Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

Trẻ em vị thành niên và thẻ tín dụng

Cha mẹ thường là những người tốt nhất giúp cho con cái họ hiểu biết về tín dụng, và vì ngay cả trẻ con cũng có thể sử dụng thẻ tín dụng, việc dạy con cái về tín dụng càng sớm là điều càng tốt.
Nhiều bậc cha mẹ tin rằng cho con cái một thẻ tín dụng cũng giống như giúp chúng học hiểu cả đời cách quản lý tín dụng tốt. Dù vậy, các quyết định về tín dụng sai lầm sẽ gây ảnh hưởng đến quý vị trong nhiều năm. Các thảo luận với con cái sớm về cách sử dụng tín dụng sáng suốt có thể giúp trẻ con tránh rắc rối khi thành niên và giúp chúng biết làm thế nào để lấy lợi được nhiều nhất từ tín dụng.

Đó là quyết định của quý vị
Cho con cái một thẻ tín dụng? Điều đó chỉ có thể cha mẹ mới có thể quyết định.
Hãy nghĩ đến tuổi tác, sự trưởng thành, nhu cầu cuộc sống và phương cách tiêu thụ của gia đình.
Dù rằng thẻ tín dụng có thể được cấp cho trẻ con rất nhỏ tuổi, nhiều cha mẹ khoan có quyết định đó cho đến khi con cái họ đến tuổi thiếu niên.



Hãy tự hỏi:
  • Tôi có thoải mái với ý nghĩ con tôi sử dụng thẻ tín dụng?
  • Con tôi có thể dùng thẻ tín dụng cho những chi tiêu gì?
Ví dụ:
• Một thẻ tín dụng / thẻ trả hết có thể tiện lợi trong những lúc khẩn cấp.
• Nếu trường học của con cái quý vị tổ chức một buổi đi xa, con quý vị có thể dùng thẻ trả tiền ăn trưa.
• Nếu con cái quý vị thích lựa quần áo lấy, quý vị có thể cho phép chúng tự đi mua sắm.
  • Con của tôi có trách nhiệm đủ để làm chủ việc sử dụng thẻ tín dụng?
  • Việc cho thẻ tín dụng cho con cái có thể giúp chúng gây dựng trách nhiệm tài chánh?
Nếu quý vị quyết định cho con cái quý vị thẻ tín dụng, điều quan trọng là hiểu biết các phương cách thẻ tín dụng được cấp cho thiếu niên.
Trẻ em vị thành niên và thẻ tín dụng
Ða số các công ty phát hành thẻ tín dụng không cung cấp thẻ tín dụng cá nhân cho trẻ vị thành niên vì trẻ em không thể tham dự vào hợp đồng hợp pháp. Các phụ huynh muốn con em vị thành niên của mình có thẻ tín dung thì họ phải liên kết thẻ đó vào trương mục thẻ tín dụng của họ. Trẻ vị thành niên giữ thẻ xin thêm này được gọi là người có thẻ phụ tức additional cardholder, là người được cho phép dùng hay có trương mục hạng nhì (secondary account holder).
Chỉ có người có trương mục thẻ tín dụng chính (primary account holder) có trách nhiệm trên pháp lý về việc trả tiền. Nếu người có trương mục thẻ tín dụng chính trễ nãi trả tiền, lý lịch hạnh kiểm tín dụng của họ sẽ bị thiệt hại. Tùy vào từng vấn đề, người có thẻ hạng nhì cũng bị ảnh hưởng.
Người có thẻ phụ
Ðiều lệ cho người có trương mục thẻ tín dụng hạng nhì khác biệt nhiều tùy vào công ty ban hành thẻ:
  • Hạn tuổi tối thiểu. Một số công ty cung cấp thẻ ra điều lệ tuổi tối thiểu cho người có thẻ hạng nhì, trong khi các công ty khác thì không.
  • Số trương mục.Tùy vào công ty ban hành thẻ, người mang thẻ hạng nhì có thể được cho thẻ với số thẻ giống như số thẻ của người có thẻ chính, hay một thẻ với số khác. Số thẻ khác nhau có lợi hơn nếu thẻ bị mất hay bị đánh cắp.
  • Bản tường trình hoá đơn. Tùy vào công ty ban hành thẻ định đoạt có nên gộp chung hoá đơn tính tiền trong cùng một bản tường trình hoá đơn hay không. Việc theo dõi chi tiêu bằng thẻ dễ dàng hơn nếu các vụ giao dịch tiền bạc được liệt kê từng phần riêng biệt trong bản tường trình.
  • Tường trình tín dụng. Ða số các công ty tường trình lý lịch trả tiền của người có thẻ chính trong bản tường trình tín dụng của người có thẻ hạng nhì. Một số công ty không tường trình dữ kiện này trong bản tường trình tín dụng của người có thẻ dưới 18 tuổi.
  • Trách nhiệm. Ða số các công ty thẻ tín dụng không đòi hỏi về hạnh kiểm tín dụng hay mức lợi tức của người có thẻ hạng nhì. Người có thẻ chính đồng ý chịu trách nhiệm cho tất cả các mua sắm và rút tiền bằng thẻ của người có thẻ hạng nhì.
  • Tiếp thị. Quảng cáo nhắm vào các người có thẻ hạng nhì khác nhau tùy theo công ty. Các người dùng thẻ hạng nhì có thể nhận được các sự rao mời về thẻ tín dụng nếu như các dữ kiện về người sử dụng được báo tới văn phòng báo cáo tín dụng chính. Một số các công ty tình nguyện không phổ biến bản tường trình dữ kiện về truơng mục tín dụng của trẻ viï thành niên để tránh các quảng cáo rao mời gởi đến cho các trẻ vị thành niên.
  • Ðòi nợ. Nếu người có thẻ chính không trả được nợ thẻ tín dụng, các người đòi nợ có thể liên lạc với người có thẻ hạng nhì nhưng không thể bắt người có thẻ hạng nhì chịu trách nhiệm cho các chi tiêu trong trương mục. Các dữ kiện xấu về người mang thẻ chính có thể được báo cáo tới văn phòng báo cáo tín dụng dưới tên của người có thẻ hạng nhì. Một số công ty tín dụng không báo cáo dữ liệu tín dụng về trẻ vị thành niên. Người có thẻ hạng nhì cần phải tranh luận cho các dữ kiện về món nợ tín dụng mà mình không có trách nhiệm, và nên chống lại áp lực bắt phải trả.
Cách thức quản lý & xài thẻ tín dụng
Nhiều công ty thẻ tín dụng cung ứng cách kiểm soát và quản lý để giúp quý vị quản lý sự tiêu xài trong gia đình của quý vị.
Sử dụng mạng điện toán. Thiết lập cách đường vào trương mục thẻ tín dụng và nhà băng trên mạng điện toán để quý vị và con em của quý vị có thể theo dõi sự tiêu xài của mình. Nếu quý vị biết tiền còn lại trong trương mục, quý vị sẽ ít bị ở trong trường hợp xài quá ngân quỹ, phải trả tiền phạt vì tiêu quá mức ấn định hay trực diện với các hoá đơn nặng tiền vào cuối chu kỳ hoá đơn tính tiền.
Bản tường trình. Thẻ tín dụng, các thẻ trả hết (charge cards) và thẻ khấu trừ (debit cards và một số thẻ trả tiền trước – prepaid cards) liệt kê tất cả các mua sắm trong bản tường trình mỗi tháng, và nhiều công ty cho quý vị theo dõi trên mạng điện toán các vụ mua sắm chưa vào hoá đơn tính tiền giữa các bản tường trình. Một số các công ty cung ứng bản tường trình cuối năm liệt kê các sự mua sắm và quá trình trả tiền để cho quý vị thấy quý vị đã tiêu tiền ở đâu. Một số các công ty cho quý vị theo dõi các giao dịch tiền bạc theo từng tiết mục.
Cảnh báo. Nhiều công ty ban hành tín dụng cung ứng dịch vụ cảnh báo để thông báo cho quý vị biết khi quý vị xài gần hết tín dụng hay khi quý vị xài một khoản tiền nào đó trong thẻ. Quý vị có thể lập ra một hệ thống cảnh báo nhắc nhở hay cảnh giác cho các ngày trả tiền, trả tiền tự động, tiền còn ít, rút tiền hay sinh hoạt không theo mẫu mực. Quý vị có thể dùng phương tiện cảnh báo bằng e-mail, điện thoại, hay qua cách PDA (personal digital assistant) tức trợ giúp cá nhân bằng điện số.
Máy tính tiền. Máy tính trên mạng điện toán là công cụ giáo dục đối tác tốt nhất. Nó cho con em của quý vị biết thời gian mất khoảng bao lâu để trả hết tiền cho một thẻ tín dụng nào đó hay so sánh tiền lời quý vị nợ dựa theo thời gian mượn và lãi xuất.
Thẻ trả hết (charge cards). Một số người nhận thấy thẻ trả hết dễ kiểm soát vì nó buộc người mua phải trả hết nợ mỗi tháng. Vì thẻ này không có giới hạn trước sự tiêu xài, nó có thể là sự lựa chọn tốt cho người đi du lịch hay cho các mua sắm quan trọng.
Tiến hành trả tiền nợ thẻ tín dụng
Sẽ mất khoảng 106 tháng (gần 9 năm) để trả hết $1,000 mỹ kim nợ thẻ tín dụng với 15% tiền lời bằng cách trả tiền tối thiểu hàng tháng tương đương với 3% tiền nợ.
Lãi xuất có thể cộng thêm $576 vào số tiền nợ $1,000.
Thay vào đó, nếu quý vị trả $40 mỗi tháng, nó sẽ mất khoảng dưới ba năm để trả hết, với tốn phí tiền lời là $206. Nguồn cung cấp: Bankrate
Tín dụng cho lứa tuổi 18 trở lên
Để có thể mở một trương mục thẻ tín dụng, những người trẻ trong khoảng tuổi từ 18 đến 21 phải chứng tỏ họ có khả năng trả tiền, hay họ cần phải có thêm một người ký tên chung. Các công ty cấp thẻ cho phép người lớn có tín dụng tốt được ký tên chung trong trương mục của người trẻ.
Khi quý vị ký tên chung trong một trương mục thẻ tín dụng hay mượn tiền, quý vị chịu trách nhiệm cho món nợ trước pháp luật. Hồ sơ tín dụng của quý vị có thể bị thiệt hại nếu tiền nợ chưa trả.
Một khi là người ký tên chung, quý vị phải viết giấy đồng ý trước khi người trẻ dùng thẻ tín dụng có thể xin tăng mức giới hạn tín dụng. Yêu cầu người trẻ này chia sẻ thông tin về trương mục với quý vị, để quý vị có thể đi sâu xát trương mục và hạn chế các hậu quả xấu đến hồ sơ tín dụng của quý vị bằng cách trả tiền nợ thẻ.
Các sự thay thế thẻ tín dụng khác
Thẻ tín dụng không phải là phương thức thuận tiện duy nhất để trả tiền:
Các thẻ trả hết (charge cards), giống như thẻ tín dụng, cho quý vị xài thẻ để mua sắm. Quý vị phải trả tiền trong hoá đơn mỗi tháng, nó tránh khỏi phải trả tiền lời và giúp quý vị quản lý sự tiêu xài của mình. Không giống như thẻ tín dụng, quý vị không thể còn mang nợ trong thẻ trả hết này.
Các thẻ khấu (debit cards), trừ giống như thẻ tín dụng nhưng tiền đã tiêu được rút ra từ trương mục ngân phiếu của quý vị. Các thẻ khấu trừ có thể được dùng để mua hàng hay rút tiền mặt. Nếu quý vị muốn loại này, tìm loại trương mục cho giới trẻ có đi theo với một thẻ khấu trừ.
Các thẻ trả tiền trước (prepaid cards) cũng còn được gọi là thẻ lưu giá trị, giống như thẻ tín dụng hay thẻ khấu trừ nhưng chỉ dự trữ số tiền quý vị chọn cho vào thẻ. Thẻ cũng có thể được dùng để rút tiền tại máy rút tiền tự động ATM hay mua hàng tại các tiệm có nhận các thẻ tín dụng.
Các thẻ bảo đảm (secured cards) là cách cho người không có lý lịch hạnh kiểm tín dụng muốn tạo dựng hạnh kiểm tín dụng. Ðây là các thẻ quý vị ký thác tiền với công ty ban hành thẻ. Nếu quý vị không trả tiền nợ thẻ, tiền ký thác của quý vị sẽ bị mất.
Các hướng dẫn nên chia xẻ với trẻ em
  • Duyệt qua các bản tường trình trương mục nhà băng và các hoá đơn thẻ tín dụng thật kỹ. Tranh luận về các mua sắm không phải của mình trong vòng 60 ngày. Giữ các biên lai và đọ nó với các bản tường trình.
  • Ðừng cho mượn thẻ tín dụng, thẻ trả hết hay thẻ khấu trừ. Quý vị có thể bị chịu trách nhiệm các mua sắm xài bằng thẻ.
  • Trả hơn số tiền tối thiểu hàng tháng; ngay cả trả thêm vài đồng cũng tốt. Trả tiền tối thiểu hàng tháng có nghĩa là thời gian sẽ mất lâu hơn để trả hết tiền quý vị nợ và số tiền lời sẽ tăng lên cho quý vị.
  • Trả đúng hạn, vì tiền trả trễ có thể tăng lãi xuất tiền lời của quý vị và nó mang ảnh hưởng xấu cho lý lịch tín dụng của quý vị.
  • Một lý lịch tín dụng xấu có thể ảnh hưởng đến đời sống của quý vị. Quý vị có thể khó mượn được tiền, mướn chung cư hay ngay cả tìm việc làm.
Trẻ em xa nhà
Chuyến đi chơi do nhà trường tổ chức, du lịch Âu Châu hay đi dạo phố thương mại, các phụ huynh muốn biết con em của họ có đủ tiền để chi dùng.
Thẻ tín dụng, thẻ trả hết, và khấu trừ. Tất cả đều được nhận, nó có thể được dùng để lấy tiền mặt và có thể thay thế nhanh chóng nếu bị mất hay đánh cắp. Trước khi đi các chuyến du lịch quốc tế, kiểm xem các máy rút tiền tự động sẽ nhận số thẻ mật mã cá nhân (PIN) của quý vị. Căn dặn các người trẻ đừng biên số PIN trên các thẻ hay giữ trong ví.
Các thẻ trả trước. Nhiều công ty cung ứng các thẻ trả trước để mua hàng hay để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM. Quý vị có thể bỏ tiền và bỏ thêm nữa vào các thẻ này bằng cách dùng tiền trong trương mục nhà băng hay thẻ tín dụng. Trước khi quý vị mua một thẻ trả trước, nên biết cho chắc là tiền trong thẻ có thể được thế vào nếu thẻ bị mất hay đánh cắp.
Chi phiếu người viễn du (traveler’s checks). Ðối với các chuyến đi chơi xa nhiều ngày, chi phiếu cho người viễn du có thể là một lựa chọn. Hỏi công ty tín dụng hay hội xe cộ nếu họ có cung ứng bất kỳ các giá đặc biệt về chi phiếu người viễn du. Chi phiếu người viễn du hiện nay phát hành bằng giấy hay bằng thẻ.
Chi tiêu và tiết kiệm
Muốn và cần. Giải thích sự khác biệt giữa cái muốn và cái cần là một bài học quan trọng để giúp các người trẻ khai triển việc quản lý tiền bạc và thói quen tiêu tiền cho khôn ngoan.
Cái muốn là những vật quý vị muốn có nhưng sống dễ dàng mà không có nó, như một đồ chơi video mới hay một ly sinh tố giá $4 mỹ kim. Cần là những thứ quý vị không thể sống thiếu nó, như đồ ăn, chỗ ở và đi làm. Quý vị có thể tiết kiệm tiền bằng cách sống thiếu những thứ mình muốn nhưng không thật sự cần.
Ðặt ra sự hạn chế. Nếu con em của quý vị có thẻ tín dụng tùy thuộc vào trương mục tín dụng của quý vị, nên có sự đồng ý với con mình về mức giới hạn chi tiêu trước khi quý vị đưa thẻ cho con. Nên quan tâm đến việc yêu cầu con em của quý vị tự trả cho các vụ tiêu xài – hay có thể yêu cầu chúng nó chỉ trả cho các món hàng đặc biệt.

Nói về tiền: Có nhiều cơ hội để dạy con em của quý vị về tiền.
  • Ðưa cho trẻ em nhỏ tuổi hơn một con heo đất để nó dành dụm tiền mua đồ chơi nó muốn. Ðiều này cho con em thấy không phải lúc nào mình cũng phải mua ngay món hàng – mình có thể để dành tiền mua nó.
  • Khi đi tới tiệm bán hàng, tạo trò chơi so sánh mua sắm bằng cách hỏi con em quý vị tìm các món hàng đang hạ giá.
  • Lần sau nếu con em của quý vị đòi hỏi một món hàng đắt tiền, nói về chuyện phải cần bao nhiêu giờ làm việc để kiếm đủ tiền mua nó.
Nguồn Consumer Action

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét