Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Thẻ tín dụng (Credit card)

Trong túi đa số người dân ở Mỹ có ít nhất một thẻ tín dụng (credit card), nhiều người thường có hai hoặc ba.

Đó là tấm thẻ bằng nhựa cỡ 3-1/8 inch x 2-1/8 inches, gồm các thông tin cá nhân như chữ ký hoặc hình, cho người có tên được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ rồi sau đó trả tiền theo định kỳ. Ngày nay, thông tin trên thẻ được đọc bằng máy ATM (automated teller machine), máy điện toán, hoặc máy ở ngân hàng và tiệm bán hàng.



Thẻ tín dụng xuất xứ từ Hoa Kỳ vào thập niên 1920, nhưng là loại ưu đãi. Các khách sạn, các công ty dầu mỏ cấp phát thẻ cho khách hàng để mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Sau Thế chiến II, thẻ tín dụng được dùng nhiều hơn.

Còn loại thẻ tín dụng phổ thông - dùng được ở nhiều tiệm, nhiều công ty – là do Diners Club Inc. cho ra đời năm 1950. Trong hệ thống này, công ty cấp thẻ charge người có thẻ một số tiền lệ phí hàng năm và bill cho họ theo định kỳ hàng tháng hay hàng năm.
Một loại thẻ phổ thông khác với khẩu hiệu "Don't leave home without it! (Đừng ra khỏi nhà mà không mang theo)" của công ty American Express ra đời năm 1958.
Tiếp theo đó là thẻ tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng credit (cộng tiền vào) trương mục của tiệm khi nhận được hóa đơn gởi tới từ tiệm bán hàng cho khách  - tiệm rất thích vì được trả tiền ngay -, rồi thu các hóa đơn lại để tính tiền cho khách hàng vào cuối chu kỳ. Đến lượt khách hàng, sẽ trả cho ngân hàng toàn bộ số tiền nợ hoặc trả góp với tiền lời (carrying charges).
Chương trình đầu tiên gọi là BankAmeriCard, bắt đầu trên toàn quốc năm 1959 do Bank of America tại California khởi xướng. Hệ thống này phát triển ra các tiểu bang khác từ năm 1966 và đổi tên thành Visa năm 1976.
Tiếp đến một thẻ tín dụng lớn khác của ngân hàng là MasterCard, tên cũ là Master Charge. Nhiều ngân hàng nhỏ trước kia cấp thẻ tín dụng tại địa phương, nay liên kết với các ngân hàng trong nước hoặc quốc tế để phát hành toàn quốc.
Những con số trên thẻ tín dụng
Các công ty cấp thẻ tín dụng toàn quốc dùng hệ thống ANSI Standard X4.13-1983 để đánh số thẻ:
1. Số đầu tiên cho biết hệ thống:
 - dành cho thẻ du lịch/giải trí (như American Express, Diners Club);
 - dành cho Visa;
 - dành cho MasterCard;
 - dành cho Discovery
2. Cấu trúc của số thẻ thay đổi tùy theo hệ thống. Chẳng hạn American Express bắt đầu bằng 37, Carte Blanche và Diners Club bằng 38.



- American Express - Số thứ 3 và 4 là loại thẻ và tiền; số thứ 5 đến 11 là số trương mục; số thứ 12 đến 14 là số thẻ trong trương mục; số thứ 15 là số kiểm soát.
- Visa - Số từ thứ 2 đến 6 là số ngân hàng, số thứ 7 đến 12, hoặc 7 đến 15, là số trương mục; số thứ 13 hoặc 16 là số kiểm soát.
- Master Card – Số từ 2 đến 3, từ 2 đến 4, từ 2 đến 5, hoặc từ 2 đến 6 là số ngân hàng (tuỳ theo con số thứ 2 là 1, 2, 3 hoặc khác). Những số sau số ngân hàng cho đến số thứ 15 là số trương mục, số thứ 16 là số kiểm soát.
Con số cuối cùng trên thẻ tín dụng là số kiểm soát (check digit), dùng để khẳng định tính chất xác thực của số thẻ, ngăn ngừa những người cố tình tạo ra những số giả, đồng thời cũng để tránh những sai sót khi ghi số thẻ.
Nhiều thẻ còn ghi năm cấp phát và ngày hết hạn, cũng như những mật số an toàn.
Khi mua hàng qua điện thoại hoặc trên mạng, thường bạn phải cho biết mật số an toàn này. Số an toàn nằm ở các vị trí sau đây:
- American Express: 4 số in phía trên dãy số thẻ, nằm về phía bên mặt.
- Visa. Master và Discover: 3 số in sau 4 số cuối thẻ, nằm dưới ô chữ ký.
Mật số an toàn không in nổi như số thẻ, không có trong giải băng từ tính ở mặt sau, không xuất hiện trên các hoá đơn hoặc tờ statement gửi cho bạn trả tiền, mà chỉ có người cầm thẻ mới biết được. Do đó khi bạn cho người bán hàng mật số này là bạn xác nhận mình là người mua hàng và là chủ nhân của thẻ.


Băng từ tính

Mặt sau thẻ credit có một băng từ tính (magnetic stripe, gọi tắt là magstripe), gồm những hạt nhỏ li ti, mỗi hạt là một thanh nam châm dài khoảng 1/20 triệu của 1 inch.
Băng từ tính trên thẻ credit thường có ba track, mỗi track rộng khoảng 1/10 của 1 inch. Trên băng có các dữ liệu như: số thẻ, tên, mã số quốc gia, ngày hết hạn, số tiền tín dụng...
Khi người bán hàng “cà” thẻ trên máy đọc, nhu liệu trong máy POS (point of sale) của tiệm gọi cho một acquirer. Đây là một tổ chức nhận yêu cầu của tiệm xin xác nhận thẻ và hứa trả tiền cho tiệm. Tổ chức này liền kiểm soát xem số thẻ, ngày hết hạn, số tiền hạn chế trên băng từ tính có chính xác không. Tất cả tiến trình được thực hiện với tốc độ từ 1,200 đến 2,400 bits một giây đồng hồ (bps).


An toàn khi dùng thẻ


- Ký tên trên thẻ ngay sau khi nhận được
- Đừng bỏ lại receipts sau khi dùng thẻ ở các máy ATM, vì trên đó có thể có số thẻ và số PIN.
- Nhớ lấy lại thẻ sau khi mua hàng. Một thói quen để không quên là cầm ví còn mở trên tay cho đến khi lấy lại thẻ.
- Lập một danh sách các thẻ đang sử dụng với số thẻ, số điện thoại để nếu thẻ bị mất có thể gọi báo ngay cho nơi cấp.
- Kiểm soát bản statement hàng tháng để biết chắc các món chi tiêu là do bạn mua sắm. Thông báo ngay cho nơi cấp nếu thấy sai lạc.

1 nhận xét:

  1. Thẻ tín dụng là gì xem thông tin và kiến thức mở thẻ tín dụng tại đây
    http://thebank.vn/tim-va-so-sanh-the-tin-dung

    Trả lờiXóa