Việt Nam kèm theo bản sao giấy chứng nhận nhập tịch hay thẻ xanh của bạn, giấy khai thuế mới nhất của bạn, giấy chứng nhận việc làm và tài khoản nhà băng.

Khi nhận được giấy tờ của bạn từ bên Mỹ gửi về, người bên Việt Nam có thể vào trang Web http://vietnamese.hochiminh.usconsulate ... pply2.html của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM để biết thủ tục phải làm bên Việt Nam.

Nói tóm lại, khi nhận được giấy tờ của bạn từ bên Mỹ gửi về, người thân của bạn bên Việt Nam có thể đi xin hộ chiếu. Người thân của bạn cũng có thể đi xin hộ chiếu trườc đó khi có ý định xin đi du lịch.

Nếu đã có hộ chiếu thì khi khi nhận được giấy tờ của bạn gửi về, người thân của bạn sẽ phải vào trang https://ceac.state.gov/genniv/ để điền mẫu DS-160.

Sau khi điền xong mẫu DS-160, người thân của bạn đến nhà băng Citibank để trả tiền lệ phí xin cấp visa du lịch. Địa chỉ của nhà băng Citibank ở TPHCM là:

Toà nhà Sun Wah
115 Nguyễn Huệ
Quận 1
TPHCM

Sau khi đóng lệ phí và chuẩn bị các giấy tờ bên Việt Nam như giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, giấy chứng nhận tài khoản ngân hàng, giấy chứng nhận việc làm, giấy phép kinh doanh, người thân của bạn sẽ phải vào trang https://evisaforms.state.gov/default.as ... &appcode=3 để đăng ký ngày hẹn.

Ngày phỏng vấn, người thân của bạn mang tất cả giấy tờ của họ cũng như của bạn gửi về đến Lãnh sự quán để phỏng vấn.

Hungviet

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Làm thế nào để thay thế thẻ An Sinh Xã Hội đã hư hỏng?

Câu hỏi:
Làm thế nào để thay thế  thẻ An Sinh Xã Hội đã hư hỏng?
Trả lời:
Trong khi quý vị có thể thay thế thẻ An Sinh Xã Hội khi đánh mất hay bị mất trộm, quý vị có thế không phải làm như vậy. Nhớ được số An Sinh Xã hội của mình là điều quan trọng nhất. Quý vị có thể cần có một thẻ mới khi quý vị bắt đầu một công việc và chủ nhân đòi hỏi phải được xem thẻ này. Để biết thêm tin tức về việc nhận thẻ thay thế hãy viếng http://www.socialsecurity.gov/ssnumber/

Câu hỏi:
Nếu tôi đợi đến 70 mới về hưu , sự khác biệt sẽ như thế nào?
Trả lời:
Sự khác biệt có thể khá đáng kể. Thí dụ tuổi hưu đúng hạn của quý vị là tuổi 66 và phúc lợi hưu bổng hàng tháng ở hạn tuổi đó là  $1000. Nếu quý vị có ý trì hoãn việc nhận phúc lợi đến tuổi 70, số phúc lợi hưu bổng sẽ tăng lên đến $1320.  $4000.00 là số tiền phụ thêm hàng năm cho đến hết cuộc đời của quý vị. Sự gia tăng nầy xuất phát những tin chỉ làm việc trí hoãn khí quý vị quyết định nhận phúc lợi hưu trí quá tuổi hưu đúng han.
Khoảng  phúc lợi ở tuổi 70 như trong ví dụ này là 32 phần trăm nhiều hơn số phúc lợi mà quý vị lãnh ở mức đứng tuổi hưu. Và số phúc lợi cao hơn này sẽ vẫn tiếp tục cho tới khi nào quý vị còn sống. Quý vị có thể ước tính phúc lợi tương lai của mình ở những độ tuổi khác nhau bằng cách sử dụng Retirement Estimator ở http://www.socialsecurity.gov/estimator.
Câu hỏi:
Tôi được biết rằng An Sinh Xã Hội sẽ trả Trợ Cấp Lợi Tức Bổ sung cho trẻ em sinh thiếu tháng. Điều này có đúng không?
Trả lời:
SSI nhằm giúp đỡ những người có tài sản và thu nhập hạn chế và trong hầu hết các trường hợp tài sản và thu nhập của cha mẹ sẽ được dùng để cứu xét cho hồ sơ của em bé. Đối với trẻ em hội đủ điều kiện về thu nhập và tài sản , An Sinh Xã Hội có phát Trợ Cấp Lợi tức bổ sung cho trẻ em nhẹ cân cho dù trẻ có sinh thiếu tháng hay không? Trẻ em cân nặng dưới 1200 grams (khoảng 2 pounds, 10 ounces ) lúc ra đời có thể hội đủ điều kiện xin SSI trên căn bản sinh ra với trọng lượng thấp. Trẻ em có số cân khoảng 1.200 và 2.000 gram khi sinh (khoảng £ 4 6 ounces) được coi là nhỏ so với tuổi thai do đó cũng có thể hội đủ điều kiện.
Ngay cả khi trẻ em sinh non không rơi vào dạng trẻ em sinh với trọng lượng thấp, các em này cũng có thể hội đủ điều kiện để xin SSI nếu có đủ bằng chứng trong hồ sơ cho thấy rằng các em nầy hội đủ tiêu chuẩn tàn tật của trẻ em vì một lý do khác. Hay đến http://www.socialsecurity.gov/applyfordisability/child.htm để biết thêm chi tiết.

Câu hỏi:
Tôi nhận được chi phiếu SSI vào ngày đầu của mỗi tháng. Nếu ngày đầu của tháng rơi vào ngày thứ bảy, chuyện gì sẽ xảy ra?
Trả lời:
Nếu quý vị nhận được chi phiếu Trợ cấp lợi tức bổ sung vào ngày đầu tiên của tháng, và nếu ngày đầu của tháng rơi vào Thứ Bảy, Chủ Nhật hay những ngày lễ , chi phiếu của quý vị sẽ đến trước một ngày theo lịch của hệ thống ngân hàng.Để biết thêm thông tin , hãy truy cập Lịch trình thanh toán phúc lợi An Sinh Xã Hội tại http://www.socialsecurity.gov/pubs/calendar.htm.
Giữ tham khảo này một cách tiện dụng. Và xin nhớ rằng , nếu quý vì có tiền chuyển ngân trực tiếp , quý vị sẽ không bao giờ phải chờ chi phiếu ở thùng thơ, ngân khoản này sẽ trực tiếp chuyển đến trương mục ngân hàng của quý vị.
Câu hỏi:
Tại sao có khoảng thời gian 5 tháng chờ đợi cho chương trình phúc lợi tàn tật An Sinh Xã Hội?
Trả lời:
Luật pháp yêu cầu phải chờ đợi khoảng thời gian 5 tháng trong thời kỳ đầu của tình trạng tàn tật , vì sở An Sinh Xa Hỏi chi trả phúc lợi cho những người với tình trạng tàn tật lâu dài.  Phúc lợi tàn tật An Sinh Xã Hội chỉ được chi trả sau khi quý vì đã trở thành tàn tật ròng rã suốt 5 tháng. Do đó phúc lợi tàn tật An Sinh xã Hội sẽ bắt đầu vào tháng thứ sáu sau ngày tàn tật của quý vì bắt đầu. Quý vị sẽ không nhận được phúc lợi trong thời gian chờ đợi. Hãy tìm hiểu thêm về những thông tin trên mạng của chúng tôi về phúc lợi tàn tật tại http://www.socialsecurity.gov/pubs/10029.html.

Angie Hoquang
Public Affairs Specialist
Social Security Administration

Calitoday

Khai thuế khi làm thủ tục bảo trợ tài chính

Tên gọi và ý nghĩa các loại mẫu đơn: W-2, 1099, 1040EZ, 1040. Giấy tờ khai thuế khi làm thủ tục bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh
W-2: Được dùng bởi chủ nhân, như công ty hãng xưởng, để báo cáo thu nhập hàng năm và thuế đánh trên thu nhập đó của một cá nhân. Mẫu này có nhiều copies, được chủ nhân gửi đến sở thuế liên bang, tiểu bang, thành phố quận hạt và cá nhân nhân viên.

1099 Mẫu này cũng có cùng mục đích như mẫu W-2 nhưng không có phần thuế. Mẫu được dùng bởi nhà banks, công ty dịch vụ nhỏ, trong đó báo cáo thu nhập hàng năm của cá nhân đó nhưng không giữ trước tiền thuế của nhân viên.

1040EZ1040 là các mẫu đơn mỗi cá nhân dùng để khai thuế thu nhập hàng năm với sở thuế. Tùy theo hoàn cảnh mà đương sự sẽ dùng mẫu 1040 hay 1040EZ.

Giấy tờ khai thuế khi làm thủ tục bảo trợ tài chính cho người được bảo lãnh? giấy khai thuế (IRS) Form 1040, 1040EZ kèm theo W-2 hoặc/và 1090.

Chú ý: Form 1040, 1040EZ kèm theo W-2 hoặc/và 1090 có thể thay tất cả các giấy này chỉ bằng 1 tờ Tax transcipt. Xin Tax Transcript:

http://www.irs.gov

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Hoàn cảnh sáng tác bài hát - Hạ Trắng

Hạ Trắng là một ca khúc trữ tình do Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1961 (sau bài Diễm Xưa). Bài hát này đã được rất nhiều ca sĩ thể hiện, thành công nhất là: Khánh Ly, Lệ Thu, Tuấn Ngọc, Elvis Phương.



Hoàn cảnh sáng tác bài hát

Trịnh Công Sơn có kể lại câu chuyện về "Giấc mơ Hạ trắng"

Ở Huế mùa hạ, ve kêu râm ran trên những tàn cây như một giàn hợp xướng và nắng nóng oi bức như địa ngục. Thêm vào đó còn có gió Lào. Vừa tắm xong là người đã ướt đẫm mồ hôi. Bao nhiêu nhiên liệu tích lũy trong cơ thể đều tan ra thành nước. Những đồ vật và áo quần cũng có cảm giác như vừa rút trong lò lửa ra. Những mặt đường gần như bốc khói với nhiệt độ 42 - 43 độ.

Có một mùa hạ năm ấy tôi bị một cơn sốt nặng, nhiệt độ trong người và bên ngoài bằng nhau. Tôi nằm sốt mê man trên giường không còn biết gì. Và bỗng có một lúc nào đó tôi cảm thấy hương thơm phủ ngập cả căn phòng và tôi chìm đắm vào một giấc mơ như một cơn mê sảng. Tôi thấy mình lạc vào một rừng hoa trắng thơm ngào ngạt, bay bổng trong không gian đó. Đến lúc tỉnh dậy người ướt đẫm mồ hôi và tôi nhìn thấy bên cạnh giường có một người con gái nào đó đã đến cắm một bó hoa dạ lý hương trắng rất lớn. Chính cái mùi thơm của dạ lý hương đã đưa tôi vào giấc mơ kia. Giấc mơ trong một mùa hạ nóng bức. Trong vùng tôi ở, quanh đó chỉ có một nhà duy nhất trồng dạ lý hương nên tôi biết ngay người mang hoa đến là ai.

Sau một tuần lễ tôi hết bệnh. Nghe tin bố người bạn đang hấp hối tôi vội vàng đến thăm. Ông chẳng có bệnh gì ngoài bệnh nhớ thương và buồn rầu. Câu chuyện rất đơn giản. Hai ông bà đã lớn tuổi thường nằm chung trên một sập gụ xưa. Cứ mỗi sáng bà cụ thức dậy sớm và xuống bếp nấu nước sôi để pha trà cho ông cụ uống. Một buổi sáng nọ, cũng theo thường lệ, bà cụ xuống bếp bị gió ngã xuống bất tỉnh và chết. Mấy người con ở gần đó tình cờ phát hiện ra và đưa bà cụ về nhà một người để tẩm liệm. Sau đó chôn cất và giấu ông cụ. Tất nhiên, khi ông cụ thức dậy hỏi con, mẹ các con đi đâu rồi, thì họ trả lời là mẹ sang nhà chúng con để chăm sóc mấy cháu vì chúng bị bệnh. Vài ngày sau vẫn chưa thấy bà về ông mới trầm ngâm hỏi các con có phải mẹ các con đã chết rồi phải không. Lúc ấy mọi người mới khóc òa lên. Từ đó ông nằm trên sập gụ một mình cơm không ăn, trà không uống cho đến lúc kiệt sức và đi theo bà cụ luôn.

Câu chuyện này ám ảnh tôi một thời gian. Và sau đó tôi kết hợp giấc mơ hoa trắng mùa hạ với mối tình già keo sơn này như áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau để viết nên bài "Hạ Trắng".


Người đồng bảo trợ - Điều kiện

Người đồng bảo trợ tài chính là gì?
- Người đồng bảo trợ (khác địa chỉ) là người sẽ cùng chịu trách nhiệm về tài chính với người bảo trợ chính đối với chính phủ Hoa Kỳ (dùng mẫu đơn I-864). Trong đó người đồng bảo trợ cam kết với chính phủ Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm về tài chánh cho người được bảo trợ khi họ đặt chân tới Hoa Kỳ và trở thành Thường trú nhân.

- Người đồng bảo trợ (cùng địa chỉ) là người sẽ cùng chịu trách nhiệm về tài chính với người bảo trợ chính đối với chính phủ Hoa Kỳ (dùng mẫu đơn I-864A). Trong đó người đồng bảo trợ cam kết với người bảo trợ chính là đồng ý dùng thu nhập của mình để sử dụng vào việc bảo trợ cùng với người bảo trợ chính.

Những ai được quyền đồng bảo trợ tài chính?
Bất cứ ngươì nào (anh chị em, họ hàng, bạn bè...) đều có thể đồng bảo trợ

Với điều kiện:
- Đủ thu nhập.
- Ít nhất 18 tuôỉ.
- Là US citizen, lawful permanent resident (thẻ xanh) hay U.S. National.

Và phải thực hiện những điều sau đây:
- Điền I-864A nếu cùng địa chỉ với ngươì bảo trợ chính.
- Điền I-864 nếu khác địa chỉ với ngươì bảo trợ chính.
- Giấy khai thuế và W-2 của 3 năm mới nhất.
- Giâý chứng nhận việc làm hoặc cùi lương.
- Copy bằng QT, US passport hay thẻ xanh.
- Nếu quan hệ thân thuộc với ngươì bảo lãnh (con: thì phải có giấy khai sinh; Vợ/chồng: thì phải có giấy kết hôn).

Một đơn bảo lãnh có tối đa mấy người đồng bảo trợ?
Có tối đa 2 người đồng bảo trợ.

Các điều kiện và các giấy tờ như phần: Những ai được quyền đồng bảo trợ tài chính?

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Giải pháp diệt mối mọt bằng hệ thống Termidor-Mỹ

Mối là một mối quan tâm của những nhà quản lý nhà ở 49 trong 50 tiểu bang của Mỹ. Hàng năm mối gây thiệt hại nhà cửa nhiều hơn so với lửa, và các chi phí thiệt hại của mối là gấp hai lần thiệt hại do bão.

Ngày nay, những chuyên gia diệt mối rất hay thích sử dụng hệ thống Termidor. Một hệ thống kiểm soát mối mọt bằng  công nghệ hàng đầu đang được ưa dùng ở Mỹ. 



Termidor là một hệ thống mới và nó kiểm soát mối bằng hàng rào hóa học và đã được các nhà nghiên cứu của Mỹ và nước ngoài kiểm tra và đưa ra đánh giá đây là hệ thống kiểm soát  mối hiệu quả nhất .


Mối là loài côn trùng sống kiểu xã hội và phần lớn là làm tổ dưới lòng đất. Chúng ăn thức ăn bằng hình thức chủ yếu từ miệng sang miệng.. Termidor có lợi thế của hành vi xã hội này để kiểm soát và tiêu diệt cả tổ mối.
Termidor đã dựa vào đặc tính của mối mọt khi chúng mang thức ăn có hóa chất trên lưng để quay về tổ hóa chất cũng sẽ lây nhiễm vào cơ thể chúng và lây sang những con khác.
Hóa chất có trong Termidor (Fipronil) có tác dụng chậm và cho phép các con mối bị nhiễm tiếp tục công việc bình thường của nó, mối mọt vẫn còn hoạt động một thời gian đủ để hóa chất lây lan cho toàn bộ ổ mối trước khi chết.
Độc đáo của Termidor chuyển giao hiệu lực quản lý các tổ mối  nhanh hơn rất nhiều so với hệ thống mồi. Thông thường, Termidor sẽ cung cấp kiểm soát 100% mối trong 3 tháng hoặc ít hơn. Bả có thể mất từ nhiều tháng đến vài năm để kiểm soát các thuộc địa.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Visa di dân vào Mỹ - Câu hỏi thường gặp (tiếp theo)

31. Tôi đã kết hôn với một công dân Mỹ và dự định di dân qua Mỹ. Tôi phải làm gì?
Nếu bạn đã kết hôn và có ý định qua Mỹ định cư thì người hôn phối công dân Mỹ phải nộp đơn I-130 cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ để nộp đơn bảo lãnh cho bạn theo diện người thân trực hệ.

32. Người hôn phu/hôn thê công dân Mỹ đang bảo lãnh cho tôi. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi kết hôn?
Nếu bạn muốn kết hôn tại Hoa Kỳ và ở lại định cư tại Hoa Kỳ sau khi kết hôn xong thì bạn cần phải xin visa diện hôn phu/hôn thê (Đơn bảo lãnh I-129F). Nếu bạn muốn kết hôn ngoài Hoa Kỳ rồi sau đó qua Hoa Kỳ định cư thì bạn cần phải xin visa di dân (Đơn bảo lãnh I-130).

33. Hôn phu/hôn thê của tôi và tôi sẽ không kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ. Họ có thể tiếp tục xin visa diện hôn phu/hôn thê không?
Không. Nếu hai người không kết hôn với nhau trong vòng 90 ngày sau khi họ nhập cảnh Hoa Kỳ, họ không thể tiếp tục tiến trình xin visa diện hôn phu/hôn thê.

34. Tôi có thể nộp đơn bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê khi hôn phu/hôn thê của tôi đang ở Mỹ không?
Không. Đương đơn diện hôn phu/hôn thê phải xin visa K-1 ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước ngoài, bởi vì họ phải nhập cảnh vào Hoa Kỳ với visa đó.

35. Tôi có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ với visa diện hôn phu/hôn thê, kết hôn rồi sau đó rời Hoa Kỳ để đi hưởng tuần trăng mật không?
Sau khi kết hôn xong, bạn nên liên hệ với Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) để biết thêm thông tin. Nếu bạn rời Hoa Kỳ mà không xin phép USCIS để tái nhập cảnh Hoa Kỳ thì bạn sẽ cần phải nộp đơn xin visa di dân để có thể trở lại Hoa Kỳ. Bạn sẽ phải nộp cho USCIS đơn I-131 để xin Advance Parole (Thị thực nhân đạo được cấp trước).

36. Tôi nghe nói đến visa K-3. Visa K-3 là visa gì?
Visa K-3 (Người hôn phối) và visa K-4 (Con dưới 21 tuổi) là visa không di dân nhằm mục đích giúp người hôn phối của công dân Mỹ có đơn bảo lãnh I-130 đã nộp cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) nhưng chưa được chấp thuận nhập cảnh vào Hoa Kỳ với con dưới 21 tuổi trong lúc chờ đơn bảo lãnh được chấp thuận và chờ đơn xin visa di dân được xử lý.

37. Visa K-1 và visa K-3 khác nhau ra sao?
Visa K-1 được cấp cho người hôn phu/hôn thê của công dân Mỹ sẽ kết hôn trong nước Mỹ và sẽ nộp đơn xin thường trú sau khi kết hôn. Visa K-3 và visa K-4 được cấp cho người hôn phối (K-3) của công dân Mỹ có đơn bảo lãnh diện người thân trực hệ và cho những người con dưới 21 tuổi của họ (K-4). Visa K-3 và K-4 cho phép những đương đơn qua Mỹ ở trong lúc đơn bảo lãnh diện di dân đang được xử lý bởi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và cho phép họ nộp đơn xin visa di dân sau khi đơn bảo lãnh được USCIS chấp thuận.

38. Những ai hội đủ tiêu chuẩn để được cấp visa K-3?
Đó là hôn phối của công dân Mỹ và những người con dưới 21 tuổi của họ thừa hưởng đơn bảo lãnh diện người thân trực hệ đã nộp cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) và đang chờ đơn bảo lãnh được chấp lãnh và chờ được cấp visa di dân. Xin lưu ý rằng con của công dân Mỹ chỉ hội đủ điều kiện để cấp visa K-4 nếu họ không có quyền làm giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước và nếu cha hay mẹ của họ hội đủ tiêu chuẩn để được cấp visa K-3.

39. Người con diện K-4 có bắt buộc phải là người thừa hưởng đơn bảo lãnh I-130 diện người thân trực hệ không?
Nếu người con dưới 21 tuổi sẽ nộp đơn xin visa diện K-4, người bảo lãnh không cần nộp đơn I-130 riêng cho trẻ trong diện người thân trực hệ. Tuy người bảo lãnh không bắt buộc phải nộp đơn I-130 riêng cho trẻ lúc ban đầu, nhưng sẽ phải nộp đơn I-130 riêng cho trẻ khi trẻ điều chỉnh tình trạng để trở thành thường trú nhân.

40. Tôi là công dân Mỹ. Con tôi không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước. Vậy con tôi có thể nộp đơn xin visa K-4 không?
Con bạn chỉ có thể nộp đơn xin visa K-4 nếu người cha hay người mẹ nộp đơn xin visa K-3. Nếu không thì con bạn phải tiếp tục diện visa di dân.

41. Nếu tôi được bảo lãnh diện người thân trực hệ thì tôi hội đủ điều kiện xin visa K-3 phải không?
Không hẳn như vậy. Để có thể nộp đơn xin visa K-3, đơn bảo lãnh của bạn phải chưa được Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận.

42. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bị từ chối visa di dân? Tôi có thể xin visa K-3 hay K-4 không?
Không. Nếu bạn đã nộp đơn xin visa di dân và đã bị từ chối thì bạn không hội đủ điều kiện xin visa diện K.

43. Tại sao nhân viên lãnh sự không lấy tất cả giấy tờ của tôi? Tôi có trình tất cả ở nơi cửa sổ.
Nhân viên lãnh sự sẽ thỉnh thoảng đưa giấy từ chối yêu cầu đương đơn nộp những giấy tờ mà đương đơn đã mang theo trong ngày phỏng vấn. Điều này xảy ra vì đương đơn cũng cần phải cũng cần phải cung cấp những thông tin khác mà đương đơn không có sẵn trong ngày phỏng vấn và nhân viên lãnh sự muốn duyệt xét tất cả cùng một lúc ở một thời điểm khác vì lý do hoặc là đương đơn gặp khó khăn trong việc tìm giấy tờ nhanh chóng hoặc là thông tin cung cấp ở dạng không thể lưu giữ ở Đại sứ quán hay Lãnh sự quán (thí dụ như một tập ảnh khổ lớn).

44. Tôi phải làm gì để có thể theo dõi hồ sơ bị gửi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)?
Hồ sơ bị gửi trờ lại cho USCIS sẽ được gửi trở lại cho văn phòng nơi đã nhận đơn bảo lãnh lúc ban đầu. Thông thường, một vài tháng sau ngày phỏng vấn, văn phòng đó sẽ liên hệ với người bảo lãnh. Thời gian chờ đợi có thể lâu hơn tùy theo số lượng hồ sơ tồn đọng. Lúc đó, người bảo lãnh sẽ được yêu cầu bổ sung thông tin cho USCIS. Sau khi hồ sơ bị gửi trở lại cho USCIS, Bộ phận di dân thuộc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM sẽ không làm gì khác thêm cả.

45. Tại sao cuộc phỏng vấn của tôi quá ngắn? Nhân viên lãnh sự chỉ hỏi tôi một vài câu hỏi.
Nhân viên lãnh sự được tham khảo nhiều thông tin liên quan đến mỗi hồ sơ ngay trước khi đương đơn đến trình diện tại cửa sổ. Thông tin thâu lượm được trong cuộc phỏng vấn chỉ là một phần của những chứng từ được xem xét bởi mỗi nhân viên lãnh sự. Do thời gian eo hẹp, cuộc phỏng vấn phải diễn ra một cách mau chóng. Do đó, nhân viên lãnh sự được huấn luyện để chỉ đặt những câu hỏi mà họ cảm thấy thích hợp trực tiếp cho quyết định cấp visa của họ hay không.

46. Tôi được nhân viên lãnh sự cho biết tôi không đủ điều kiện để được cấp visa do lý do tôi có thể là gánh nặng xã hội, nhưng lợi tức của người bảo lãnh / người đồng bảo trợ của tôi trên bảng qui định mức độ nghèo khó. Tại sao tôi không đủ tiêu chuẩn?
Luật ủy thác cho nhân viên lãnh sự xem xét toàn bộ hoàn cảnh khi quyết định một đương đơn không hội đủ điều kiện để được cấp visa vì lý do có thể là gánh nặng xã hội. Lợi tức chỉ là một trong những tiêu chuẩn mà nhân viên lãnh sự phải xem xét. Những tiêu chuẩn khác bao gồm sức khỏe, tuổi tác, trình độ giáo dục, kinh nghiệm việc làm, khả năng ngoại ngữ và hoàn cảnh gia đình của đương đơn. Do đó, không có điều gì lạ lùng khi có những đương đơn bị từ chối visa mặc dù lợi tức của người bảo lãnh trên bảng qui định mức độ nghèo khó. Để có thể khắc phục được vấn đề này, đương đơn có thể hoặc là tìm một người đồng bảo trợ đáng tin cậy với đủ lợi tức và tài sản hoặc là chứng minh rằng tình trạng tài chánh đã thay đổi kể từ ngày phỏng vấn.

47. Hộ chiếu có dấu visa còn hiệu lực của tôi đã hết hạn. Tôi đã đổi hộ chiếu mới. Tôi có cần xin lại visa không?
Nếu hộ chiếu có dấu visa của bạn đã hết hạn, visa trên hộ chiếu cũ vẫn còn có thể sử dụng được. Bạn phải trình cả hộ chiếu cũ lẫn hộ chiếu mới ở cửa khẩu.

Xin lưu ý là nếu lúc hủy hộ chiếu cũ, Cục quản lý xuất nhập cảnh vô ý làm hư visa di dân, visa đó sẽ không còn hiệu lực và không thể sử dụng để nhập cảnh vào Mỹ. Trong trường hợp này, xin bạn mang hộ chiếu và visa của bạn lại Lãnh sự quán với một lá thư giải thích bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Mặc dù sẽ không có vấn đề gì trong việc cấp lại visa, nhưng bạn có thể bị đóng lại lệ phí visa.


48. Người hôn phối hay/và cha mẹ của tôi đã di dân qua Mỹ. Tôi có tên trong đơn bảo lãnh, nhưng tôi chọn ở lại Việt Nam. Làm thế nào để tôi biết tôi có thể đi theo qua sau không?
Người hôn phối và con độc thân của một người đã di dân qua Mỹ trước đó có thể được quyền xin visa di dân sau. Nếu bạn muốn biết bạn có đủ tiêu chuẩn để theo qua sau không, xin bạn gửi bản sao của thẻ thường trú nhân, của mẫu I-551 hay của những trang hộ chiếu của đương đơn chính có ghi ngày đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ với tư cách người di dân. Xin bạn gửi cả bản sao giấy khai sinh hay/và giấy kết hôn. Tất cả những giấy tờ đó phải kèm với đơn xin ghi rõ tên họ, địa chỉ và số điện thoại của những đương đơn. Sau khi quyết định rằng bạn đủ điều kiện theo qua sau, Bộ phận thị thực di dân sẽ liên hệ với bạn và hướng dẫn bạn cách xin visa.

49. Tôi có một hồ sơ bảo lãnh cho tôi. Bây giờ tôi có con. Tôi có thể thêm tên con tôi trong hồ sơ không? Tôi phải làm gì nếu tôi sanh con sau khi được cấp visa di dân?
Nếu cha hay mẹ của trẻ là công dân Mỹ, trẻ có thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước. Nếu trẻ không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước, trẻ có thể được hưởng qui chế đi kèm trong hồ sơ bảo lãnh của bạn. Bạn phải thông báo cho National Visa Center hay cho Bộ phận thị thực di dân tùy theo hồ sơ của bạn còn ở National Visa Center hay đã chuyển cho Lãnh sự quán.

Trẻ sanh sau ngày cấp visa có thể theo cha mẹ vào Mỹ không cần visa. Để theo cha mẹ với visa của cha mẹ, trẻ là người không thể xin giấy bảo sanh lãnh sự ngoài nước và cả đương đơn có visa lẫn trẻ phải đi cùng nhau trong thời gian hiệu lực của visa. Bạn cần chuẩn bị để nộp cho nhân viên di trú ở cửa khẩu khai sanh của trẻ có ghi tên họ cha mẹ (cùng với bản dịch tiếng Anh). Bạn cũng phải có hộ chiếu của trẻ.

50. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời trước khi người được bảo lãnh chính nhập cảnh vào Mỹ?
Nếu người bảo lãnh qua đời trước khi đương đơn chính nhập cảnh vào Mỹ thì đơn bảo lãnh sẽ bị thu hồi một cách tự động chiếu theo điều 8 CFR 205.1(a)(3). Điều này có nghĩa là nhân viên lãnh sự sẽ không thể cấp visa cho bất kỳ đương đơn nào có tên trong đơn bảo lãnh và sẽ phải gởi đơn bảo lãnh về cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).

Nếu có những lý do nhân đạo có sức thuyết phục, nhân viên lãnh sự có thể đề nghị với USCIS cho phục hồi lại hồ sơ. Cách thứ hai là đương đơn liên hệ trực tiếp với văn phòng USCIS nơi đã chấp thuận đơn bảo lãnh để xin cho phục hồi lại hồ sơ vì lý do nhân đạo. Nếu USCIS phục hồi lại hồ sơ, nhân viên lãnh sự sẽ liên hệ với đương đơn sau đó.

51. Điều gì sẽ xảy ra nếu người bảo lãnh qua đời sau khi người được bảo lãnh chính đã nhập cảnh vào Mỹ?
Việc những đương đơn đi kèm hội đủ tiêu chuẩn hay không để xin qua Mỹ với đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân dựa trên qui chế thường trú nhân hợp pháp của đương đơn chính chứ không dựa trên tình trạng của người bảo lãnh. Do đó, nếu người bảo lãnh qua đời sau khi đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân và có một hay những đương đơn phụ làm đơn xin qua Mỹ với đương đơn chính, thì những đương đơn phụ đó vẫn duy trì được tiêu chuẩn để qua Mỹ với đương đơn chính.

52. Chuyện gì sẽ xảy ra cho hồ sơ của những đương đơn phụ nếu đương đơn chính qua đời?
Nếu người được bảo lãnh chính qua đời ở bất cứ thời điểm nào trước khi những đương đơn phụ di dân qua Mỹ thì nhân viên lãnh sự sẽ không thể nào cấp visa cho những đương đơn phụ. Việc xin phục hồi nhân đạo không áp dụng trong trường hợp này.

53. Sau khi được cấp visa, tôi có bao nhiêu thời gian để nhập cảnh vào Mỹ?
Thông thường, thời gian hiệu lực của visa diện di dân hay diện hôn phu/hôn thê là 6 tháng. Bạn có 6 tháng để nhập cảnh vào Mỹ kể từ ngày được cấp visa. Những đương đơn diện K-3 được cấp visa có hiệu lực trong vòng hai năm.

54. Nếu tôi không đi qua Mỹ được trong thời gian hiệu lực của visa, tôi sẽ phải làm gì?
Bạn phải gửi trả lại visa không dùng đến cho Bộ phận di dân kèm theo một lá thư giải thích lý do tại sao bạn không đi được. Tùy theo lý do, Lãnh sự quán có thể cấp lại visa khác cho bạn sau khi bạn trả lệ phí cho visa mới.

55. Visa của tôi sắp hết hạn. Tôi phải làm gì?
Nếu bạn không thể đi qua Mỹ trong thời gian hiệu lực của visa, bạn phải gửi trả lại visa không dùng đến cho Bộ phận di dân kèm theo một lá thư giải thích lý do tại sao bạn không đi được. Tùy theo lý do, Lãnh sự quán có thể cấp lại visa khác cho bạn sau khi bạn trả lệ phí cho visa mới.

56. Tôi có thể mang bao nhiêu tiền vào Mỹ?
Không có giới hạn về số tiền mà bạn có thể mang vào Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn mang vào Mỹ số tiền trên 10 000 $ US dưới dạng tiền mặt, chi phiếu của người du lịch (Travelers checks) hay những phương tiện có thể đổi thành tiền, bạn phải khai báo lúc nhập cảnh vào Mỹ hay lúc rời khỏi Mỹ.

57. Tôi sẽ trả tiền thuế hải quan trên các đồ dùng trong gia đình khi tôi dọn qua Mỹ không?
Những đồ dùng trong gia đình mà người di dân sở hữu trên một năm cũng như những đồ dùng cá nhân không chứa đồ bị cấm như súng và thuốc có thể nhập cảnh vào Mỹ không bị thuế. Thuốc lá và rượu chỉ có thể mang rất giới hạn số lượng vào Mỹ không bị đóng thuế. Muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể vào trang Web của Hải quan Mỹ. http://www.cbp.gov/xp/cgov/travel/vacat ... g_duty.xml.

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2012

Chi phí đại học

Chi phí và nguồn tài trợ
Tác giả: Phạm Khoa


Khái quát về chi phí học đại học
Các trường đại học Mỹ đều có công bố trên trang web của họ thông tin về chi phí, thay đổi tuỳ theo trường công lập, cộng đồng hay tư thục. Chi phí sinh hoạt thay đổi tùy theo khu vực sống. Phải lên kế hoạch tài chính trước khi chọn trường, ít nhất là một năm trước khi xin nhập học, rồi theo đó bắt đầu tìm các nguồn tài trợ. Ngoài học phí còn có các loại lệ phí của trường, tiền mua sách, ăn ở và đi lại.

Mức học phí ít khi thể hiện chất lượng của trường. Trường tư thục thường có học phí cao nhất, trường công lập có học phí thấp hơn một chút và trường cộng đồng có học phí thấp nhất. Học phí trường công lập và cộng đồng càng thấp hơn nhiều nếu bạn là cư dân thường trú của tiểu bang. Để thoả điều kiện này sinh viên thường được yêu cầu cung cấp bằng chứng đã cư ngụ tại tiểu bang ít nhất một năm và có ý định sẽ cư ngụ lâu dài. Thí dụ về bằng chứng ý định cư ngụ lâu dài là bằng lái, giấy đăng ký sở hữu xe hay đăng ký bầu cử tại tiểu bang.

Đây là một thí dụ cho thấy sự khác biệt về học phí của các loại trường trong cùng tiểu bang California. Các con số đều là xấp xỉ và chỉ bao gồm học phí:


Một trong những cách để tiết kiệm chi phí là, thay vì đi thẳng vào đại học, bạn có thể theo học một trường đại học cộng đồng để lấy bằng cao đẳng hai năm trước, và sau đó chuyển sang đại học học tiếp hai năm để lấy bằng cử nhân.


Nguồn tài trợ đại học
Chi phí đại học thường được tài trợ như sau nếu trường hứa hẹn sẽ bảo trợ TOÀN BỘ chi phí:
“Nhu cầu tài chính” của sinh viên được tính bằng tổng chi phí dự kiến cho năm học trừ đi “phần (phải) tự trang trải” của cha mẹ và sinh viên. “Phần tự trang trải” được tính theo công thức của liên bang, căn cứ vào tài sản và thu nhập của cha mẹ và sinh viên;

. Trường qui định một mức cố định chi phí trong phần “nhu cầu tài chính” làm mức mà sinh viên phải tự lo bằng cách vay và làm thêm; thí dụ ở Standford University mức này là $4,000. Sau khi trừ đi khoản $4,000 này và các khoản trợ cấp của liên bang và tiểu bang mà sinh viên nhận được, trường sẽ trợ cấp toàn bộ phần còn lại.


Phần phải tự lo $4,000 nói trên có thể được trang trải bằng các khoản vay của chính phủ liên bang, vay của tư nhân, đôi khi vay của trường, làm việc thêm, và các học bổng bên ngoài.

Ở những trường không có hứa hẹn bảo trợ toàn bộ chi phí, sinh viên phải tự lo nhiều hơn, bằng cách vay tiền và xin học bổng.


Chương trình tiết kiệm miễn thuế 529
Chưa có nhiều gia đình biết về chương trình 529. Chương trình này lấy tên theo Đạo Luật 529, cho phép các bậc cha mẹ mở một tài khoản tiết kiệm đặc biệt; các khoản thu nhập bỏ vào đây tạm thời không cần đóng thuế thu nhập. Thuế sẽ được tính khi rút tiền ra khỏi tài khoản, nhưng nếu rút ra để chi cho đào tạo giáo dục, số tiền đó sẽ hoàn toàn miễn thuế. Từ năm ngoái chính phủ đã quyết định điều khoản miễn thuế này có hiệu lực vĩnh viễn. Từ đó quỹ được các bậc cha mẹ đưa vào tài khoản 529 đã tăng nhanh, theo US News, trong năm ngoái từ tổng số $68.4 tỉ lến đến $90.7 tỉ, giúp hạ thấp hơn phí mở tài khoản, càng làm tăng tính hấp dẫn của nó. Vì hiệu lực miễn thuế đã thành vĩnh viễn, các bậc cha mẹ có thể kế hoạch tiết kiệm cho đại học ngay từ khi con còn nhỏ.



Các trường bảo trợ toàn bộ học phí
Dưới đây là danh sách các trường hứa hẹn bảo trợ toàn bộ học phí cho sinh viên. Danh sách do US NEWS công bố.


Tên trường (Tiểu bang)

Amherst College (MA)
Antioch College (OH)

Barnard College (NY)
Bates College (ME)
Beloit College (WI)
Boston College
Bowdoin College (ME)
Brown University (RI)
Bucknell University (PA)

California Institute of Technology
Campbell University (NC)
Carleton College (MN)
Chapman University (CA)
Claremont McKenna College (CA)
Clarke College (IA)
Colby College (ME)
Colgate University (NY)
College of the Holy Cross (MA)
Columbia University (NY)
Connecticut College
Cornell University (NY)

Dartmouth College (NH)
Davidson College (NC)
Duke University (NC)

Emory University (GA)

Franklin and Marshall College (PA)

Georgetown University (DC)
Gettysburg College (PA)
Grinnell College (IA)

Hamilton College (NY)
Harvard University (MA)
Harvey Mudd College (CA)
Haverford College (PA)

Lafayette College (PA)
Lake Forest College (IL)
Lawrence University (WI)

Macalester College (MN)
Massachusetts Institute of Technology
Middlebury College (VT)
Mount Holyoke College (MA)

Northwestern University (IL)

Oberlin College (OH)
Occidental College (CA)

Pitzer College (CA)
Pomona College (CA)
Princeton University (NJ)

Rice University (TX)

Salem College (NC)
Scripps College (CA)
Smith College (MA)
Southern Arkansas University
Stanford University (CA)
St. Olaf College (MN)
SUNY College of Environmental Science and Forestry
Swarthmore College (PA)

Talladega College (AL)
Thomas Aquinas College (CA)
Trinity College (CT)
Tufts University (MA)

University of Chicago
University of North Carolina–Chapel Hill
University of Northern Colorado
University of Pennsylvania
University of Richmond (VA)
University of Virginia

Vassar College (NY)

Wabash College (IN)
Washington University in St. Louis
Wellesley College (MA)
Wesleyan University (CT)
Williams College (MA)

Yale University (CT)


Nguồn: nguoi-viet.com