1. Khái quát chung:
- Bơi Bướm được phát triển từ kiểu
bơi Ếch cổ điển của thập kỷ 30. Nó trở thành kiểu bơi thứ IV được công
nhận với luật quốc tế vào đầu năm 1953. Nó là kiểu bơi nhanh thứ II sau
kiểu bơi Trườn sấp bởi vì hầu hết sự chuyển động cơ bắp của Bướm tương
tự như kiểu trườn sấp.
- Bướm là 1 kiểu bơi hoàn mỹ. Tất cả
các bộ phận của nó đều ăn khớp với nhau và tất cả đều cần thiết (không
có gì là phụ). Vì vậy, hơn hẳn so với các môn khác, bơi Bướm dựa vào kỷ
thuật hiệu quả. Người ta thường nói kỷ thuật bơi Bướm của 1 VĐV hoặc
đúng hết hoặc sai hết. KHÔNG BAO GIỜ DÙNG bơi Bướm để trừng phạt VĐV.
- Xét về kiểu bơi tập luyện, bơi
Bướm có sự chuyển đổi tích cực sang 3 kiểu còn lại. Bơi Bướm đẩy mạnh
việc sử dung thành thạo tác dụng đòn bẩy và phát triển cơ bắp, chưa kể
đến việc cải thiện cảm giác nước. Một khi đã nắm được nhịp điệu tự nhiên
của động tác thì bơi Bướm sẽ trở thành một kiểu bơi dễ dàng, đẹp mắt
và thú vị.
- Thật sự bơi Bướm không khó như mọi người tưởng, nếu như luôn luôn ghi nhớ trong đầu là sử dụng cơ thể
của mình để bơi và không cho phép tay hoặc chân chi phối. Nhịp điệu và
phối hợp trong bơi Bướm có tầm quan trọng sống còn và câu châm ngôn của
VĐV bơi Bướm là “hông nhô cao khi bàn tay vào nước” sẽ tạo một cơ chế phối hợp đơn giản và dễ dàng để ai cũng có thể bơi Bướm đúng kỷ thuật.
-“Bơi Bướm không khó nếu biết dùng cơ thể để bơi” (Mark Schubert)
-“Sự thách thức lớn nhất khi bơi Bướm là giữ nhịp điệu đều” (Alex Baumann)
2. Tư thế cơ thể:
- Cách thực hiện: Bướm là kiểu bơi mang tính nhiệp điệu. Nhịp điệu đó đến từ tư thế cơ thể. Người ta còn gọi bơi Bướm là bơi bằng thân. Tư thế cơ thể trong bơi Bướm có thể tóm tắt là: “Vai xuống – hông nhô cao; vai cao – hông hạ thấp” tuy nhiên uốn sóng bao nhiêu là vừa ? Điều quan trọng là cơ thể cần được uốn tới trước để di chuyển xuyên qua một khối nước tương đối hẹp ngay ở phía dưới mặt nước sao cho cơ thể không phải lặn tới trước (uốn quá sâu) và cũng không di chuyển tới trước ở ngay mặt nước (uốn quá cạn hoặc cắt bớt sóng).
- Những lỗi thường mắc: phối hợp tay chân không đúng nên làm mất “nhịp sóng” hay làm cho sóng thân bị “giật cụt”.
3. Động tác tay:
- Cách thực hiện: quạt tay theo hình lỗ khóa hay chữ Y.
+ Vào nước: ngay vai – lòng bàn tay hướng ra ngoài (VĐV càng có sức mạnh càng vào nước gần trục giữa).
+ Quạt ra ngoài: (tỳ nước) ấn ngực -
duỗi dài từ vai để tay tách ra phía ngoài vai và hướng ngược trở lên
mặt nước (tại vị trí tỳ nước, cùi chỏ được giữ cao và VĐV không nhìn
thấy bàn tay vì đầu nằm dưới cánh tay) .
+ Quạt vào trong: không được bắt đầu đến khi động tác đập chân đã chuyển hướng mông đến bề mặt nước.
+ Quạt lên: càng về sau càng nhanh.
+ Vung trên không: gần như thẳng – cách khỏi mặt nước. Tuy nhiên cánh tay hơi gập khi vung qua đầu.
- Những lỗi thường mắc:
+ Không tách tay rộng hơn vai trước khi kéo (phải kéo theo hình lỗ khoá).
+ Kéo tay không tăng tốc ở đoạn cuối.
4. Động tác chân:
- Cách thực hiện: hai chân hoạt động chung như một chân vịt bản lớn và được phối hợp với động tác uốn sóng tự nhiên cùa cơ thể. Bắt đầu từ hông, đập lên bằng mặt sau của đầu gối (đầu gối hoàn toàn thẳng trong động tác đưa chân lên vì khi ấy hông đang nổi cao trên mặt nước) và đập xuống bằng mặt trước của đầu gối (người mới tập ít khi gập đủ chân để đập xuống). Động tác đập chân Bướm càng về sau càng mạnh, dứt khoát như vút bằng roi da với nhịp cách đều (Vút – Vút). Cả hai chân trong bơi Bướm phải đập mạnh như nhau. Kết thúc đập xuống với chân duỗi thẳng hoàn toàn (độ sâu của bàn chân khi đập xuống rất quan trọng)
- Thời điểm thực hiện động tác chân:
+ Chân I: khi tay vào nước hông cao hơn đầu và vai. Điểm quan trọng: hông phải lướt trên mặt nước trong lần đập xuống đầu tiên.
+ Chân II: khi tay quạt lên, giúp
cho hông cao khi tay di chuyển trên không. Sự kết hợp của “hông cao” và
“chân duỗi thẳng” làm cho cơ thể “bay xa” trên bề mặt nước.
- Những lỗi thường mắc:
+ Chân đập so le.
+ Chân chỉ đưa lên chứ không đập vút xuống.
+ Gập đầu gối để co chân lên (chứ không phải đập lên bằng mặt sau đầu gối).
+ Chỉ đập một chân trong chu kỳ tay.
+ Đâp chân không tăng tốc ở đoạn cuối (không có động tác “vút roi”).
+ Vội vàng gập đầu gối nên không có tư thế bay (hông cao – chân duỗi thẳng)
5. Phối hợp:
Chỉ cần nhớ câu “hông nhô cao khi bàn tay vào nước” là đảm bảo động tác phối hợp đúng và chính xác. Khi vào nước cố gắng đầu – thân – cánh tay vào nước như một khối thống nhất (lưng thẳng từ đầu đến cuối cột sống).
6. Đầu:
- Cách thực hiện: có ý nghĩa “sống còn” trong bơi Bướm. Sự phối hợp chính xác của đầu – tay – chân đảm bảo cho hông luôn luôn nhô cao trong nước. Bơi Bướm “mất hông” rất khó đạt tốc độ cao. Đầu luôn luôn thẳng hàng với thân trong suốt quá trình bơi.
+ Mặt nhìn xuống khi tay quạt ra ngoài.
+ Cằm hơi nâng lên (mắt nhìn về phía trước) khi tay quạt vào trong.
+ Cằm nhô khỏi mặt nước khi tay quạt lên (về sau – ra ngoài).
+ Đầu cuối xuống khi tay vung ngang
vai để tay vào nước đổ vào nước theo trọng lực (điều này giúp hỗ trợ
chuyển động sóng của cơ thể).
- Những lỗi thường mắc: khi tay vung ngang vai đầu chưa cuối xuống (đầu phải xuống trước tay).
7. Thở:
- Cách thực hiện: chính sức mạnh của động tác chân, chứ không phải động tác tay giúp cho bạn thở. Thở khi đang bay là yếu tố kỷ thuật quan trọng nhất của động tác, vì vậy nâng người quá cao khi thở sẽ làm mất tư thế của cơ thể. Thở phải liên kết đồng bộ với chuyển động thân. Nên thở hai chu kỳ tay một lần (một nín - một thở) để duy trì tư thế cơ thể tốt hơn (thở nhiều làm bạn bơi như “lên dốc”). Thở bằng cách đưa cằm về trước như “gân cổ cãi với ai”
- Những lỗi thường mắc: không bơi một nín - một thở (người sẽ dựng đứng và chân mau mệt)
(nguồn:Yetkieuclub)
------
Các video tham khảo:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét