CSPA là gì?
CSPA viết tắt của Child Status Protection Act, Đạo Luật Bảo
Vệ Tuổi Con Trẻ.
CSPA: LUẬT BẢO VỆ
CON TRẺ
Sau đây là bài viết của luật sư Darren Nguyễn Ngọc Chương về bảo lãnh di trú theo luật CSPA đăng trên Trang Web Người Việt Online.
Ðạo luật Child Status Protection Act (CSPA) được ban hành vào ngày 6 Tháng Tám năm 2002, nhưng đến nay Sở Di Trú Hoa Kỳ vẫn chưa lập quy định về việc thi hành đạo luật. Ðạo luật này thay đổi cách cứu xét những người nào được coi là con độc thân, dưới 21 tuổi trong những trường hợp cấp chiếu khán bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và trong những trường hợp thay đổi tình trạng di trú bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ. Tuy rằng đạo luật này có hiệu lực từ ngày ban hành, nhưng đến nay Sở Di Trú Hoa Kỳ chưa lập quy định về việc thi hành đạo luật. Vì lý do đó những sự trình bày sau đây dựa vào những giác thư và ý kiến của Sở Di Trú, và ngôn ngữ pháp lý của đạo luật CSPA. Ðạo luật này được phân ra làm 8 điều khoản và tôi sẽ trình bày điều khoản số 2 tới điều khoản số 6.
Ðạo luật này có hiệu lực từ ngày ban hành (tức là ngày 6 Tháng Tám năm 2002) và được áp dụng vào những hồ sơ nào có những người con quá 21 tuổi vào ngày 6 Tháng Tám năm 2002 hoặc sau ngày đó. Nếu những người con đó quá 21 tuổi trước ngày 6 Tháng Tám năm 2002, có thể được hưởng quyền lợi của đạo luật này nếu:
1. Những đơn bảo lãnh (đơn I-130) được chấp thuận mà đơn xin chiếu khán hoặc đơn xin thay đổi tình trạng di trú chưa được quyết định.
2. Những đơn bảo lãnh (đơn I-130) đang chờ đợi sự quyết định trước khi ngày hoặc sau khi ngày đạo luật được ban hành.
3. Những đơn đang chờ đợi sự quyết định của Bộ An Ninh Nội Chính (tức là Sở Di Trú) hoặc Bộ Ngoại Giao (tức là Lãnh Sự Hoa Kỳ).
Nhưng trước khi trình bày những điều khoản đó tôi xin sơ lượt qua những diện bảo lãnh thân nhân. Diện bảo lãnh theo diện thân nhân gồm có 2 loại. Loại thứ nhất là Immediate Relative và loại thứ hai là Family Based Preference.
Diện Immediate Relative là diện bảo lãnh cho vợ, chồng, con độc thân dưới 21 tuổi (con nuôi và con mồ côi cũng được lọt vào diện này), cha hoặc mẹ của công dân Hoa Kỳ, và diện này là diện bảo lãnh thân nhân mau nhất so với những diện bảo lãnh thân nhân khác.
Diện Family Based Preference được chia ra làm 5 Preferences (tức là 5 loại ưu tiên). Ưu tiên 1 được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Ưu tiên 2A được dành cho vợ, chồng, hoặc con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân. Ưu tiên 2B được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của thường trú nhân. Ưu tiên 3 được dành cho những người con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Ưu tiên 4 được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.
Ðiều khoản số 2
Trước khi đề cập tới điều khoản 2 của đạo luật Child Status Protection Act (CSPA), chúng tôi xin nhắc lại, trước kia, khi chưa có luật nới rộng này thì nếu cha mẹ là công dân Hoa Kỳ bảo lãnh con dưới 21 tuổi, thì người con đó phải dưới 21 tuổi kể từ ngày làm đơn bảo lãnh cho tới khi nhập cảnh Hoa Kỳ vẫn không được quá 21 tuổi. Nếu quá 21 tuổi thì không được hưởng ưu tiên của diện Immediate Relative. Nay điều khoản 2 của đạo luật Child Status Protection Act (CSPA) được nới rộng nhằm giúp cho những hồ sơ nào trong diện bảo lãnh con dưới 21 tuổi (cha mẹ là công dân Hoa Kỳ) được thỏa mãn hơn, nghĩa là chỉ cần người con dưới 21 tuổi lúc đơn I-130 được nhận bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ là được rồi và sau đó khi có visa, hoặc nhập cảnh Hoa Kỳ dù con có trên 21 tuổi vẩn được đến Hoa Kỳ.
Tiếp đó điều khoản 2 sửa đổi luật di trú để những người con của thường trú nhân được lọt vào diện Immediate Relative sau khi người bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ. Ngày của người bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ sẽ là ngày Sở Di Trú dùng để xác định người được bảo lãnh sẽ lọt vào diện Immediate Relative hay diện ưu tiên. Ðiển hình là người cha hoặc mẹ bảo lãnh cho người con khi người con đó 17 tuổi và người bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ khi người con 20 tuổi, người con đó sẽ được lọt vào diện Immediate Relative dù là chiếu khán được cấp hoặc nhập cảnh Hoa Kỳ sau khi người con đó quá 21 tuổi hoặc nộp đơn thay đổi tình trạng di trú sau khi người con đó quá 21 tuổi.
Và sau cùng, dưới điều khoản 2, những người con dưới 21 tuổi đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ được quyền chuyển sang diện Immediate Relative khi người con đó ly dị trước khi 21 tuổi. Ngày ly dị sẽ là ngày Sở Di Trú dùng để xác định người được bảo lãnh sẽ lọt vào diện Immediate Relative hay diện ưu tiên. Ðiển hình là người công dân Hoa Kỳ nộp đơn bảo lãnh cho người con 18 tuổi đã có gia đình. Sau khi đơn bảo lãnh đã nộp, người con đó ly dị. Người con sẽ được lọt vào diện Immediate Relative, nếu ly dị trước khi 21 tuổi, dù là chiếu khán được cấp hoặc nhập cảnh Hoa Kỳ sau khi người con đó quá 21 tuổi hoặc nộp đơn thay đổi tình trạng di trú sau khi người con đó quá 21 tuổi.
Ðiều khoản số 3
Ðiều khoản 3 của Child Status Protection Act (CSPA) được áp dụng để ngăn ngừa sự quá 21 tuổi của những con của thường trú nhân, và con của người được bảo lãnh (trong những diện như là ưu tiên 3, ưu tiên 4 v.v...) Ðiều khoản này khác với điều khoản 2 là Sở Di Trú sẽ không dựa vào ngày đơn bảo lãnh nộp để xác định rằng một người trên 21 tuổi được coi như là con dưới 21 tuổi để được hưởng quyền lợi di trú. Dưới điều khoản này, tuổi của những người con khi ngày ưu tiên (priority date) tới hạn, trừ đi thời gian từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận, sẽ là ngày Sở Di Trú dùng để xác định rằng là những người con đó vẫn được coi là dưới 21 tuổi, nếu những người con đó nộp đơn xin chiếu khán hoặc thay đổi tình trạng di trú trong vòng 1 năm khi ngày ưu tiên đã tới hạn.
Ðiển hình là người bảo lãnh nộp đơn bảo lãnh cho người anh (diện ưu tiên 4). Dưới diện ưu tiên, gia đình (tức là vợ hoặc chồng và những người con dưới 21 tuổi) của người được bảo lãnh sẽ được đứng chung một hồ sơ. Khi người em nộp đơn bảo lãnh cho người anh thì người anh có vợ và một người con đúng 9 tuổi. Khi ngày ưu tiên tới hạn, thì người con là 21 tuổi và 10 tháng. Thời gian từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận là 12 tháng. Tuổi của người đó sẽ được thụt xuống 12 tháng. Người con sẽ được xác định là 20 tuổi và 8 tháng và người đó sẽ được tiếp tục xác định rằng là dưới 21 tuổi và sẽ được tiếp tục chung một hồ sơ với người cha.
Ðiển hình nữa là người bảo lãnh là thường trú nhân nộp đơn bảo lãnh cho người con. Khi đơn bảo lãnh nộp, người con đó độc thân và mới có 15 tuổi (diện ưu tiên 2A). Khi ngày ưu tiên tới hạn, thì người con đó là 21 tuổi và 10 tháng. Thời gian từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận là 9 tháng. Tuổi của người đó sẽ được trừ đi 9 tháng. Người con sẽ được xác định là 21 tuổi và 1 tháng và người đó sẽ không được tiếp tục xác định rằng là dưới 21 tuổi và sẽ bị chuyển sang diện ưu tiên 2B (diện ưu tiên cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân).
Ðiều khoản số 4 và điều khoản số 5
Ðiều khoản 4 và điều khoản 5 của đạo luật Child Status Protection Act (CSPA) cũng tương tự như nhau và được áp dụng cho những hồ sơ tỵ nạn. Nhưng hai điều khoản có một khác biệt là điều khoản 4 được áp dụng cho những hồ sơ tị nạn được nộp tại Hoa Kỳ và điều khoản 5 được áp dụng cho những hồ sơ tị nạn được nộp ngoài Hoa Kỳ. Hai điều khoản này được áp dụng khi người con độc thân muốn đoàn tụ hoặc đứng cùng đơn với cha hoặc mẹ mà đơn xin tị nạn của cha hoặc mẹ đã được chấp thuận. Người con đó dưới 21 tuổi khi cha hoặc mẹ nộp đơn xin tị nạn nhưng thời gian chờ đợi hồ sơ tị nạn được chấp thuận quá lâu, người con đó đã quá 21 tuổi, thì với đạo luật Child Status Protection Act (CSPA), nay người con đó sẻ được Sở Di Trú Hoa Kỳ xác định là con dưới 21 tuổi và sẽ được hưởng quyền lợi di trú.
Ðiều khoản số 6
Ðiều khoản 6 của đạo luật Child Status Protection Act (CSPA) qui định rằng hồ sơ bảo lãnh tự động chuyển diện ưu tiên 2B (tức là diện của những người con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân) qua sang diện ưu tiên 1 (tức là diện của những người con độc thân trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ), nhưng điều khoản 6 cũng qui định rằng những người con độc thân trên 21 tuổi được quyền yêu cầu hồ sơ bảo lãnh không chuyển từ ưu tiên 2B sang ưu tiên 1. Chắc quí bạn đọc cũng thắc mắc là tại sao điều khoản này cho phép người được bảo lãnh yêu cầu hồ sơ không chuyển từ ưu tiên thấp qua ưu tiên cao vì ai ai cũng muốn hồ sơ của họ được chuyển từ ưu tiên thấp sang ưu tiên cao. Nhưng quí bạn đọc nên hiểu rằng đạo luật này được áp dụng cho tất cả hồ sơ bảo lãnh theo diện thân nhân cho tất cả quốc gia trên thế giới. Sau đây là hai điển hình hầu giúp cho quí bạn đọc hiểu rõ về điều khoản này hơn.
- Ðiển hình thứ nhất là ngày ưu tiên (tức là priority date) priority date của diện ưu tiên 2B (tức là diện của những người con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân) cho Tháng Giêng năm 2003 là ngày 22 Tháng Tư năm 1994 và ngày ưu tiên của diện ưu tiên 1 cho Tháng Giêng năm 2003 là ngày 1 Tháng Năm năm 1999. Nếu thường trú nhân bảo lãnh cho người con 22 tuổi, độc thân và là công dân Việt Nam, và sau khi nộp đơn bảo lãnh người thường trú nhân trở thành công dân Hoa Kỳ, diện ưu tiên của người con sẽ được tự động chuyển sang ưu tiên 1. Sự chuyển diện sẽ có lợi cho người con đó cho nên người con đó sẽ không chống đối sự chuyển diện đó.
- Ðiển hình thứ hai là ngày ưu tiên 2B cho công dân Phi Luật Tân cho Tháng Giêng năm 2003 là ngày 22 Tháng Tư năm 1994 và ngày ưu tiên 1 cho công dân Phi Luật Tân cho Tháng Giêng năm 2003 là ngày 1 Tháng Tư 1990. Nếu thường trú nhân bảo lãnh cho người con 22 tuổi, độc thân và là công dân Phi Luật Tân, và sau khi nộp đơn bảo lãnh người thường trú nhân trở thành công dân Hoa Kỳ, đương nhiên người con đó sẽ yêu cầu chống lại sự tự động chuyển đó vì ngày ưu tiên cho diện ưu tiên 2B sẽ tới sớm hơn diện ưu tiên 1. Trong trường hợp này thì người con sẽ tiếp tục được coi là diện ưu tiên 2B.
Sau đây là bài viết của luật sư Darren Nguyễn Ngọc Chương về bảo lãnh di trú theo luật CSPA đăng trên Trang Web Người Việt Online.
Ðạo luật Child Status Protection Act (CSPA) được ban hành vào ngày 6 Tháng Tám năm 2002, nhưng đến nay Sở Di Trú Hoa Kỳ vẫn chưa lập quy định về việc thi hành đạo luật. Ðạo luật này thay đổi cách cứu xét những người nào được coi là con độc thân, dưới 21 tuổi trong những trường hợp cấp chiếu khán bởi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và trong những trường hợp thay đổi tình trạng di trú bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ. Tuy rằng đạo luật này có hiệu lực từ ngày ban hành, nhưng đến nay Sở Di Trú Hoa Kỳ chưa lập quy định về việc thi hành đạo luật. Vì lý do đó những sự trình bày sau đây dựa vào những giác thư và ý kiến của Sở Di Trú, và ngôn ngữ pháp lý của đạo luật CSPA. Ðạo luật này được phân ra làm 8 điều khoản và tôi sẽ trình bày điều khoản số 2 tới điều khoản số 6.
Ðạo luật này có hiệu lực từ ngày ban hành (tức là ngày 6 Tháng Tám năm 2002) và được áp dụng vào những hồ sơ nào có những người con quá 21 tuổi vào ngày 6 Tháng Tám năm 2002 hoặc sau ngày đó. Nếu những người con đó quá 21 tuổi trước ngày 6 Tháng Tám năm 2002, có thể được hưởng quyền lợi của đạo luật này nếu:
1. Những đơn bảo lãnh (đơn I-130) được chấp thuận mà đơn xin chiếu khán hoặc đơn xin thay đổi tình trạng di trú chưa được quyết định.
2. Những đơn bảo lãnh (đơn I-130) đang chờ đợi sự quyết định trước khi ngày hoặc sau khi ngày đạo luật được ban hành.
3. Những đơn đang chờ đợi sự quyết định của Bộ An Ninh Nội Chính (tức là Sở Di Trú) hoặc Bộ Ngoại Giao (tức là Lãnh Sự Hoa Kỳ).
Nhưng trước khi trình bày những điều khoản đó tôi xin sơ lượt qua những diện bảo lãnh thân nhân. Diện bảo lãnh theo diện thân nhân gồm có 2 loại. Loại thứ nhất là Immediate Relative và loại thứ hai là Family Based Preference.
Diện Immediate Relative là diện bảo lãnh cho vợ, chồng, con độc thân dưới 21 tuổi (con nuôi và con mồ côi cũng được lọt vào diện này), cha hoặc mẹ của công dân Hoa Kỳ, và diện này là diện bảo lãnh thân nhân mau nhất so với những diện bảo lãnh thân nhân khác.
Diện Family Based Preference được chia ra làm 5 Preferences (tức là 5 loại ưu tiên). Ưu tiên 1 được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Ưu tiên 2A được dành cho vợ, chồng, hoặc con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân. Ưu tiên 2B được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của thường trú nhân. Ưu tiên 3 được dành cho những người con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ. Ưu tiên 4 được dành cho anh, chị hoặc em của công dân Hoa Kỳ.
Ðiều khoản số 2
Trước khi đề cập tới điều khoản 2 của đạo luật Child Status Protection Act (CSPA), chúng tôi xin nhắc lại, trước kia, khi chưa có luật nới rộng này thì nếu cha mẹ là công dân Hoa Kỳ bảo lãnh con dưới 21 tuổi, thì người con đó phải dưới 21 tuổi kể từ ngày làm đơn bảo lãnh cho tới khi nhập cảnh Hoa Kỳ vẫn không được quá 21 tuổi. Nếu quá 21 tuổi thì không được hưởng ưu tiên của diện Immediate Relative. Nay điều khoản 2 của đạo luật Child Status Protection Act (CSPA) được nới rộng nhằm giúp cho những hồ sơ nào trong diện bảo lãnh con dưới 21 tuổi (cha mẹ là công dân Hoa Kỳ) được thỏa mãn hơn, nghĩa là chỉ cần người con dưới 21 tuổi lúc đơn I-130 được nhận bởi Sở Di Trú Hoa Kỳ là được rồi và sau đó khi có visa, hoặc nhập cảnh Hoa Kỳ dù con có trên 21 tuổi vẩn được đến Hoa Kỳ.
Tiếp đó điều khoản 2 sửa đổi luật di trú để những người con của thường trú nhân được lọt vào diện Immediate Relative sau khi người bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ. Ngày của người bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ sẽ là ngày Sở Di Trú dùng để xác định người được bảo lãnh sẽ lọt vào diện Immediate Relative hay diện ưu tiên. Ðiển hình là người cha hoặc mẹ bảo lãnh cho người con khi người con đó 17 tuổi và người bảo lãnh trở thành công dân Hoa Kỳ khi người con 20 tuổi, người con đó sẽ được lọt vào diện Immediate Relative dù là chiếu khán được cấp hoặc nhập cảnh Hoa Kỳ sau khi người con đó quá 21 tuổi hoặc nộp đơn thay đổi tình trạng di trú sau khi người con đó quá 21 tuổi.
Và sau cùng, dưới điều khoản 2, những người con dưới 21 tuổi đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ được quyền chuyển sang diện Immediate Relative khi người con đó ly dị trước khi 21 tuổi. Ngày ly dị sẽ là ngày Sở Di Trú dùng để xác định người được bảo lãnh sẽ lọt vào diện Immediate Relative hay diện ưu tiên. Ðiển hình là người công dân Hoa Kỳ nộp đơn bảo lãnh cho người con 18 tuổi đã có gia đình. Sau khi đơn bảo lãnh đã nộp, người con đó ly dị. Người con sẽ được lọt vào diện Immediate Relative, nếu ly dị trước khi 21 tuổi, dù là chiếu khán được cấp hoặc nhập cảnh Hoa Kỳ sau khi người con đó quá 21 tuổi hoặc nộp đơn thay đổi tình trạng di trú sau khi người con đó quá 21 tuổi.
Ðiều khoản số 3
Ðiều khoản 3 của Child Status Protection Act (CSPA) được áp dụng để ngăn ngừa sự quá 21 tuổi của những con của thường trú nhân, và con của người được bảo lãnh (trong những diện như là ưu tiên 3, ưu tiên 4 v.v...) Ðiều khoản này khác với điều khoản 2 là Sở Di Trú sẽ không dựa vào ngày đơn bảo lãnh nộp để xác định rằng một người trên 21 tuổi được coi như là con dưới 21 tuổi để được hưởng quyền lợi di trú. Dưới điều khoản này, tuổi của những người con khi ngày ưu tiên (priority date) tới hạn, trừ đi thời gian từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận, sẽ là ngày Sở Di Trú dùng để xác định rằng là những người con đó vẫn được coi là dưới 21 tuổi, nếu những người con đó nộp đơn xin chiếu khán hoặc thay đổi tình trạng di trú trong vòng 1 năm khi ngày ưu tiên đã tới hạn.
Ðiển hình là người bảo lãnh nộp đơn bảo lãnh cho người anh (diện ưu tiên 4). Dưới diện ưu tiên, gia đình (tức là vợ hoặc chồng và những người con dưới 21 tuổi) của người được bảo lãnh sẽ được đứng chung một hồ sơ. Khi người em nộp đơn bảo lãnh cho người anh thì người anh có vợ và một người con đúng 9 tuổi. Khi ngày ưu tiên tới hạn, thì người con là 21 tuổi và 10 tháng. Thời gian từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận là 12 tháng. Tuổi của người đó sẽ được thụt xuống 12 tháng. Người con sẽ được xác định là 20 tuổi và 8 tháng và người đó sẽ được tiếp tục xác định rằng là dưới 21 tuổi và sẽ được tiếp tục chung một hồ sơ với người cha.
Ðiển hình nữa là người bảo lãnh là thường trú nhân nộp đơn bảo lãnh cho người con. Khi đơn bảo lãnh nộp, người con đó độc thân và mới có 15 tuổi (diện ưu tiên 2A). Khi ngày ưu tiên tới hạn, thì người con đó là 21 tuổi và 10 tháng. Thời gian từ ngày đơn bảo lãnh nộp tới ngày đơn bảo lãnh được chấp thuận là 9 tháng. Tuổi của người đó sẽ được trừ đi 9 tháng. Người con sẽ được xác định là 21 tuổi và 1 tháng và người đó sẽ không được tiếp tục xác định rằng là dưới 21 tuổi và sẽ bị chuyển sang diện ưu tiên 2B (diện ưu tiên cho con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân).
Ðiều khoản số 4 và điều khoản số 5
Ðiều khoản 4 và điều khoản 5 của đạo luật Child Status Protection Act (CSPA) cũng tương tự như nhau và được áp dụng cho những hồ sơ tỵ nạn. Nhưng hai điều khoản có một khác biệt là điều khoản 4 được áp dụng cho những hồ sơ tị nạn được nộp tại Hoa Kỳ và điều khoản 5 được áp dụng cho những hồ sơ tị nạn được nộp ngoài Hoa Kỳ. Hai điều khoản này được áp dụng khi người con độc thân muốn đoàn tụ hoặc đứng cùng đơn với cha hoặc mẹ mà đơn xin tị nạn của cha hoặc mẹ đã được chấp thuận. Người con đó dưới 21 tuổi khi cha hoặc mẹ nộp đơn xin tị nạn nhưng thời gian chờ đợi hồ sơ tị nạn được chấp thuận quá lâu, người con đó đã quá 21 tuổi, thì với đạo luật Child Status Protection Act (CSPA), nay người con đó sẻ được Sở Di Trú Hoa Kỳ xác định là con dưới 21 tuổi và sẽ được hưởng quyền lợi di trú.
Ðiều khoản số 6
Ðiều khoản 6 của đạo luật Child Status Protection Act (CSPA) qui định rằng hồ sơ bảo lãnh tự động chuyển diện ưu tiên 2B (tức là diện của những người con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân) qua sang diện ưu tiên 1 (tức là diện của những người con độc thân trên 21 tuổi của công dân Hoa Kỳ), nhưng điều khoản 6 cũng qui định rằng những người con độc thân trên 21 tuổi được quyền yêu cầu hồ sơ bảo lãnh không chuyển từ ưu tiên 2B sang ưu tiên 1. Chắc quí bạn đọc cũng thắc mắc là tại sao điều khoản này cho phép người được bảo lãnh yêu cầu hồ sơ không chuyển từ ưu tiên thấp qua ưu tiên cao vì ai ai cũng muốn hồ sơ của họ được chuyển từ ưu tiên thấp sang ưu tiên cao. Nhưng quí bạn đọc nên hiểu rằng đạo luật này được áp dụng cho tất cả hồ sơ bảo lãnh theo diện thân nhân cho tất cả quốc gia trên thế giới. Sau đây là hai điển hình hầu giúp cho quí bạn đọc hiểu rõ về điều khoản này hơn.
- Ðiển hình thứ nhất là ngày ưu tiên (tức là priority date) priority date của diện ưu tiên 2B (tức là diện của những người con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân) cho Tháng Giêng năm 2003 là ngày 22 Tháng Tư năm 1994 và ngày ưu tiên của diện ưu tiên 1 cho Tháng Giêng năm 2003 là ngày 1 Tháng Năm năm 1999. Nếu thường trú nhân bảo lãnh cho người con 22 tuổi, độc thân và là công dân Việt Nam, và sau khi nộp đơn bảo lãnh người thường trú nhân trở thành công dân Hoa Kỳ, diện ưu tiên của người con sẽ được tự động chuyển sang ưu tiên 1. Sự chuyển diện sẽ có lợi cho người con đó cho nên người con đó sẽ không chống đối sự chuyển diện đó.
- Ðiển hình thứ hai là ngày ưu tiên 2B cho công dân Phi Luật Tân cho Tháng Giêng năm 2003 là ngày 22 Tháng Tư năm 1994 và ngày ưu tiên 1 cho công dân Phi Luật Tân cho Tháng Giêng năm 2003 là ngày 1 Tháng Tư 1990. Nếu thường trú nhân bảo lãnh cho người con 22 tuổi, độc thân và là công dân Phi Luật Tân, và sau khi nộp đơn bảo lãnh người thường trú nhân trở thành công dân Hoa Kỳ, đương nhiên người con đó sẽ yêu cầu chống lại sự tự động chuyển đó vì ngày ưu tiên cho diện ưu tiên 2B sẽ tới sớm hơn diện ưu tiên 1. Trong trường hợp này thì người con sẽ tiếp tục được coi là diện ưu tiên 2B.
CSPA: HƯỚNG DẪN MỚI
Ngày 6 tháng 5 năm 2008, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) đưa ra một chính sách mới cho những hồ sơ xét chiếu theo Đạo luật (CSPA). Chính sách mới này giúp ích cho một vài trẻ quá 21 tuổi trước khi Đạo luật CSPA hiệu lực ngày 6 tháng 8 2002. Tuy nhiên, sự giải thích của USCIS không đủ nhắm những trẻ đi kèm quá 21 tuổi trong lúc đang chờ visa.
Theo sự giải thích lúc trước của Đạo luật CSPA, USCIS chủ yếu giới hạn sự áp dụng những điều khoản của Đạo luật CSPA cho những trẻ quá 21 tuổi đúng hay sau ngày 6 tháng 8 2002. Nếu một trẻ quá 21 tuổi trước ngày 6 tháng 8 năm 2002, trẻ đó chỉ được hưởng Đạo luật CSPA nếu chứng minh được rằng mình đang có đơn bảo lãnh trì hoãn ngày 6 tháng 8 năm 2002 hay rằng đơn bảo lãnh đã được chấp thuận trước ngày 5 tháng 8 năm 2002, nhưng đơn xin thường trú đang chờ giải quyết ngày 6 tháng 8 năm 2002.
Hướng dẫn mới ngày 6 tháng 5 năm 2008 nói rõ rằng trẻ quá 21 tuổi trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 có thể tìm hưởng Đạo luật CSPA mặc dù không có đơn xin thường trú trì hoãn ngày 6 tháng 8 năm 2002. Hướng dẫn này áp dụng với điều kiện là chưa có kết quả dứt khoát về đơn xin thường trú trước ngày 6 tháng 8 năm 2002.
Đối với con của công dân Mỹ, hướng dẫn mới này đảm bảo rằng trẻ dưới 21 tuổi ở thời điểm nộp đơn bảo lãnh (hay ở thời điểm cha mẹ nhập tịch hay ly hôn, nếu những biến cố đó xảy ra sau ngày nộp đơn bảo lãnh), trẻ sẽ tiếp tục được xem như dưới 21 tuổi theo Đạo luậr CSPA.. Tuổi đó sẽ được khóa lại bất chấp trẻ quá 21 tuổi trước hay sau ngày 6 tháng 8 năm 2002, bất chấp đơn bảo lãnh được quyết định trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 và bất chấp thời gian trẻ làm đơn xin thường trú sau ngày chấp thuận đơn bảo lãnh, với điều kiện là chưa có quyết định cuối cùng về đơn xin thường trú trước ngày 6 tháng 8 năm 2002.
Tất cả những trẻ khác (kể cả con của thường trú nhân hay trẻ đi kèm trong diện bảo lãnh gia đình, việc làm hay Diversity Visas) sẽ được xem là “con” nhằm mục đích di dân, nếu đơn bảo lãnh cho họ nộp trước khi họ quá 21 tuổi và ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết trước khi họ quá 21 tuổi tính theo tuổi CSPA.
Tuổi tính theo Đạo luật CSPA là tuổi của trẻ ở thời điểm visa đến lượt được giải quyết trừ thời gian đơn bảo lãnh trì hoãn. Giống như trường hợp con của công dân Mỹ, Đạo luật CSPA áp dụng mặc dù trẻ quá 21 tuổi trước ngày ban hành Đạo luật CSPA với điều kiện tuổi điều chỉnh theo Đạo luật CSPA dưới 21 và chưa có kết quả cuối cùng về đơn xin thường trú trước ngày 6 tháng 8 năm 2002.
Tuy nhiên, khác với con của công dân Mỹ, con của thường trú nhân và trẻ đi kèm phải nộp đơn xin thường trú trong vòng một năm kể từ lúc visa đến lượt được giải quyết để được hưởng Đạo luật CSPA.
Khi nhìn nhận rằng có những trẻ bị từ chối không được cho hưởng Đạo luật CSPA một cách oan uổng chiếu theo những chính sách lúc trước, USCIS chấp thuận hướng dẫn này để đảm bảo rằng những người đó có thể xin thường trú bây giờ. USCIS cho phép những người đó làm đơn xin mở lại hồ sơ (motion to reopen) bây giờ mà không cần phải trả lệ phí để xin thường trú chiếu theo Đạo luật CSPA nếu lúc trước họ bị từ chối đơn xin thường trú chỉ vì quá tuổi.. USCIS cũng cho phép những người đó nộp đơn xin hưởng Đạo luật CSPA nếu họ là người thân trực hệ (immediate relative) hay nếu visa của họ đến lượt được giải quyết đúng hay sau ngày 7 tháng 8 năm 2002 và họ đã không nộp đơn xin thường trú trong vòng một năm kể từ lúc visa đến lượt được giải quyết vì những chính sách lúc trước của USCIS không cho họ làm đơn xin thường trú.
Nhũng người nào có con ở trong trường hợp nêu trên nên liên lạc với luật sư để được giúp đỡ.
Ngày 6 tháng 5 năm 2008, Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) đưa ra một chính sách mới cho những hồ sơ xét chiếu theo Đạo luật (CSPA). Chính sách mới này giúp ích cho một vài trẻ quá 21 tuổi trước khi Đạo luật CSPA hiệu lực ngày 6 tháng 8 2002. Tuy nhiên, sự giải thích của USCIS không đủ nhắm những trẻ đi kèm quá 21 tuổi trong lúc đang chờ visa.
Theo sự giải thích lúc trước của Đạo luật CSPA, USCIS chủ yếu giới hạn sự áp dụng những điều khoản của Đạo luật CSPA cho những trẻ quá 21 tuổi đúng hay sau ngày 6 tháng 8 2002. Nếu một trẻ quá 21 tuổi trước ngày 6 tháng 8 năm 2002, trẻ đó chỉ được hưởng Đạo luật CSPA nếu chứng minh được rằng mình đang có đơn bảo lãnh trì hoãn ngày 6 tháng 8 năm 2002 hay rằng đơn bảo lãnh đã được chấp thuận trước ngày 5 tháng 8 năm 2002, nhưng đơn xin thường trú đang chờ giải quyết ngày 6 tháng 8 năm 2002.
Hướng dẫn mới ngày 6 tháng 5 năm 2008 nói rõ rằng trẻ quá 21 tuổi trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 có thể tìm hưởng Đạo luật CSPA mặc dù không có đơn xin thường trú trì hoãn ngày 6 tháng 8 năm 2002. Hướng dẫn này áp dụng với điều kiện là chưa có kết quả dứt khoát về đơn xin thường trú trước ngày 6 tháng 8 năm 2002.
Đối với con của công dân Mỹ, hướng dẫn mới này đảm bảo rằng trẻ dưới 21 tuổi ở thời điểm nộp đơn bảo lãnh (hay ở thời điểm cha mẹ nhập tịch hay ly hôn, nếu những biến cố đó xảy ra sau ngày nộp đơn bảo lãnh), trẻ sẽ tiếp tục được xem như dưới 21 tuổi theo Đạo luậr CSPA.. Tuổi đó sẽ được khóa lại bất chấp trẻ quá 21 tuổi trước hay sau ngày 6 tháng 8 năm 2002, bất chấp đơn bảo lãnh được quyết định trước ngày 6 tháng 8 năm 2002 và bất chấp thời gian trẻ làm đơn xin thường trú sau ngày chấp thuận đơn bảo lãnh, với điều kiện là chưa có quyết định cuối cùng về đơn xin thường trú trước ngày 6 tháng 8 năm 2002.
Tất cả những trẻ khác (kể cả con của thường trú nhân hay trẻ đi kèm trong diện bảo lãnh gia đình, việc làm hay Diversity Visas) sẽ được xem là “con” nhằm mục đích di dân, nếu đơn bảo lãnh cho họ nộp trước khi họ quá 21 tuổi và ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết trước khi họ quá 21 tuổi tính theo tuổi CSPA.
Tuổi tính theo Đạo luật CSPA là tuổi của trẻ ở thời điểm visa đến lượt được giải quyết trừ thời gian đơn bảo lãnh trì hoãn. Giống như trường hợp con của công dân Mỹ, Đạo luật CSPA áp dụng mặc dù trẻ quá 21 tuổi trước ngày ban hành Đạo luật CSPA với điều kiện tuổi điều chỉnh theo Đạo luật CSPA dưới 21 và chưa có kết quả cuối cùng về đơn xin thường trú trước ngày 6 tháng 8 năm 2002.
Tuy nhiên, khác với con của công dân Mỹ, con của thường trú nhân và trẻ đi kèm phải nộp đơn xin thường trú trong vòng một năm kể từ lúc visa đến lượt được giải quyết để được hưởng Đạo luật CSPA.
Khi nhìn nhận rằng có những trẻ bị từ chối không được cho hưởng Đạo luật CSPA một cách oan uổng chiếu theo những chính sách lúc trước, USCIS chấp thuận hướng dẫn này để đảm bảo rằng những người đó có thể xin thường trú bây giờ. USCIS cho phép những người đó làm đơn xin mở lại hồ sơ (motion to reopen) bây giờ mà không cần phải trả lệ phí để xin thường trú chiếu theo Đạo luật CSPA nếu lúc trước họ bị từ chối đơn xin thường trú chỉ vì quá tuổi.. USCIS cũng cho phép những người đó nộp đơn xin hưởng Đạo luật CSPA nếu họ là người thân trực hệ (immediate relative) hay nếu visa của họ đến lượt được giải quyết đúng hay sau ngày 7 tháng 8 năm 2002 và họ đã không nộp đơn xin thường trú trong vòng một năm kể từ lúc visa đến lượt được giải quyết vì những chính sách lúc trước của USCIS không cho họ làm đơn xin thường trú.
Nhũng người nào có con ở trong trường hợp nêu trên nên liên lạc với luật sư để được giúp đỡ.
CSPA: CÁCH TÍNH TUỔI
Đạo luật CSPA bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6 tháng 8, 2002 và
được áp dụng chỉ khi thỏa một trong những điều kiện sau:
1. Hồ sơ bảo lãnh thị thực nhập cư được chấp thuận ngay/sau ngày 6/8/2002, hoặc
2. Đương đơn bị quá tuổi ngay/sau ngày 6/8/2002, hoặc
3. Đương đơn đã bị quá tuổi trước ngày 6/8/2002 nhưng đã nộp đơn xin thị thực trước khi quá tuổi và bị từ chối theo điều khoản 221(g).
Thông tin cần thiết:
1. Ngày ưu tiên của hồ sơ (Priority date)
2. Ngày hồ sơ được USCIS chấp thuận (Approval date)
3. Ngày hồ sơ đến lượt giải quyết
4. Ngày sinh (của đứa trẻ)
Cách tính:
5. Thời gian hồ sơ bị trì hoãn: Lấy ngày chấp thuận trừ ngày ưu tiên (số 2 trừ số 1)
6. Tuổi khi được giải quyết: Lấy ngày hồ sơ đến lượt giải quyết trừ ngày sinh (số 4 trừ số 3)
7. Tuổi CSPA: Lấy số 6 trừ số 5
Nhận xét:
. Nếu tuổi CSPA đúng hoặc dưới 21 thì đủ điều kiện đi theo gia đình.
. Hồ sơ nào có thời gian chờ đợi càng lâu thì càng có lợi cho việc tính tuổi CSPA.
1. Hồ sơ bảo lãnh thị thực nhập cư được chấp thuận ngay/sau ngày 6/8/2002, hoặc
2. Đương đơn bị quá tuổi ngay/sau ngày 6/8/2002, hoặc
3. Đương đơn đã bị quá tuổi trước ngày 6/8/2002 nhưng đã nộp đơn xin thị thực trước khi quá tuổi và bị từ chối theo điều khoản 221(g).
Thông tin cần thiết:
1. Ngày ưu tiên của hồ sơ (Priority date)
2. Ngày hồ sơ được USCIS chấp thuận (Approval date)
3. Ngày hồ sơ đến lượt giải quyết
4. Ngày sinh (của đứa trẻ)
Cách tính:
5. Thời gian hồ sơ bị trì hoãn: Lấy ngày chấp thuận trừ ngày ưu tiên (số 2 trừ số 1)
6. Tuổi khi được giải quyết: Lấy ngày hồ sơ đến lượt giải quyết trừ ngày sinh (số 4 trừ số 3)
7. Tuổi CSPA: Lấy số 6 trừ số 5
Nhận xét:
. Nếu tuổi CSPA đúng hoặc dưới 21 thì đủ điều kiện đi theo gia đình.
. Hồ sơ nào có thời gian chờ đợi càng lâu thì càng có lợi cho việc tính tuổi CSPA.
Khiếu nại CSPA
- Nếu HS đã đến lượt cấp visa hoặc chỉ cách khoảng 1 tuần
chậm hơn so với lịch Visa Bulletin và HS lại đang nằm tại NVC thì NBL hoặc NĐBL
có thể gởi đơn khiếu nại CSPA tại NVC. Cơ hội NVC sẽ giải quyết và add tên trẻ
CSPA vào HS để đóng tiền visa và hoàn tất các thủ tục cần thiết tại NVC luôn.
Như vậy khi HS về đến LSQ, NĐBL sẽ không phải lo lắng về việc khiếu nại CSPA
nữa.
- Nếu HS chưa đến lượt cấp visa và ngày ưu tiên của HS còn xa hơn lịch visa Bulletin 1 tháng hoặc nhiều hơn thì không nên khiếu nại CSPA tại NVC, vì NVC sẽ không giải quyết. NBL và NĐBL nên hoàn tất các thủ tục cần thiết để HS hoàn tất. Sau khi HS được chuyển về LSQ và có giấy PV, lúc đó, NĐBL phải khiếu nại CSPA tại LSQ.
- Nếu HS chưa đến lượt cấp visa và ngày ưu tiên của HS còn xa hơn lịch visa Bulletin 1 tháng hoặc nhiều hơn thì không nên khiếu nại CSPA tại NVC, vì NVC sẽ không giải quyết. NBL và NĐBL nên hoàn tất các thủ tục cần thiết để HS hoàn tất. Sau khi HS được chuyển về LSQ và có giấy PV, lúc đó, NĐBL phải khiếu nại CSPA tại LSQ.
Cách tiến hành khiếu nại CSPA tại NVC
. Viết thư khiếu nại CSPA
. Copy giấy khai sanh của người con
. Copy giấy chấp thuận I-130 (mẫu I-797), nếu không có giâý này cũng không sao.
Email các giấy trên cho NVC.
. Copy giấy chấp thuận I-130 (mẫu I-797), nếu không có giâý này cũng không sao.
Email các giấy trên cho NVC.
Liên Lạc với LSQ Hoa Kỳ tại TPHCM
Hiện nay địa chỉ Email của LSQ đã không sử dụng nữa muốn
khiếu nại:
. CSPA
. Kết hôn
. Sinh thêm con
. Ly dị
. Chưa/không đi
. Qua đơì
. Các vấn đề khác
Bạn phải vào trang dưới đây để viết thư khiếu nại; Và phải viết bằng tiếng Anh:
+ Immigrant Visa Question - Thị thực di dân hoặc
+ Non-Immigrant Visa Question - Thị thực không di dân
. CSPA
. Kết hôn
. Sinh thêm con
. Ly dị
. Chưa/không đi
. Qua đơì
. Các vấn đề khác
Bạn phải vào trang dưới đây để viết thư khiếu nại; Và phải viết bằng tiếng Anh:
+ Immigrant Visa Question - Thị thực di dân hoặc
+ Non-Immigrant Visa Question - Thị thực không di dân
USA PATRIOT
Act Series No. 3 Help for Ageouts
* Trẻ đi kèm sẽ được trừ thêm 45 ngày tuổi nếu đơn bảo lãnh nộp ngay hoặc trước ngày 11/9/2001. Nói cách khác
* Đơn I-130 nộp sau ngày 11/9/2001 sẽ không được trừ 45 ngày tuổi
* Trẻ đi kèm sẽ được trừ thêm 45 ngày tuổi nếu đơn bảo lãnh nộp ngay hoặc trước ngày 11/9/2001. Nói cách khác
* Đơn I-130 nộp sau ngày 11/9/2001 sẽ không được trừ 45 ngày tuổi
Similarly, an applicant whose twenty-first birthday occurs
after September 2001 and who is the beneficiary of a petition or application
filed on or before September 11, 2001, will continue to qualify as a child for
45 days after the applicants twenty first birthday for the purpose of
adjudicating that repeat that petition or application. There is no sunset date
in the Act for this provision, however as the class of applicants who might
benefit from this provision of Section 424 is expected to be very limited, the
provision will sunset when these few applicants have been processed.
Theo tôi được biết đạo luật này chỉ được áp dụng ở một số ít tiểu bang mà thôi, gia đình tôi ở tiều bang Virginia k được áp dụng. Cha mẹ tôi di trú sang Mỹ vào tháng 10/2007 lúc đó tôi quá 21 tuổi (23t) như vậy bây giờ tôi có khiếu nại được k ?
Trả lờiXóa