Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Kỹ thuật bơi ếch


Tại sao người ta thích bơi ếch?

Bức ảnh này xem cứ tưởng để ... thư giãn, nhưng không chỉ để thư giãn mà nó có tính triết lý khá hay...




Ai cũng biết người là động vật tiến hoá cao hơn ếch, nhưng cũng chính vì thế, trừ những điểm khác nhau, người vẫn có những nét giống ếch về hình dáng bề ngoài. Đầu và thân mình của người và ếch khi duỗi dài phân bố khá giống nhau. Người và ếch đều cùng có tứ chi. Bàn tay và bàn chân của người và ếch đều có 5 ngón. Có lẽ vì thế mà khi học bơi người thích bơi ếch chăng?
(Đùa một tý để thư giãn mà cũng là để suy nghĩ sâu hơn về cách học bơi ếch, để biết rằng muốn bơi ếch phải quan sát con ếch nó bơi nhỉ.)

Một vài video clip giúp bạn hình dung được kỷ thuật bơi ếch...



--------------
 
               
Kỷ thuật bơi Ếch


1. Khái quát chung:
- Năm 1986, luật bơi Ếch thay đổi và cho phép đầu chìm trong nước, miễn là nó nhô lên mặt nước một lần trong mỗi chu kỳ động tác. Điều luật thay đổi dẫn đến kỷ thuật cũng thay đổi. Vì vậy, bơi Ếch hiện đại cho ta một cảm giác của sự giải phóng. VĐV được tự do sử dụng cả thân mình vào trong kiểu bơi. Theo Jozsef Nagy, nhà phát minh bơi Ếch làn sóng người Hungari, “chỏm nhọn của vai xuôi theo đường thẳng của một làn sóng đối xứng”.
- Do kỷ thuật đưa tay về trước dưới nước và kiểu rút chân ếch nên bơi Ếch tạo nhiều lực cản. Vì vậy bơi Ếch luôn luôn là kiểu bơi chậm nhất trong các kiểu bơi thi đấu nhưng đòi hỏi năng lượng nhiều nhất. Tốc độ của nó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực sản sinh công suất cao của VĐV, có tương quan với trọng lượng và hình dáng cơ thể. Tuy nhiên, bơi Ếch lại là kiểu bơi quan trọng nhất trong cự ly hỗn hợp.
“Trong bơi Ếch, quạt tay để tạo sức mạnh, đạp chân để tạo tốc độ” (Mike Lawrence)
“Nguyên lý cơ bản chi phối sự phát triển đối với VĐV bơi Ếch là duy trì được tốc độ cao của bàn tay và gót chân trong lúc tập luyện” (David C.Salo)
2. Tư thế cơ thể:
- Giữ hông cao trong suốt động tác (hông không bao giờ chìm). Điều quan trọng là có rất ít chuyển động lên xuống của hông trong suốt động tác bơi.
a. Cách thực hiện:
- Chú ý 4 chữ H (Hand, Head, Hips, Heels): bàn tay, đầu, hông và gót chân ngay bề mặt nước.
- Có tư thế duỗi thẳng hoàn toàn ở mỗi động tác (vai vươn về trước càng xa càng tốt và cánh tay trên ép sát vào tai).
- Đưa cả thân mình vào động tác bơi.
b. Những lỗi thường mắc:
- Hông chìm.
3. Động tác tay:
- Không có động tác quạt về sau, tay chỉ dừng khi thẳng hàng phía trước (không dừng ở đoạn giữa đường quạt)
a. Cách thực hiện:
- Quạt ra: theo hướng về trước và rộng hơn vai, lòng bàn tay hướng ra thành hồ (ngón út nằm trên, ngón cái nằm dưới). Lưu ý: khi quạt ra cùi chỏ vẫn thẳng, nếu gập cùi chỏ sớm thì cơ thể sẽ chìm.
- Quạt vào: ngón út khởi đầu động tác. Cùi chỏ luôn giữ phía trước vai và nằm gần mặt nước. Tay tăng dần tốc độ và chỉ dừng khi đã duỗi thẳng về trước. Chú ý kết hợp với lưng nâng “Tay kéo, lưng nâng”
- Duỗi về trước: đưa vai về trước khi duỗi tay về trước. Cơ thể sẽ duỗi dài về trước bên trong chiều rộng vai để vai đến gần tai. Mắt nhìn thẳng xuống đáy hồ khi cánh tay duỗi thẳng về trước.
b. Những lỗi thường mắc:
- Đưa tay về trước quá sâu làm cho hông bị chìm.
- Không duỗi thẳng tay hoàn toàn khi duỗi về trước (khuỷu tay bị gập)
- Để lướt quá lâu, mất đi tính liên tục của động tác.
- Tay quạt về sau (thực ra chỉ có quạt ra và quạt vào)
- Tay ngừng dưới cằm.
4. Động tác chân:
- Không phải rút vào bằng đầu gối.
a. Cách thực hiện:
- Rút vào bằng gót càng gần mông càng tốt (không gập tại hông). Cẳng chân ở gần nhau ở phía trong đường hông. Bàn chân di chuyển thẳng ngay về trước, chứ không phải là lên trên và về trước.
- Chân tới mông khi vai còn nhô cao (phải giữ đầu và vai trên bề mặt nước cho đến khi đã thu chân vào). Nếu chân rút vào quá muộn, vai sẽ bị thụt xuống đột ngột tạo nên vùng lõm giữa 2 ngọn sóng trong đường đối xứng tưởng tượng của biểu đồ Nagy. Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa bơi Ếch thông thường và bơi Ếch làn sóng. Khi gần đến mông bàn chân bắt đầu lượn vòng ra ngoài cho đến khi chúng nằm phía ngoài hông và hướng thẳng ra phía sau.
- Chân đạp vòng về sau và xuống dưới khi bàn chân bẻ ra ngoài chiều rộng vai. Chân bắt đầu đạp về sau với đầu gối trước tiên. Vì vậy nó sẽ là “Đầu gối …. Bàn chân” và cái đó được gọi là “đập roi da”. Ép hai chân lại với nhau vào cuối động tác. Chú ý rằng bàn chân cũng xoay như một cái mái chèo trên “trục “ của chân. Kết thúc động tác với 2 chân sát nhau.
b. Những lỗi thường mắc:
- Rút đầu gối vào, chứ không phải rút vào bằng gót.
- Chân rút vào quá muộn khi đầu và vai đã hạ xuống.
- Không bẻ được bàn chân để chúng hướng thẳng ra phía sau.
- Chân không đạp thẳng hoàn toàn.
- Khi kết thúc không ép chân sát lại với nhau.
5. Phối hợp:
- Không có giai đoạn để trôi. Phối hợp tốt là luôn luôn giữ tốc độ liên tục: lúc tay tạo lực tiến thì chân duỗi thẳng, lúc tay duỗi thẳng thì chân đạp để tạo lực tiến. Tưởng tượng động tác đạp chân như đạp “đầu nhọn” của thân trên với cánh tay thu hẹp. Sau đó tưởng tượng động tác quạt tay như kéo “đầu nhọn” của phần chân nâng cao. Nhịp điệu bơi Ếch phải tương đương với như bơi Bướm. Không giống như nhịp điệu kéo - đạp của bơi Ếch thông thường, nhịp điệu của bơi Ếch làn sóng là kéo – lao – đạp. Động tác lao là đặc điểm độc nhất của bơi Ếch làn sóng. Lao xảy ra giữa động tác kéo tay và đạp chân; bàn tay và cẳng tay đưa mạnh về trước và song song với mặt nước.
- Có thể tóm tắt sự phối hợp trong bơi Ếch như sau:
+ Luôn bắt đầu và kết thúc bằng tư thế duỗi thẳng.
+ Tay quạt ra – đầu thấp – chân duỗi thẳng.
+ Tay quạt vào – đầu nhô – chân rút vô.
+ Tay duỗi thẳng – vai duỗi dài – chân đạp.
6. Đầu:
- Không ngẩng lên khi tay quạt ra. Điều cốt yếu là phải giữ đầu hoàn toàn ở phía dưới cho đến khi bàn tay đã kết thúc quạt vào và sắp sửa lao về phía trước, bởi vì chúng ta muốn giữ cơ thể thuôn dòng (nằm ngang) càng lâu càng tốt khi đầu nằm thấp trong nước. Đây chính là mẹo của bơi Ếch làn sóng.
a. Cách thực hiện:
- Đầu thấp khi tay quạt ra → hông giữ cao → cơ thể di chuyển về trước khi tay quạt vào.
- Đầu nhô lên để thở khi tay quạt vào.
7. Thở:
a. Cách thực hiện:
- Thở ra dưới nước, hít vào tại “điểm cao tự nhiên” của động tác (thông thường ở cuối đường quét vào của tay). Thở trong mỗi chu kỳ động tác.
b. Những lỗi thường mắc:
- Thở quá sớm (đầu ngẩng lên khi tay vừa quạt ra). 
Nguồn: yetkieuclub

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét